Cha mẹ hay thậm chí cả những người thân thuộc, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của một đứa trẻ. Chính vì thế dù trong những tình huống tưởng chừng như đơn giản nhất các bậc làm cha làm mẹ cũng nên cẩn trọng, lấy việc làm gương, làm mẫu tốt cho trẻ lên hàng đầu.
Bạn không cần dạy con bằng những bài học đao to búa lớn, mà chỉ cần những buổi trò chuyện nhẹ nhàng, giúp con nhận biết ra vấn đề và tự mình rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Cha mẹ chỉ cần quan tâm đến con, chú ý đến con, nắm bắt được tính cách con, để dễ dàng dạy dỗ điều hay lẽ phải. Trò chuyện cùng con, hoặc đưa ra các tình huống để con dễ hình dung, mà tự rút ra bài học cuộc sống quý giá cho bản thân. Bên cạnh đó, bố mẹ thông minh luôn biết cách lồng ghép bài học dạy con tự lập vào trong những trải nghiệm thực tế.
10 câu chuyện khá hay và thiết thực sau đây sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình dạy dỗ con trẻ.
1. Bài học dạy con tính có trách nhiệm:
“Con xin lỗi cái bàn đi”
Khi con trai được 2 tuổi. Một ngày nào đó, đầu đụng phải góc bàn, đầu sưng một cục, khóc òa lên.
Hơn 1 phút sau, tôi đi đến chiếc bàn và hỏi:
“Cái bàn à, là ai đụng bàn đau thế? Sao khóc lóc thương tâm thế kia?
Con trai ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn tôi. Tôi sờ sờ cái bàn, hỏi con trai rằng:
“Là ai vậy? Là ai đã đụng chiếc bàn?”
“Con, ba ơi, là con đụng!”
“Ồ, là con đụng à, vậy con không mau nghiêng mình với cái bàn, nói tiếng xin lỗi đi!”.
Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.
Từ đó, con trai đã học được tính có trách nhiệm và đảm đương!
2. Bài học dạy con tính cẩn thẩn
“Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”
Con trai 5 tuổi. Chập tối dẫn con đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ, dưới cầu nước trong thấy được cả đáy, nước chảy cuồn cuộn.
Con trai ngẩng đầu nhìn tôi: “Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”. Tôi có phần sửng sốt.
“Được thôi, ba sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút”.
Về nhà, con trait hay quần áo xong, nhìn thấy một chậu nước trước mặt, ngơ ngác không hiểu.
“Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều này con không hiểu sao?”. Con trai gật đầu.
“Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện một chút, xem thử con có thể vùi đầu được bao lâu”. Tôi nhìn đồng hồ. “Bắt đầu!”. Con trai vùi mặt vào trong nước, hào khí ngất trời. Chỉ được 10 giây:
“Úi trời, ba ơi, sặc nước rồi, khó chịu thật”.
“Vậy sao? Một chút nhảy xuống sông, có thể sẽ làm khó chịu hơn nhiều đấy”.
“Ba ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không?”
“Được thôi, không đi thì không đi”.
Từ đó, con trai đã học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, suy nghĩ cho kỹ rồi mới làm.
3. Bài học dạy con những gì nên làm và chưa nên làm
“Con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng?”
Con trai 6 tuổi, ham ăn. Một buổi tối nọ, tan học đi ngang qua McDonald’s, dừng bước:
“Ba ơi, McDonald’s kìa!” (Thèm chảy cả nước miếng).
“Ừm, McDonald’s, muốn ăn không?”
“Muốn ăn!”
“Con trai, một người muốn ăn là ăn ngay gọi là “cẩu hùng” (gấu chó), thèm ăn mà có thể không ăn, thì gọi là anh hùng”.
Rồi nói tiếp: “Con trai, con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng đây?”
“Ba, con đương nhiên muốn làm anh hùng”.
“Tốt, vậy anh hùng khi muốn ăn McDonald’s sẽ thế nào?”
“Có thể không ăn!” (Rất kiên định).
“Quá xuất sắc! Anh hùng, về nhà thôi!”
