Tự tin là chìa khóa để thành công”, đây là lời khuyên vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có sẵn sự tự tin ngay từ khi sinh ra.
Nuôi con chẳng dễ dàng, nhưng cha mẹ biết trau dồi các kỹ năng giúp trẻ tự tin làm chủ cuộc sống lại càng khó hơn.
Lailah Gifty Akita từng nói: “Điều kỳ diệu của cuộc sống là sự tự tin được dẫn dắt bởi những giấc mơ con trẻ”. Thực tế cho thấy khi trưởng thành, những đứa trẻ càng tự tin trong giao tiếp, cử chỉ hành động thì càng có khả năng đạt được địa vị cao trong xã hội, phát triển mạng lưới bạn bè, thành công trong cuộc sống.
Nếu con bạn là người nhút nhát và rụt rè, hãy tham khảo bí quyết giúp trẻ tự tin mạnh dạn và mau trưởng thành. Dưới đây là 20 lời khuyên để nuôi dưỡng sự tự tin cho con của bạn và chính bạn:
1. Cha mẹ là hình mẫu cho trẻ noi theo
Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc lắng nghe, đồng cảm với những sở thích, tâm tư con trẻ mà cha mẹ còn là một hình mẫu chuẩn mực cho các bé noi gương học tập. Nếu muốn truyền tải thông điệp giúp trẻ tự tin, trước hết chính cha mẹ cần thể hiện tính tự chủ, độc lập trong cuộc sống và suy nghĩ của mình.
2. Tâm sự với con thật nhiều - Cách giúp con mạnh dạn trong giao tiếp
Những cuộc trò chuyện với cha mẹ là cách giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp tốt nhất. Thực tế, nhu cầu được chia sẻ luôn thường trực trong mỗi cá nhân và với trẻ điều này cũng không ngoại lệ. Cha mẹ nên tạo cơ hội trò chuyện với con thật gần gũi và vui vẻ.
3. Để trẻ mạnh dạn nói lên chính ý kiến của mình
Hãy để con trẻ nói lên chính ý kiến của mình về một vấn đề trên báo, trong sách vở để hình thành tư duy tranh biện.
4. Nêu những tấm gương điển hình cho con học hỏi
Ngoài cha mẹ, những tấm gương mẫu mực khác cũng nên được lấy làm ví dụ để khơi nguồn cảm hứng cho trẻ. Những câu chuyện “người thật” với xuất thân bất hạnh hay khó khăn đã tạo nên những thay đổi tích cực cho xã hội sẽ trở thành nguồn động lực lớn giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống.
5. Tôn trọng quyết định của trẻ - Cách dạy con tự tin làm chủ cuộc sống
Hãy để con được là chính mình cho dù chúng là ai, tính cách ra sao và lựa chọn con đường tương lai như thế nào. Trong những lúc này cha mẹ chỉ nên đóng vai trò định hướng, đưa ra cho con những gợi ý tốt nhất và tôn trọng sự quyết định của trẻ.
6. Luôn là cổ động viên nhiệt tình của con
Sự cổ vũ trên mọi “mặt trận” của cha mẹ chính là phương thức giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. Mỗi lúc khó khăn như bị điểm kém, bạn bè chê bai hay khi vui vẻ vì đạt được những thành tích đáng ngưỡng mộ trong học tập, chắc hẳn chúng đều mong đợi được cha mẹ yêu thương, khen ngợi.
7. Rèn luyện lối sống độc lập - Bài học giúp trẻ tự tin
Khám phá và thích nghi với hoàn cảnh sẽ dạy trẻ tự tin hơn khi phải đối mặt với thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, cha mẹ đừng nên quá nâng niu mà khiến con trẻ bỏ lỡ những cơ hội học hỏi quý giá khi được tự bước ra khỏi vùng an toàn của mình.
8. Giúp trẻ tự tin trước đám đông bằng cách khuyến khích tham gia hoạt động xã hội
Tình bạn đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy sự tự tin và lòng tự trọng, đồng thời chúng cũng là một nguồn sức mạnh tinh thần cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích con tìm kiếm và duy trì những mối quan hệ bạn bè lâu dài, có thể từ đội bóng, nhóm kịch hay các câu lạc bộ của trường.
9. Khen ngợi những nỗ lực của trẻ
Việc cha mẹ chỉ chú ý vào kết quả và thành tựu sẽ chẳng giúp bé tự tin hơn ngoài việc tạo thêm áp lực, căng thẳng. Thay vào đó, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa như diễn kịch, chơi nhạc, thể thao để giúp trẻ tự tin trước đám đông, khai phá những năng lực tiềm ẩn và bồi đắp sự tự tin.
10. Đánh giá nhiều khía cạnh để con cải thiện bản thân tốt hơn
Những lời khen được thê hiện đúng cách sẽ có tác động tích cực đến sự tự tin của trẻ. Ví dụ, thay vì liên tục đánh giá cao ngoại hình, cha mẹ có thể khen ngợi tính cách hoặc một việc làm tốt của bé.
11. Cân nhắc những món đồ chơi phù hợp - Trò chơi giúp trẻ tự tin
Có hai điều khiến con người trở nên tự tin đó là diện mạo và tri thức. Diện mạo khó thay đổi còn tri thức hoàn toàn có thể được cải thiện nếu cha mẹ biết cách rèn luyện cho trẻ tư duy khoa học, logic với những món đồ chơi phù hợp.
12. Trang bị những kỹ năng tài chính quan trọng cho trẻ
Trang bị các kỹ năng quản lý tài chính cần thiết sẽ giúp con rèn luyện tính quyết đoán và sự tự chủ ngay khi còn nhỏ. Mỗi tuần cha mẹ chỉ cần cho trẻ một khoản tiền nhỏ để tập chi tiêu và tiết kiệm là đã đủ giúp chúng tiếp nạp thêm một hành trang quan trọng sau này.
