1 1
Biết cảm thông với người khác
Hãy tạo cho trẻ thói quen cảm thông và biết suy nghĩ cho người khác. Nếu trẻ làm sai, làm tổn thương ai đó thì cha mẹ nên dạy trẻ cách nhìn lại hành động của mình để rút kinh nghiệm. Cha mẹ không nên bao che cho trẻ mà nên dạy trẻ ý thức hành vi của mình có làm phiền lòng người khác hay không. Dạy cho trẻ biết người biết cảm thông có thể chia sẻ niềm vui với những gì người khác có được.
Dạy trẻ hãy học cách cảm thông và chia sẻ với người khác, giúp trẻ sẽ thấy cuộc sống đầy lạc quan, có niềm tin vào bản thân và có những suy nghĩ tốt đẹp về mọi người. Sự thành công trong cuộc sống sẽ đơn giản hơn rất nhiều!
Biết cảm thông với người khác
Biết cảm thông với người khác
2 0
Giúp đỡ người khác
Với vai trò là người thầy đầu tiên của trẻ, cha mẹ nên dạy cho con biết chia sẻ yêu thương, giúp đỡ mọi người gặp hoàn cảnh khó khăn. Đó có thể xem là bài học cơ bản đầu tiên để giáo dục trẻ hình thành nhân cách tốt.
Có rất nhiều cách để dạy con giúp đỡ người khác bao gồm việc chỉ cho trẻ cách làm thế nào để giúp những người già neo đơn, hướng cho chúng tham gia các hoạt động giúp đỡ cộng đồng cùng với bố mẹ hoặc đơn giản chỉ là hỗ trợ bạn bè khi họ cần giúp đỡ.
Giúp đỡ người khác
Giúp đỡ người khác
3 0
Tầm quan trọng của lòng biết ơn
Tại sao nhiều bậc cha mẹ đã làm rất nhiều cho con cái, nhưng con cái của họ không biết ơn? Trong mắt con cái, thì cha mẹ nên hy sinh cho con và con bạn có thể sẽ cảm thấy phẫn uất khi nghĩ rằng cha mẹ đã không hy sinh đủ.
Trên thực tế, câu trả lời rất đơn giản: Cha mẹ thường chỉ quan tâm đến việc nuôi con cái được ăn đầy đủ và mặc ấm áp, nhưng họ quên dạy cho con tầm quan trọng của việc bày tỏ lòng biết ơn đối với người khác kể cả cha mẹ mình. Vì vậy, bắt đầu từ những người thân yêu trong gia đình bạn, giáo dục con cái luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác. Khi giáo dục con xác định về việc tìm kiếm những điều chúng ta biết ơn, bạn sẽ thấy rằng trẻ bắt đầu đánh giá cao những niềm vui nhỏ bé và những thứ mà trước kia được cho là hiển nhiên.
Hãy dạy con cách nhận biết và lòng biết ơn mỗi khi thấy ai đó làm việc tốt với mình. Lòng biết ơn cũng là chìa khóa của thành công cho con trong cuộc sống sau này.
Tầm quan trọng của lòng biết ơn
Tầm quan trọng của lòng biết ơn
4 1
Dọn dẹp phòng gọn gàng
Luôn luôn bừa bộn và cần sự hướng dẫn của cha mẹ. Trẻ con là vậy đấy, chúng rất bừa bộn và không hề ý thức đến sự ngăn nắp. Cha mẹ phải là người chỉ dẫn cho trẻ vì tính ngăn nắp sẽ dần dần tạo cho trẻ thói quen đi vào nề nếp, trật tự. Không chỉ trong gia đình mà còn có lợi cho công việc của trẻ trong tương lai.
Rất nhiều phụ huynh đau đầu với việc dạy con tính ngăn nắp, gọn gàng. Trẻ ở lứa tuổi biết chơi và biết bày bừa đồ chơi thường là ở giai đoạn bắt đầu có khủng hoảng lứa tuổi. Các con có ý thức cá nhân và chủ ý cao nên rất khó bảo. Nhiều cha mẹ tương tác sai đôi lúc làm con không chịu nghe lời. Vậy để dạy con tính ngăn nắp,dọn dẹp phòng gọn gàng, ta hãy bắt đầu từ việc dạy trẻ chơi xong đồ chơi thì phải tự thu dọn nhé. Một người không chỉnh chu trong việc nhỏ thì khó có thể làm những việc lớn. Vì thế, bậc cha mẹ nên rèn luyện cách sống tự lập cho trẻ trước khi chúng 5 tuổi để tạo thành thói quen. Trẻ nên học cách tự chăm sóc bản thân, đầu tiên là biết dọn dẹp vệ sinh phòng ngủ và vật dụng cá nhân.
Dọn dẹp phòng gọn gàng
Dọn dẹp phòng gọn gàng
5 0
Nâng cao kỹ năng giao tiếp
Có thể nói một cách không quá cường điệu là kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho các bé. Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạng không hiểu được nhau! Trẻ không hiểu người lớn muốn gì ở mình và người lớn cũng không hiểu trẻ cần điều gì nếu như không xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ là một việc không không hề khó, chỉ cần bạn bỏ thời gian và cùng bé học tập. Vì trẻ nhỏ luôn có xu hướng làm theo vì chúng chưa biết nó là cái gì. Khi ta dạy trẻ điều gì thì chính những hành vi của chúng ta với việc đó sẽ là tấm gương cho trẻ học theo. Vì vậy, khi dạy trẻ kĩ năng giao tiếp bạn cần hết sức chú ý đến chính thái độ giao tiếp của mình với trẻ.
Vậy với tầm quan trọng như vậy thì bạn còn ngại gì mà không cho bé học giao tiếp từ nhỏ. Bởi não bộ trẻ nhỏ đang phát triển, nếu bạn cho trẻ học ngay từ nhỏ thì vùng não bộ giao tiếp của trẻ được mở rộng và chắc chắn khi lớn lên việc giao tiếp sẽ thành một vấn đề đơn giản với con của bạn.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp
Nâng cao kỹ năng giao tiếp
6 0
Tránh xa sự tức giận và hận thù
Tức giận và hận thù là điều cần tránh khi nuôi dạy con. Cha mẹ nên dạy con tránh xa nỗi tức giận và hận thù. Hãy nhắc lại nhiều lần với con rằng tức giận và hận thù là hai kẻ thù của cuộc sống. Chúng có thể khiến con lạc lối trên con đường phía trước.
Một người khoan dung biết tha thứ cho người khác sẽ phát xuất ra ánh hào quang của từ bi. Ánh hào quang ấy chiếu sáng những người xung quanh và chính bản thân họ. Khi một người thực sự oán không hận, không thù hằn người ấy mới có thể cảm nhận được sự thanh thản từ đáy lòng. Họ sẽ được ban phúc lành và con đường sẽ trải dài trước mặt họ.
Ngược lại, một người tâm đầy thù hận sẽ không bao giờ thiện đãi người khác, họ bị chôn sâu trong chiếc nhà tù hận thù do chính mình tạo nên. Ngọn lửa hận thù sẽ khiến họ mất lý trí. Nó cũng giống một thanh gươm tẩm độc, không những làm người khác bị thương, mà còn làm hại chính chủ nhân của nó. Vì vậy hãy dạy con cách tránh xa sự tức giận và hận thù ngay khi bé còn nhỏ.
Tránh xa sự tức giận và hận thù
Tránh xa sự tức giận và hận thù
7 0
Kiểm soát hành vi hiếu chiến
Một số đứa trẻ khi thất bại trong việc thể hiện bản thân bằng ngôn ngữ sẽ có hành động đánh người khác. Và trong khi bé đang học nhiều từ hơn mỗi ngày, bé vẫn dựa nhiều vào hành động của mình để giao tiếp. Khi bé tức giận, nản lòng, mệt mỏi, hoặc bị choáng ngợp, bé có thể đánh, đẩy, tát, lấy, đá, hoặc cắn để nói với bạn, con đang rất là điên! Hoặc, con mệt rồi! Hoặc, con đã vượt qua giới hạn của mình và cần nghỉ ngơi.
