Trẻ nhỏ thường ương bướng, tự làm theo ý mình, có khi dẫn đến hậu quả không hay. Lúc này, bạn hãy áp dụng 1 trong 5 cách để rèn tính kỷ luật cho trẻ nhé.
Bố mẹ nào lại không yêu thương con vô bờ bến. Tuy nhiên, yêu thương không đồng nghĩa với nuông chiều, bỏ qua những sai trái mà con mắc phải. Người xưa có câu “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” nhưng ngày nay, khi con làm điều sai trái nhiều bố mẹ không còn ủng hộ việc đánh con nữa. Vậy làm cách nào để phạt hay rèn cho con tính kỷ luật khi con làm điều gì sai trái? Bài viết sau của Hello Bacsi sẽ hướng dẫn bạn 5 cách khi gặp vấn đề này. Bạn có thể lựa chon cách phù hợp với mình nhất.
1.Treo thưởng cho những hành vi tốt
Bố mẹ phạt con khi chúng nghịch ngợm và mất bình tĩnh. Tuy nhiên, đôi khi trẻ cũng có hành vi tốt. Lúc này, bạn hãy thưởng cho con. Ví dụ: nếu nhà có khách và con không gây ra bất kỳ sai lầm nào trong suốt thời gian này, bạn có thể thưởng cho con món tráng miệng hoặc truyện tranh yêu thích.
Ngoài ra, nếu con làm tốt hơn điều bạn mong đợi, hãy thưởng con bằng cách dẫn đi xem phim hoặc đi chơi. Ví dụ: con mạnh dạn trò chuyện với khách, trả lời lễ phép, không nghịch ngợm, bạn đã có thể thưởng con.
2. Lấy đi những quyền lợi tự do của con
Nếu con có những biểu hiện không tốt, bạn có thể lấy đi những quyền lợi hàng ngày của bé. Ví dụ: nếu kết quả học tập của con không tốt, bạn có thể không cho con xem tivi.
Bằng cách này, bạn có thể giúp trẻ đi đúng hướng. Trẻ sẽ biết được hành vi tốt sẽ được khen thưởng và hành vi xấu sẽ dẫn đến những kết quả xấu.
3. Hòa giải cuộc tranh luận
Một số trẻ thường tranh luận với bố mẹ. Việc tranh luận có thể làm cho vấn đề trở nên rắc rối và mâu thuẫn hơn. Do đó, bạn không nên tranh luận gay gắt với con. Nếu thấy tình hình trở nên quá căng thẳng, bạn nghĩ cách để giải hòa.
Nói ngắn gọn đúc kết có thể giúp bé hiểu rõ quan điểm của bạn hơn là tranh luận gay gắt. Trẻ sẽ học được rằng không nên có cuộc cãi nhau và hòa giải cuộc tranh luận là cách tốt nhất cho mọi người.
4. Phương pháp tính thời gian
Tính thời gian là phương pháp giúp trẻ bình tĩnh và suy nghĩ về việc làm sai trái của mình. Để trẻ ra một góc riêng, không tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình. Hãy nói với trẻ rằng “lần thứ 1” nhưng đừng la mắng hay nói thêm gì khác. Chờ 5 giây xem liệu trẻ có thay đổi hành vi không. Nếu không, hãy nói với trẻ “lần thứ 2”. Chờ thêm 5 giây nữa mà bé vẫn không có sự thay đổi nào, hãy nói với trẻ “lần thứ 3”. Biện pháp tính thời gian giúp trẻ cải thiện hành vi của mình cho đến khi bé nhìn nhận việc làm của mình là sai và nhận lỗi.
5. Bắt trẻ ở trong nhà
Cách này buộc trẻ phải ở trong nhà và không được tham gia những hoạt động vui chơi nào. Đây là một cách quản thúc tại gia. Phương pháp này hiệu quả đối với trẻ lớn, buộc phải ở nhà, không tham gia các hoạt động nào bên ngoài trừ việc học.
Mỗi trẻ đều có tính cách khác nhau, bố mẹ cần nhớ điều này trước khi phạt con. Những phương pháp này mang lại hiệu quả khác nhau với từng trẻ.