13. Khuyến khích con dám ước mơ
Mỗi em bé đều mang trong mình những ước mơ giản dị, chân thành cho tương lai. Do đó, với tư cách làm cha mẹ, chúng ta nên thiết lập mục tiêu và kế hoạch cụ thể để giúp con tự tin trên con đường mà chúng đã chọn.
14. Rèn luyện ý chí
Tự tin là một trạng thái của não bộ và có thể đạt được thông qua những hành động có chủ đích. Hãy dành thời gian nuôi dưỡng tâm trí, cơ thể và tâm hồn của bạn mỗi ngày bằng những hoạt động lành mạnh như tập thể dục, đọc sách, ngồi thiền… Nếu bạn không dành thời gian cho chính mình, những người khác sẽ dùng quan điểm của họ bóp méo thế giới quan của bạn. Từ đó, bạn sẽ không còn niềm tin vào bản thân nữa.
15. Chỉ giữ lại những suy nghĩ tiêu cực có ích
Những suy nghĩ tiêu cực và cảm giác không an toàn luôn bất chợt xuất hiện. Nếu bạn cứ liên tục tập trung vào chúng thì tâm trạng của bạn chỉ trở nên tệ hơn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ suy nghĩ tiêu cực nào cũng có hại, có một số sẽ khiến bạn mạnh mẽ và sống có trách nhiệm hơn. Vì thế, nhiều chuyên gia tâm lý khuyên rằng, bạn nên giữ lại những suy nghĩ tiêu cực có ích, chúng khiến bạn thấy khó chịu nhưng lại là động lực thúc đẩy bạn tiến lên, và dứt khoát bỏ qua những suy nghĩ không thúc đẩy hành động tích cực nơi bạn.
16. Tập lối sống giúp phát triển bản thân
Ném mình vào nhưng mối quan hệ hoặc các khóa học chuyên nghiệp và nghiêm túc cũng là cách bạn bắt buộc bản thân mình phát triển, từ đó, hình thành nên sự tự tin và khiêm tốn trong tính cách. Từ những khóa học kĩ năng như: Kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình,… đến các khóa học về thể chất, chăm sóc ngoại hình,… đều có thể giúp bạn rèn luyện bản lĩnh và sự tự tin.
17. Tìm hiểu về “Hội chứng kẻ mạo danh” (Imposter Syndrome)
Nhiều chuyên gia tâm lí có nhắc đến hội chứng này, nó hình thành khi chúng ta luôn tự ti và nghĩ bản thân không thể hoàn thành được việc gì, và bất cứ thành công nào ta có được đều chỉ do may mắn. Để vượt qua điều này, bạn nên học cách tìm hiểu những ưu khuyết điểm của bản thân. Nên nhớ rằng, “Mọi người đều là thiên tài, nhưng nếu bạn đánh giá con cá bằng khả năng leo cây của nó, suốt đời nó sẽ tin rằng mình là kẻ ngốc nghếch” (Albert Einstein). Chỉ khi bạn biết được chính xác giá trị cốt lõi của mình, bạn mới có thể tự tin và tôn trọng chính mình, cũng như tôn trọng người khác.
18. Xây dựng thương hiệu cá nhân “chất lượng cao”
Nhân tố quan trọng để xây dựng nên sự tự tin của một người chính là việc xây dựng “thương hiệu cá nhân” của người đó. Việc này có thể thực hiện thông qua những “kênh truyền thông cá nhân” chất lượng cao như blog, mạng xã hội, kênh video… Bạn hãy đầu tư công sức vào những kênh này. Kể cả khi chúng không thu hút được nhiều sự chú ý lúc ban đầu, chúng chính là bằng chứng cho thấy bạn đã có một bước đi đáng tự hào và có thể giới thiệu bản thân mình với người khác thông qua đó – điều này sẽ tác động đáng kể đến độ tự tin của bạn.
19. Tìm ra giá trị bản thân bên ngoài văn phòng làm việc
Sự tự tin nên có nền tảng dựa trên các giá trị tự thân của bạn, chứ không phải thông qua sự thành công trong sự nghiệp. Vì thế, hãy tìm cách “kết nối” với chính mình và phát triển bản thân. Những cách này có thể là thông qua các hoạt động như tập thể dục, tán gẫu với bạn bè, tập Yoga,… cũng có thể là bất cứ hoạt động nào khác khiến bạn có thêm những phát hiện mới về con người bạn bên ngoài văn phòng làm việc.
20. Cách ăn mặc cũng ảnh hưởng đến sự tự tin
Dù đang làm nhân viên hay đang là sếp, dù đang làm văn phòng hay ở nhà làm tự do, hãy luôn ăn mặc để thu hút những người bạn muốn gặp, chứ không phải để những người bạn đang quen biết ngắm nhìn. Nhiều người nghĩ rằng vì mình làm ở nhà nên ăn mặc xuề xòa cũng chẳng sao, nhưng sự thực là hình thức bên ngoài phản chiếu thái độ bên trong của bạn. Vì thế, hãy luôn ăn mặc tươm tất và lịch thiệp, bạn sẽ cảm thấy tự tin và vui vẻ hơn nhiều.
Như cha mẹ nhận thấy sự tự tin đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển và hình thành chỗ đứng trong xã hội của con trẻ. Bỏ túi những cách giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, va chạm cuộc sống ngay từ bé sẽ giúp tạo dựng nhân cách, gia tăng cơ hội thành công cho con sau này.
Nếu mẹ muốn con tự tin trong giao tiếp, sớm tự lập thì đừng quên 20 điều cần làm mỗi ngày này nhé.