Lúc này cha mẹ phải dạy trẻ cách kiểm soát những hành vi hiếu chiến, học cách thể hiện ôn hòa lịch sự. Nếu để hành động hiếu chiến kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của trẻ, trở thành người dễ xúc động và khó kiểm soát hành động bản thân.
Kiểm soát hành vi hiếu chiến
Kiểm soát hành vi hiếu chiến
8 0
Cuộc sống là để học hỏi
Cuộc sống cũng giống như một cuộc đua, luôn gặp nhiều thử thách và khó khăn. Để có thể có một cuộc sống trọn vẹn, bạn cần dạy cho con không ngừng học hỏi và đón nhận những thách thức mới trong cuộc sống. Cha mẹ luôn cho con cái thấy cuộc sống là một quá trình học hỏi. Hãy gieo niềm tin cho con bạn rằng không có gì là không thể làm hoặc học hỏi và hãy nỗ lực để chứng minh cho bản thân và cho người khác thấy con có thể. Điều đó sẽ giúp chúng ta tìm được hướng đi đúng đắn cho con trong từng mốc của cuộc đời mình.
Bạn nên trở thành tấm gương cho con. Có rất nhiều cha mẹ thì luôn bắt ép con phải học trong khi ngay cả bản thân thì đang làm điều ngược lại. Bạn đừng cho rằng ở cái tầm tuổi đã làm cha mẹ là thôi không phải học nữa nhé! Cha mẹ hãy là hình mẫu để con noi theo thay bằng việc hãy tạo thói quen đọc sách cùng với trẻ hay cùng trẻ khám phá một thứ gì mới mẻ, như vậy con trẻ sẽ không cảm thấy mình bị lạc lõng khi luôn phải học một mình.
Hãy học hỏi từng phút, từng giây để không ngừng phát triển bản thân mình hơn nữa. Chắc chắn, mỗi ngày con bạn sẽ thu được rất nhiều kiến thức bổ ích đó.
Cuộc sống là để học hỏi
Cuộc sống là để học hỏi
9 0
Học cách chia sẻ
Học cách chia sẻ là đức tính rất tốt cần được dạy cho trẻ nhỏ. Chia sẻ là một trong những bài học cuộc sống bạn cần dạy trẻ càng sớm càng tốt.
Khi còn nhỏ, trẻ sẽ thích nghi với nó dễ dàng hơn và sử dụng nó trong suốt cuộc đời. Chia sẻ sẽ giúp trẻ kết bạn tại sân chơi hay trường học, cũng như sẽ đem lại lợi ích khi trẻ trưởng thành và đi làm. Hãy dạy trẻ cách chủ động chia sẻ đồ chơi, thức ăn nhẹ với mọi người xung quanh. Một người biết cảm thông và chia sẻ với mọi người chắc chắn sẽ gặp được nhiều thuận lợi khi giao tiếp ngoài xã hội.
Dạy cho trẻ cách chia sẻ với người khác, chia sẻ khi trẻ buồn sẽ giúp trẻ vơi đi nỗi buồn chia sẻ khi gặp điều gì đó vui vẻ hạnh phúc, việc bạn dạy cho trẻ việc chia sẻ với người khác sẽ giúp trẻ hòa đồng hơn trong cuộc sống thân thiện và cởi mở với những bạn bè và người xung quanh.
