12 cách giúp bạn cùng trò chuyện với con
Con đường để hoàn thiện khả năng giao tiếp với con trẻ là vô tận và không phải cặp cha mẹ nào cũng cùng đối mặt với cùng một vấn đề. Sau đây là một vài ví dụ bạn có thể tham khảo cho bây giờ hay cho vài tháng tới:
1. Bình luận liên tục
Bạn hãy luôn nói về điều mà bạn đang làm, ít nhất là những lúc bạn đang ở cạnh bé. Mô tả những điều bạn làm như kể một câu chuyện như: “Ba/Mẹ sắp thay tã cho con… đầu tiên là đưa áo qua đầu…bây giờ thì ba/mẹ gài nút cho con nè.” Khi ở trong nhà bếp, bạn hãy miêu tả về cách rửa chén bát hay quá trình nêm nếm nước chấm. Trong lúc tắm cho bé, bạn có thể giải thích về cách sử dụng xà phòng để tắm gội, như là dầu gội đầu làm tóc bóng sáng và sạch hơn. Dù bé không hiểu những gì bạn nói cũng không sao cả, quan trọng là qua những lần miêu tả như vậy sẽ giúp bạn nói chuyện với con nhiều hơn và giúp con lắng nghe bạn nhiều hơn và dần dần bé sẽ hiểu ra ý nghĩa những điều mà bạn nói.
2. Đặt câu hỏi
Bạn đừng chờ tới lúc con bạn trả lời rồi mới bắt đầu đặt câu hỏi. Hãy coi như bạn đang là một phóng viên và con bạn là nhân vật được phỏng vấn. Câu hỏi có thể đa dạng hoá như: “Con có muốn mặc chiếc quần đỏ hay chiếc yếm xanh này không?”, “Trời hôm nay chẳng phải trong xanh lắm sao?” “Ba/mẹ có nên mua đậu xanh hay bông cải cho bữa tối?” Ngừng một khoảng thời gian để chờ bé trả lời, và sau đó “gài” câu trả lời như “Bông cải xanh à? Nghe có vẻ được đó, con ha?”
3. Thong thả trong chuyện tập nói của bé
Nghiên cứu cho rằng trẻ nhỏ sẽ tập nói chuyện sớm hơn khi cha mẹ và bé cùng nói chuyện với nhau thay vì chỉ có cha mẹ nói chuyện. Bạn hãy cho bé cơ hội để tạo ra những âm thanh riêng, dù cho chỉ là tiếng cười khúc khích và luôn dành thời gian chờ phản hồi từ con khi bạn nói hoặc bình luận về việc gì đó.
4. Đơn giản hóa
Mặc dù trong hiện tại, con bạn có thể nghe bạn kể lại mẫu chuyện của ai đó hoặc tranh luận về nền kinh tế. Tuy nhiên thì khi bé lớn hơn một chút, bạn có thể nói chuyện với con bằng cách chọn những cụm từ đơn giản để nói chuyện, bạn nên cố gắng dùng những câu hay cụm từ đơn giản như: “Tắt đèn”, “Tạm biệt”, v.v…vào thời điểm hiện tại để nói chuyện với con để con quen dần với các cụm từ ngữ này.
5. Xưng hô thật đơn giản với bé
Bé sẽ không thể hiểu được những đại từ xưng hô như “tôi” hay “bạn” mà chỉ hiểu được những danh hiệu như “ba”, “mẹ”, hay “bà ngoại”, thậm chí là “em bé”. Vì vậy, bạn nên tự xưng là “Mẹ” hoặc “Ba” và dùng tên của bé khi trò chuyện, ví dụ như “Bây giờ Ba sẽ thay tã cho bé Bi nhé.”
6. Lên giọng
Hầu hết trẻ con thích nghe giọng cao mà thông thường trong gia đình, người có giọng cao sẽ là mẹ. (vì giọng phụ nữ cao hơn giọng đàn ông). Bạn hãy thử lên giọng một chút khi nói chuyện với con bạn và xem bé có thích thú không .
7. Thoải mái nói chuyện bằng giọng của bé
Nếu bạn thấy thoải mái nói chuyện với con bằng giọng nhí nhảnh, dễ thương như con nít thì nên cố gắng phát huy hết sức có thể. Nếu bạn không thấy thoải mái thì cũng không sao cả.
8. Tập trung vào hiện tại
Mặc dù bạn có thể kể cho con mình nghe tất tần tật mọi vì bé sẽ không hiểu nhiều. Do sự nhận thức phát triển theo thời gian, bạn cần gắn câu nói, câu chuyện của mình với những gì bé đang thấy hay đang trải qua trong hiện tại. Trẻ nhỏ sẽ không có khái niệm về quá khứ hay tương lai.
9. Bắt chước là cách để trò chuyện cùng con
Bé thích được khen và được bắt chước. Khi bé tạo ra âm thanh nào, bạn hãy bắt chước bé. Khi bé la lớn “A”, bạn cũng nên la “A” cùng bé. Sự bắt chước sẽ nhanh chóng trở thành một trò chơi mà bạn và bé đều hứng thú và cũng sẽ là nền tảng để bé bắt chước ngôn ngữ của bạn sau này.
10. “Âm nhạc” hoá mọi thứ
Đừng lo lắng nếu bạn không thuộc một câu ru hò hay điệu nhạc; con bạn sẽ không nhận ra điều đó đâu. Bé sẽ thích những gì bạn hát cho bé dù đó là bài hát thời hiện đại, hay bài hát cũ ở trường cấp 3 hay là một câu hát vô nghĩa bạn phổ thành giai điệu. Những động tác, cử chỉ phụ hoạ khi bạn hát cho con nghe sẽ làm bé cảm thấy hứng thú nhiều hơn.
11. Đọc thật to
Mặc dù lúc đầu từ vựng đối với bé là vô nghĩa, bạn nên sớm bắt đầu đọc thật to cho bé nghe những câu chuyện với vần điệu đơn giản. Khi bạn muốn tìm đến một cách giao tiếp khác với bé, bạn hãy thử đọc và chia sẻ tình yêu văn chương của bạn với bé.
12. Quan sát biểu hiện của bé
Dù không hiểu những điều bạn nói nhưng bé sẽ dần thấy chán bởi những âm thanh quen thuộc. Bé có thể không quan tâm đến điều bạn nói, nhắm mắt và làm ngơ, trở nên cáu gắt để báo hiệu cho bạn biết là bé không muốn nghe nữa.