Các bậc cha mẹ luôn để mắt và cố bảo vệ con trẻ mọi lúc mọi nơi, nhưng cuộc sống luôn bận rộn rồi sẽ có lúc khiến bạn sao nhãng. Cách tốt nhất bảo vệ con trẻ là dạy chúng những kỹ năng sinh tồn cần thiết. Hãy tham khảo những kỹ năng dưới đây cha mẹ nhé !
1. Dạy cho con nhớ một số điện thoại quan trọng
Các bậc cha mẹ cần hướng dẫn con ghi nhớ số điện thoại của mình, nhớ địa chỉ nhà và thường xuyên nhắc lại hàng ngày để kiểm tra để phòng khi trẻ bị lạc. Việc làm này vừa giúp trẻ tự tin hơn khi gặp nguy hiểm và cha mẹ cũng bớt phần lo lắng.
Ngoài ra, nếu cẩn thận hơn cha mẹ hãy làm một chiếc thẻ có ghi số điện thoại và địa chỉ nhà mình đặt trong balo của trẻ hoặc trong túi quần áo khi đi đến nơi đông người.
2. Dạy trẻ biết phải làm gì khi bị lạc cha mẹ ?
- Hãy dạy con đứng yên tại chỗ, luôn bình tĩnh và không được sợ hãi, khóc lóc rồi gọi tên bố mẹ, hãy nhớ dạy con nhớ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ nhà nữa bạn nhé.
- Nếu bước đầu tiên không ổn thì hãy dạy con tìm đến những người có thể tin tưởng như các chú mặc đồng phục cảnh sát, nhân viên an ninh hoặc bảo vệ và đọc số điện thoại để gọi cho bố mẹ.
Ngoài ra, một mẹo nhỏ cũng khá hữu ích khi cho con đi chơi ở chốn đông người là hãy đưa cho trẻ chiếc còi đồ chơi và dặn chúng thổi mỗi khi bị lạc bố mẹ, bởi vì bạn có thể nghe âm thanh của chiếc còi từ khá xa đó.
3. Dạy con tuyệt đối không được nghe lời người lạ.
Hiện nay có rất nhiều trường hợp giả vờ người quen lân la trò chuyện để rồi bắt cóc trẻ hoặc có những hành vi mờ ám. Do đó, hãy dạy trẻ tránh tiếp xúc với người lạ và không lên ở lâu những nơi công cộng một mình, đi đâu cũng rủ bạn đi theo để phòng tránh rủi ro.
Cha mẹ hãy tự tạo ra những tình huống giả định khi trẻ gặp người lạ để trẻ biết cách phản ứng sao cho đúng nhất. Hãy dặn trẻ chỉ nên tiếp xúc với người thật sự tin tưởng như bố mẹ, ông và và anh chị em hoặc những người mà cha mẹ dặn dò.
Ngoài ra, hãy dạy trẻ tuyệt đối không được nhân quà từ người lạ khi bố mẹ chưa cho phép. Hướng dẫn trẻ những kỹ năng từ chối khéo khi có người lạ mặt cho quà.
4. Hãy dạy trẻ hét to khi gặp nguy hiểm.
Hãy nói cho trẻ biết rằng có thể hét lên thật to khi cần thiết, trường hợp khi có người lạ dắt trẻ đi thì chúng phải biết mình phải làm gì ? Ví dụ như hét thật to câu như "Cháu không biết cô chú, bỏ tay cháu ra..." phản ứng mạnh để gây chú ý từ những người xung quanh từ đó họ sẽ nhận thấy sự khác thường và can thiệp đúng lúc.
5. Dạy trẻ biết được những cái khi có thể ăn được khi cần sống sót
Có khá nhiều trẻ em thành phố hoàn toàn lúng túng khi bị đói nếu ở một mình. Do đó, cha mẹ hãy dạy con thứ gì nên ăn được, thứ gì không nên và những thực phẩm trông như thế nào là hỏng mốc và không thể ăn được
6. Dạy trẻ kỹ năng xác định phương hướng
Không cần quá đòi hỏi ở trẻ kỹ năng nhìn bản đồ giỏi hay xác định phương hướng theo vị trí của mặt trời khi bị lạc. Nhưng khả năng ghi nhớ và định hướng cơ bản có thể giúp ích rất nhiều trong các trường hợp, hãy dạy trẻ phát triển kỹ năng này bằng cách cho chúng dẫn đường ở trung tâm mua sắm hay đường trở lại bãi đỗ xe ban đầu khi đi chơi.
7. Dạy trẻ cách đi đường một mình an toàn
Hãy hướng dẫn cho trẻ cách đi đường đúng theo luật giao thông đường bộ như đi trên vỉa hè đường, luôn đi phía bên phải và biết phải xử lý thế nào khi gặp đèn giao thông (đèn xanh- đèn vàng- đèn đỏ). Ngoài ra biết nhận dạng tên đường đi, tên các toà nhà trên đường....
8. Hãy dạy con biết bơi
Hiện nay ở một số trường học bộ môn bơi lội đã được đưa vào giảng dạy, tuy nhiên cha mẹ cần dạy cho con mình sớm biết kỹ năng quan trọng này.
Bởi vì địa hình Việt Nam có rất nhiều sông hồ, ao và biển mà hàng năm có hàng trăm vụ tai nạn chết đuối vì không biết bơi. Do đó, cho trẻ học bơi là phương án tốt nhất để phòng tránh những tai nạn đuối nước.
9. Dạy con trẻ biết cấp cứu khi gặp nạn
Hãy dạy cho con trẻ biết cách tự cấp cứu và biết phải làm gì trong trường hợp có những tai bạn nghiêm trọng xảy ra.
Hãy dạy cho trẻ những kỹ năng sơ cứu cơ bản như cầm máu, chăm sóc vết bỏng, xử lý vết thương hoặc quấn băng y tế đơ giản để có thể tự cứu mình và người khác.
Ngoài ra, hãy dạy cho trẻ biết cách liên hệ và nhờ sự trợ giúp của người khác như cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, của trung tâm cứu hộ...hoặc đến nhà dân gần nhất nhờ sự giúp đỡ.
10. Dạy trẻ biết phải làm gì khi ở nhà một mình
Nguyên tắc đầu tiên dạy trẻ là không được mở cửa cho bất cứ người nào ngoại trừ bố mẹ hoặc những người cực thân thiết trong nhà.
Nguyên tắc thứ hai là khi thấy ai đó cố tình rình rập để tìm cách vào nhà, thì trẻ lên bật tivi thật lớn tiếng để gây tiếng ồn và gọi tên bố mẹ để kẻ lạ nghĩ là có người lớn trong nhà