Học cách chia sẻ
Học cách chia sẻ
10 0
Tôn trọng người cao tuổi
Người ta thường nói "Kính lão đắc thọ" - đó là câu nói nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng người già cả. Đó cũng là yếu tố quyết định đến nhân cách của một con người. Vì thế bạn hãy dạy con biết tôn trọng người già ngay từ bây giờ nhé!. Dạy con biết tôn trọng bố mẹ sẽ giúp trẻ biết tôn trọng những người khác nữa. Đặt ra những quy tắc trong gia đình để con cái hiểu được rằng những hành động bất kính với người lớn là điều không thể chấp nhận được. Nhắc nhở cho con nói chuyện với người lớn tuổi phải luôn thưa gửi.
Nhiều bạn trẻ cảm thấy rất khó chịu với sự chậm chạp của người già khi nói chuyện hoặc làm việc. Hoặc do không tìm thấy một quan điểm chung giữa hai thế hệ. Vì thế bạn hãy dành nhiều thời gian và cơ hội để trẻ tiếp xúc với những thành viên cao tuổi trong gia đình mình như ông bà nội ngoại chẳng hạn. Mời những ông bà hàng xóm sang chơi thường xuyên. Cùng trẻ đi làm từ thiện ở các viện dưỡng lão. Càng dành nhiều thời gian để trẻ tiếp xúc với người già thì mối quan hệ giữa hai thế hệ sẽ trở nên hòa hợp hơn.
Tôn trọng người cao tuổi
Tôn trọng người cao tuổi
11 0
Dạy con sự trung thực
Các bậc làm cha làm mẹ có trọng trách cao cả là phải dạy con cái các giá trị đạo đức và phát triển tính cách tốt của chúng. Đó là một nghĩa vụ, khi làm tốt, nó sẽ tạo ra các hiệu ứng tích cực, tác động đến mọi người và mọi thứ cha mẹ sẽ tác động trong suốt cuộc đời của trẻ. Nói ngắn gọn, việc nuôi dạy con cái có tác động đến cả thế giới.
Một khía cạnh cơ bản của tính cách tốt là tính trung thực. Dường như đây là một khái niệm đơn giản, nhưng giá trị của sự trung thực vượt xa việc chỉ đơn giản là không nói dối. Nếu được thấm nhuần trong tính cách trẻ, nó có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Trẻ cần phải học cách trung thực, với người khác và với chính mình bởi vì một đứa trẻ trung thực khi lớn lên sẽ trở thành một người đáng tin cậy.
Cha mẹ cần dạy cho trẻ rằng hãy luôn chọn cách nói sự thật cho dù điều đó có thể khiến trẻ bị trừng phạt. Trẻ cũng nên thành thật với chính mình để luôn tiến bộ mỗi ngày. Bằng cách trung thực với chính mình, trẻ sẽ tiếp tục phát triển bản thân về lâu dài cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ.
Dạy con sự trung thực
Dạy con sự trung thực
12 0
Tầm quan trọng của gia đình
Gia đình là một điều tuyệt vời nhất đối với mỗi con người, nơi ấy có những người luôn yêu thương chăm quan tâm chia sẻ khi con buồn con đau ốm và con vấp ngã, luôn bao dung con chào đón con trở về khi con gặp khó khăn sai trái. Là bậc cha mẹ hãy dạy cho con về tình yêu của gia đình mái ấm của gia đình của tình thương.
Trẻ biết yêu thương gia đình sẽ không ganh tỵ với anh chị em, biết lễ phép với người lớn, sau này trở thành người con hiếu thảo. Yêu thương gia đình còn khiến nền tảng tâm hồn của trẻ vững chắc hơn để chuẩn bị cho lứa tuổi “nổi loạn” thay đổi tâm sinh lý một cách mạnh mẽ. Vì biết nghĩ về gia đình và người thân, trẻ sẽ ít mắc những sai lầm trong cuộc sống.
Tầm quan trọng của gia đình
Con cái là tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi bậc cha mẹ, các bậc làm cha mẹ luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất đến những đứa con yêu của mình. Ai cũng mong con ngoan lớn, khỏe mạnh được phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Vì vậy mà những điều các bậc phụ huynh cần làm là nên dạy bé ngay từ khi còn chưa đi học để bé có thể thích nghi ngay từ bé.