Để phát triển khả năng tư duy của trẻ, các bậc phụ huynh có thể chọn những trò chơi thông minh cho trẻ vừa giúp trẻ giải trí vừa kích thích khả năng sáng tạo hiệu quả. Hãy cũng bé rèn luyện ngay hôm nay với những trò chơi đơn giản, không cầu kỳ nhưng mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc nhé! Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lợi ích khi áp dụng trò chơi thông minh cho trẻ
Khác với những trò chơi thông thường, trò chơi trông minh yêu cầu bé phải vận dụng nhiều chức năng của não bộ cùng với sự khéo léo để có thể vừa học vừa chơi một cách dễ dàng và đầy hứng thú. Thông qua các trò chơi thông minh, trẻ sẽ nhận được vô vàn những lợi ích khác nhau nhau:
- Tính sáng tạo thông qua sự vận dụng của hai bán cầu não.
- Kỹ năng tư duy phân tích để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
- Nhận thức được tác động của yếu tố không gian giúp quá trình học mà chơi diễn ra hiệu quả.
- Tự giải quyết vấn đề mà không cần đến sự trợ giúp của cha mẹ.
- Tăng khả năng quan sát và ngôn ngữ.
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, quan sát trong khi chơi.
- Gắn kết tình cảm yêu thương với cha mẹ trong những hoạt động thường ngày.
Trò chơi kích thích trí thông minh cho trẻ
Ngày nay gánh nặng trên đôi vai phụ huynh ngày càng nặng nề đó chính là việc nuôi dạy con trẻ và bổ sung kiến thức cha mẹ học con thành tài trong thời đại xã hội ngày càng cải tiến và phát triển. Nhiều bậc phụ huynh kỳ vọng ở con em cảu mình rất nhiều mà muốn trẻ phát triển, thông minh, khoẻ mạnh. Giai đoạn trẻ từ 2 đến 12 tuổi là vô cùng quan trọng trong việc phát triển trí óc và tư duy. Tuy nhiên nhiều cha mẹ chủ quan ít chú trọng vào giai đoạn trẻ từ 2 đến 5 tuổi mà hay để bé phát triển tự nhiên hoặc bỏ bê bé với chiếc "điện thoại" hay "tivi". Nên nhớ rằng các trò chơi thông minh cho trẻ ở giai đoạn này vô cùng quan trọng để đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Bé cần được rèn luyện các khả năng: nhận biết, tư duy, phản xạ,... Hãy cùng bé rèn luyện trí óc ngay hôm nay với 15 trò chơi kích thích trí thông minh cho trẻ. Đừng lo lắng bé nhàm chán. Hãy thay đổi trò chơi mỗi ngày cho trẻ để giúp trẻ "học mà chơi" vui vẻ nhé!
1. Đồ chơi có nhiều màu sắc
Những trò chơi nhiều màu sắc không chỉ giúp trẻ hứng thú mà còn làm tăng sự sáng tạo cho trẻ rất hiệu quả. Các bậc phụ huynh có thể chọn mua giấy màu về dán lên tấm bìa cứng và cắt thành các hình tròn, vuông, tam giác… để giúp trẻ nhận thức về màu sắc. Đồng thời, cha mẹ nên chơi cùng con nhằm tăng sự tương tác và phấn kích.
Cha mẹ hãy màu giấy màu dán lên tấm bìa cứng để giúp con nhận biết màu sắc
2. Trò chơi tìm hình giống nhau
Trò chơi ghép hình là một trong những trò chơi thông minh cho trẻ. Để giúp trẻ rèn luyện được kỹ năng quan sát, kiểm tra và suy đoán, cha mẹ hãy áp dụng trò chơi này.
Trên nền một tờ giấy trắng, mẹ hãy chia thành 10 ô nhỏ, sau đó vẽ vào mỗi ô đó là những đồ vật đơn giản như: bông hoa, bóng bay,đám mây, mặt trời, con gà, con chim.... Tiếp theo, mẹ hãy vẽ lại những đồ vật này trên 10 ô nhỏ khác đã được cắt rời. Con yêu sẽ có nhiệm vụ xếp những ô rời có hình trùng khớp với hình đã vẽ trên giấy.
Trò chơi tìm hình giống nhau
3. Vẽ tranh - Trò chơi thông minh cho trẻ
Đây là một trò chơi quen thuộc giúp trẻ nhận biết được màu sắc, tăng khả năng sáng tạo và khả năng tư duy về hình ảnh. Thời gian đầu, cha mẹ hãy cho con tô màu theo mẫu, sau đó hãy hướng dẫn con vẽ mọi thứ mà con muốn và làm mới nó bằng cách phối màu khác nhau.
Vẽ tranh cùng trẻ phát triển
4. Trò chơi xếp hình khối phát triển tư duy toán học
Đây là một trò chơi có thể dạy trẻ về toán học tốt hơn các trò chơi về kích cỡ và hình khối. Thông qua trò chơi này, trẻ có thể nắm được khái niệm về kích cỡ và hình khối, phân loại đồ vật.
Để dạy trẻ phân biệt hình khối, các bậc phụ huynh hãy sắp xếp các hình khối theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại, đồng thời dạy trẻ phân biệt khối nào lớn hơn, sau đó hãy đặt câu hỏi xem bé nhận biết được hay chưa.
Trò chơi xếp hình khối phát triển tư duy toán học
Sau khi trẻ đã phân biệt được các kích cỡ, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ sắp xếp hình khối theo từng hình tròn, hình vuông hoặc hình tam giác… để giúp con nhận biết hình ảnh một cách tốt hơn. Cha mẹ nên chơi với con hằng ngày để con rèn luyện những khái niệm cơ bản về toán học. Bậc phụ huynh nên tham khảo thêm khoá học toán Soroban để rèn luyện cho trẻ từ nhỏ khoa học và hiệu quả.
5. Trò chơi tìm kiếm đồ vật
Tìm kiếm đồ vật là một trò chơi đòi hỏi sự nhạy bén, từ đó giúp trẻ phát triển khả năng phản xạ. Để con hình thành được kỹ năng này, cha mẹ hãy đọc tên các đồ vật hiện có như: tivi, điều khiển, bức tranh, cây bút, quyển sách… và khuyến khích bé nhận diện chúng một cách nhanh nhất.
Cùng bé rèn luyện trò chơi tăng tính kên nhẫn
6. Trò chơi làm giàu vốn từ
Trò chơi này là một sự lựa chọn hoàn hảo để giúp vốn từ của trẻ phong phú hơn, không những thế nó còn giúp trẻ phát triển khả năng nghe, phản xạ. Trò chơi thông minh cho trẻ bằng cách làm giàu vốn từ rất đơn giản, cha mẹ hãy yêu cầu trẻ nêu tên tất cả các con vật mà trẻ biết. Tiếp theo, hãy yêu cầu trẻ kể tên các con vật bắt đầu bằng chữ cái mà cha mẹ đã yêu cầu. Ví dụ như: M - con mèo, C- con chim, G - con gà…
Trò chơi kích thích trí thông minh cho bé hiệu quả
7. Trò chơi những con số còn thiếu
Trẻ sẽ rất thích thú với việc đếm số cùng người khác khi đã nhận biết được những con số đầu tiên. Do đó, cha mẹ hãy cùng con đếm số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Sau đó, hãy dừng việc đếm lại và bảo trẻ đọc những con số tiếp theo.
Đồng thời, khi bé đọc số đếm, hãy đưa ngón tay biểu thị cho con số đếm của trẻ để giúp trẻ đếm số qua các ngón tay. Trò chơi này sẽ giúp các bậc phụ huynh gần gũi với con hơn qua trật tự logic của các con số.
Trò chơi những con số còn thiếu sẽ giúp trẻ tư duy logic hơn
8. Trò chơi tư duy
Các trò chơi giải ô chữ, chơi cờ, giải câu đố đều có tác dụng kích thích não bộ hoạt động và rèn luyện tư duy. Những trò chơi thông dụng như: xếp hình, sudoku vừa giúp trẻ vui vẻ vừa giúp trẻ phát triển tư duy. Do đó, các bậc phụ huynh hãy chuẩn bị những trò chơi thông minh cho trẻ và thử thách hoặc cùng con giải quyết.
Trò chơi thông minh cho trẻ rèn luyện tư duy
9. Trò chơi đoán đồ vật
Trò chơi đoán đồ vật sẽ giúp trẻ sử dụng trí tưởng tượng của mình một cách tối đa. Cha mẹ hãy miêu tả công dụng, hình dáng cũng như màu sắc các đồ vật, sau đó hãy bảo trẻ đoán xem đó là đồ vật gì.
Nếu trẻ chưa đoán ra, cha mẹ hãy thêm một vài gợi ý để giúp con tư duy tốt hơn. Thực hiện trò chơi này sẽ giúp trẻ kích thích suy nghĩ hình dung và liên tưởng để đưa ra được câu trả lời nhanh và chính xác nhất.
10. Trò chơi dấu hiệu vui nhộn
Đây dường như là một trò chơi rèn luyện cho trẻ trí tưởng tượng phong phú. Bạn hãy liệt kê một số đồ vật, con vật, sự việc nào đó gần gũi với bé mà bé đã từng biết, từng nhìn thấy hoặc từng làm rồi dùng hành động và lời nói miêu tả lại để bé biết và đoán. Đây cũng là một trò chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ. Muốn trò chơi thêm kịch tính bạn có thể cho thêm thời gian đếm ngược để bé tăng khả năng phản xạ tự nhiên
11. Trò chơi CÓ - KHÔNG
Đây là một dạng trò chơi giúp bé rèn luyện trí óc và khả năng phản xạ của bản thân. Trò chơi này là thuộc dạng câu hỏi giúp bé tư duy kiến thức tốt nhất. Bạn chủ động lên danh sách những câu hỏi liên quan đến thế giới xung quanh bé và đưa về dạng câu hỏi Có hoặc Không. Ví dụ như: "Con chim có biết bay không?" "Bầu trời có sao không" "Quả chanh có chua không" ... Hãy kéo bé đến một bầu trời kiến thức với những câu hỏi thú vị của bạn.
12. Trò chơi xúc cát
Có lẽ đây là một trong những trò chơi thông minh cho trẻ kích thích trí thông minh cho bé vô cùng hiệu quả được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn. Tuy nhiên đừng e ngại về việc vệ sinh bởi hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều bộ đồ chơi xúc cát ( Cát nhân tạo diệt khuẩn ) vô cùng an toàn cho sức khoẻ của trẻ. Sự chuyển động của những hạt cát trên những mô hình như máy xúc, cối xoay gió, máy chuyển cát,... giúp bé cảm thấy thích thú với trò chơi và rèn luyện khả năng quan sát và tìm hiểu chuyển động của vật.
Cùng trẻ rèn luyện tư duy và cách quan sát
13. Trò chơi tìm nắp hộp
Đây là một trò chơi mà bạn có thể tận dụng được đồ dùng thừa trong gia đình ví dụ như những chiếc hộp bánh, kẹo,... Hãy vệ sinh sạch sẽ những chiếc lọ này bằng nước nóng hoặc máy diệt khuẩn, sau đó bạn tách riêng nắp và hộp thành 2 phần riêng biệt và để bé tự lắp chúng lại. Điều này giúp cho bé rèn luyện kiến thức về hình học, tư duy cũng như sự kiên nhẫn. Bạn cũng có thể chơi cùng bé bằng cách lựa chọn 1 chiếc hộp bất kỳ vào yêu cầu bé tìm chiếc nắp phù hợp. Chắc chắn bé sẽ có những giờ vui chơi thú vị bên trò chơi tư duy này.
14. Trò chơi nhặt đậu
Có lẽ đây là trò chơi có từ hồi "Tấm Cám" Chắc chắn bạn đã nghe đến câu chuyện cổ tích thần kỳ này của Việt Nam. Hãy áp dụng trò chơi này cho trẻ. Tuy nhiên hãy biết nó thành một trò chơi vui vẻ, có khen thưởng chứ đừng bắt bé phải giống như Tấm nhé.
Bạn nên lựa chọn những hạt đỗ to để bé dễ nhận biết cũng như đảm bảo an toàn cho bé. Nên chọn những loại đỗ khác màu nhau để bé dễ phân biệt. Đừng trộn quá nhiều loại đỗ hoặc những loại đỗ có hình dáng màu sắp giống nhau nhé!
Cha mẹ cần nên lựa chọn những hạt đậu khác màu cho trẻ dễ nhận biết
15. Trò chơi với đất nặn
Đây sẽ là trò chơi giúp trẻ rèn luyện kỹ năng nhào nặn, sáng tạo và kết hợp màu sắc. Bé còn được rèn luyện trí tưởng tượng để sáng tạo ra những con vật, hìnht hù để nhào nặn. Bạn có thể tìm mua những đất nặn được làm từ thực vật đảm bảo an toàn cho trẻ được bán trên thị trường rất nhiều. Nếu không bạn có thể tự lên mạng tìm hiểu về cách tự làm đất nặn tại nhà để đảm bảo và yên tâm hơn.