Con trai chảy nước miếng, theo tôi về nhà. Từ đó về sau, con trai đã học được những gì nên làm và những gì không nên làm, chống lại được cám dỗ
4. Rèn cho con tính tự lập
Rèn cho con tính tự lập luôn là một trong những bài học đầu đời mà hầu hết mọi bố mẹ đều muốn dạy cho con, nhưng không phải ai cũng biết cách. Bởi khi nhìn con vụng về, lóng ngóng hoặc làm sai việc thì tâm lý của bố mẹ lại chỉ muốn lao vào giúp con hoặc thậm chí là làm hộ con luôn cho xong. Đối với những bố mẹ thông minh họ sẽ không bao giờ làm như vậy.
Cậu bé vung dây của một chiếc cần câu đồ chơi xuống hồ và rất bất ngờ khi cá cắn câu. Cậu con trai liên tục nhờ bố giúp đỡ, muốn bố kéo giúp chiếc cần câu với con cá lên. Tuy nhiên, ông bố kiên trì hết sức, chỉ đóng vai trò làm người quan sát và cổ vũ ở ngay bên cạnh, không ngừng bảo con: “Cuộn lên nào! Cuộn lên nào con trai!”.Dù cho nếu bố bắt tay vào làm hộ con trai thì chỉ mất vài tích tắc và đảm bảo thành công.
Thế nhưng, ông bố tuyệt vời này lại tận dụng cơ hội để dạy cho con trai về tính tự lập, tự trải nghiệm để thu nhận được kết quả. Anh không giúp con mà chỉ ở bên hướng dẫn: “Lùi lại con! Lùi lại, lùi lại nào!”, rồi lại bảo con cuộn lên và không quên động viên: “Giỏi lắm con trai!”. Và với sự tận tình của bố, cậu con trai cũng không phụ lòng bố một chút nào, cậu liên tục làm theo lời bố và cuối cùng đã thành công: kéo được con cá lên bờ
Đương nhiên vì được tự mình làm hết mọi việc nên thành quả nhận được lại càng tuyệt vời hơn rất nhiều, bởi nó hội tụ của sự cố gắng, niềm háo hức, hi vọng và cả sự động viên của người bên cạnh nữa. “Đây là con cá đầu tiên trong cuộc đời con!”, cậu bé cười sung sướng và nói lớn theo lời người chị. Có thể nhìn thấy trên mặt cậu bé là sự rạng rỡ vô cùng sau khi trải qua một trải nghiệm khó quên.
Và nếu như không có người bố thông thái ở bên cạnh, thì có lẽ trải nghiệm này chưa chắc đã tuyệt vời được đến thế!
Bài học nhận được qua buổi đi câu của gia đình nhỏ này là gì? Là bất cứ khi nào có cơ hội, bố mẹ hãy kiềm chế, kiên nhẫn và thể hiện sự khôn ngoan của mình để lồng ghép những bài học về tính tự lập vào dạy con. Bởi nhờ thế, con sẽ hào hứng với kết quả đạt được và thấy tự tin hơn rất nhiều lần khi chính mình đã hoàn thành một việc nào đó.
5. Dạy con bỏ thói trút giận lên người khác
“Khóc xong rồi hãy gõ cửa”
Con trai 3 tuổi. Vô cớ khóc lớn, tôi hỏi:
“Sao vậy, chỗ nào không khỏe hả con?”
“Không có”.
“Vậy sao lại khóc?”
“Con chỉ muốn khóc thôi!” (Rõ ràng làm nũng).
“Được thôi, con muốn khóc thì ba không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây không thích hợp lắm, sẽ làm phiền mọi người nói chuyện, bà tìm một chỗ cho con, con một mình khóc cho đã, khóc đủ rồi mới gọi mọi người”.
Nói xong, đem nhốt con ở phòng rửa tay: “Khóc xong rồi hãy gõ cửa”.
2 phút sau, con trai đạp cửa: “Ba ơi, ba ơi, con đã khóc đủ rồi!”.
“Tốt, khóc xong rồi à? Khóc xong rồi thì đi ra đi”.
Kể từ hôm đó, cho đến tận năm 18 tuổi, con trai không còn học thói thao túng và trút giận lên người khác