Những ông bố bà mẹ bỉm sữa với hàng ngàn thắc mắc trong việc dạy con. Làm thế nào để cho bé giao tiếp tốt là một trong những băn khoăn hàng đầu. Có nên cho bé học giao tiếp ? Có cách nào giúp bé giao tiếp tốt ? Cùng tham khảo bài viết sau
Nên cho bé học giao tiếp từ khi nào?
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội là những kỹ năng khó nhưng rất quan trọng, góp phần vào sự thành công của của môt con người. Ngay cả người lớn đôi khi cũng cảm thấy bối rối, không chắc là mình đã làm tốt, huống chi là trẻ con. Tuy nhiên, thực tế là những kỹ năng này nếu được làm quen và hình thành trong mỗi người ngay từ khi còn nhỏ thì hiệu quả sẽ rất bất ngờ.
Đối với trẻ nhỏ, cách học tốt nhất là thông qua việc quan sát bố mẹ và chơi những trò chơi đơn giản, và do các bé luôn bắt chước người lớn nên bố mẹ – những người lớn gần gũi với bé nhất – cũng chính là những người bạn cùng chơi tốt nhất của con.
Những trò chơi giúp bé học kỹ năng giao tiếp
Bố mẹ nên bày cho con chơi những trò chơi hữu ích để qua đó, bé học được những kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt hơn.
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử xã hội là những kỹ năng khó nhưng rất quan trọng, góp phần vào sự thành công của của môt con người.
1. Trò chơi đóng vai, đóng kịch
Bé được hóa thân vào nhiều nhân vật khác nhau và lựa chọn cách biểu lộ cảm xúc và thái độ phù hợp. Bố mẹ nên tham gia để khéo léo uốn nắn và làm mẫu cho con, để bé sửa được những hành vi sai và biết cách cư xử phù hợp trong các tình huống.
2. Trò chơi nhận biết cảm xúc qua biểu hiện khuôn mặt
Bố mẹ diễn có thể diễn tả nhiều trạng thái cảm xúc bằng chính khuôn mặt mình hoặc qua những hình vẽ trên giấy để con đoán. Trò chơi này giúp bé nhanh nhạy hơn trong việc nhận biết được cảm xúc của người khác.
3. Những trò chơi tập thể
Bố mẹ hãy khuyến khích con hòa nhập với các bạn cùng lứa để tự học các kỹ năng giao tiếp và phối hợp với người khác tốt hơn.
Bố mẹ nên khuyến khích và giúp đỡ con rèn luyện các kỹ năng giao tiếp bởi chúng rất cần thiết trong cuộc sống sau này của trẻ. Tuy nhiên, nếu trẻ không thoải mái với bất cứ trò chơi nào, đừng bắt ép trẻ. Hãy trò chuyện nhiều hơn để nắm bắt được tư duy và suy nghĩ của trẻ và tìm ra phương án thích hợp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ.