5 BƯỚC NUÔI DẠY TRẺ TÍCH CỰC giúp bạn quản lý hành vi, cảm xúc và sự phát triển của trẻ mà không gây tổn thương cho trẻ. Bạn sẽ xây dựng những mối quan hệ bền vững, giao tiếp tích cực và khích lệ những hành vi bạn trông đợi ở trẻ.
Nuôi dạy trẻ tích cực là cách tuyệt vời dành cho cha mẹ. Trẻ phát triển được nuôi dạy tích cực sẽ thể hiện bản thân rất tốt ở trường học. Chúng dễ dàng kết bạn mới, cảm thấy thoải mái về bản thân. Và khi lớn lên trẻ sẽ ít gặp phải những vấn đề về hành vi và cảm xúc.
Nuôi dạy trẻ tích cực cũng hữu ích đối với bạn. Nuôi dạy trẻ tích cực giúp cha mẹ cảm thấy tự tin hơn và rút bớt căng thẳng. Và bạn sẽ co hẹp những mâu thuẫn với bạn đời về những vấn đề nuôi dạy trẻ.
Có năm bước chính để thực hiện nuôi dạy trẻ tích cực, đó là:
01. Tạo một môi trường an toàn và thú vị
02. Tạo môi trường học hỏi tích cực
03. Áp dụng kỷ luật nghiêm ngặt
04. Có những kỳ vọng thực tế
05. Quan tâm tới bản thân mình
Phần 1: Tạo một môi trường an toàn và thú vị
Để trẻ phát triển toàn diện những kỹ năng trong cuộc sống hãy cho chúng vui chơi và khám phá. Nhưng, thực tế là cha mẹ không luôn kề sát bên trẻ mọi lúc mọi nơi, vì vậy đôi khi trẻ cần phải tự mình khám phá thế giới này.
Vì lẽ đó, bạn cần xây dựng một mái ấm an toàn cho trẻ. Không chỉ vì lợi ích của trẻ, mà cũng là vì lợi ích của chính bạn. Bạn hãy thư giãn và thoải mái để bảo đảm sự an toàn cho trẻ chẳng hạn như bạn đặt dao ngoài tầm với của trẻ, cất giữ thuốc cẩn thận hoặc đưa cho trẻ một chiếc mũ bảo hiểm khi lái xe đạp. Làm như vậy, bạn sẽ không còn phải canh cánh đề phòng những mối nguy hiểm tiềm tàng hoặc la hét ầm ĩ với trẻ “Không được chạm vào đó!”.
Bạn cũng nên tạo cho trẻ những hoạt động thú vị. Bạn không nhất thiết phải mua tất cả những loại đồ chơi hiện đại nhất và đắt tiền nhất. Nhưng trẻ cần có nhiều đồ vật để vui chơi, bạn có thể sử dụng những loại đồ chơi thủ công và thiết kế những hoạt động thú vị để giúp trẻ năng động. Bạn sẽ sớm nhận thấy những đứa trẻ khi cảm thấy nhàm chán sẽ chơi ít đi. Hãy nhớ, những đứa trẻ hay chán nản thường cư xử không đúng mực.
"Tạo một môi trường an toàn và thú vị" là một trong năm bước để nuôi dạy trẻ tích cực. Để nuôi dạy trẻ tốt hơn, hãy khám phá những yếu tố khác và cách thức để tạo hứng thú cho trẻ vui chơi. Sau đây là một số chủ đề nuôi dạy trẻ mới bạn cần suy nghĩ để có cách tạo môi trường an toàn và thú vị cho trẻ:
- Những đứa trẻ được bao bọc, che chở quá mức cần thiết - khi nào sự quan tâm sẽ trở nên thái quá?
- Thời gian trẻ ngồi trước màn hình
- Trẻ có nên chấp nhận rủi ro?
Những đứa trẻ được bao bọc quá mức cần thiết
Bản năng của cha mẹ là luôn muốn con cái được an toàn - Một số cha mẹ vì cớ này mà bảo vệ, bao bọc trẻ quá mức cần thiết. Nên nhớ rằng bạn không thể che chở cho trẻ khỏi mọi tổn thương và thất vọng suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giúp trẻ học cách đối phó với những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn cung cấp cho trẻ những kỹ năng để ứng phó trước thử thách và kiểm soát những cảm xúc bên trong thì trẻ sẽ đưa ra được những lựa chọn tốt hơn.
Bạn có thể bắt tay thực hiện công việc này bằng cách dạy cho trẻ hiểu những cảm giác căng thẳng, khó chịu hoặc tức giận là hoàn toàn bình thường. Giúp trẻ hiểu rằng những cảm xúc giống như vậy sẽ trôi qua nhanh chóng.
Con bạn có thể đối mặt với một số vấn đề khiến chúng lo lắng, chẳng hạn như phải tham gia quá nhiều hoạt động thể thao ở trường học. Trẻ thậm chí có thể cố gắng trốn tránh. Hãy khích lệ, cổ vũ trẻ đến với thử thách và vượt qua nó. Nếu được bạn tiếp thêm sức mạnh, trẻ sẽ tràn đầy năng lượng để đối phó với tình hình.
Và nếu trẻ trở về nhà và thất vọng, hãy để trẻ biết cảm giác đó là bình thường. Trẻ sẽ hiểu được rằng trong cuộc đời sẽ có những sự kiện, tình huống căng thẳng xảy ra và chúng hoàn toàn đủ khả năng để vượt qua.
Nhớ rằng bạn hãy làm gương cho trẻ. Bạn sẽ tiếp thêm hi vọng cho trẻ nếu chúng nhìn thấy bạn giải quyết những vấn đề của bản thân và tiến lên phía trước. Trẻ sẽ trưởng thành và hiểu rằng những thử thách có thể vượt qua và thất vọng có thể tiêu tan.
Thời gian trẻ ngồi trước màn hình
Đôi khi có vẻ như trẻ dành toàn bộ thời gian của mình trước màn hình Ti Vi, điện thoại hoặc máy tính. Bạn thậm chí cảm thấy như muốn vứt bỏ hết những thứ này ra khỏi nhà. Đó là sự lựa chọn của bạn. Tuy nhiên, với hầu hết cha mẹ, tốt hơn hết là hãy thích nghi. Chúng ta cần phải giúp đỡ trẻ để cân bằng cuộc sống.
Công nghệ có thể mang lại cho trẻ nhiều lợi ích miễn là phù hợp với độ tuổi của trẻ. Xem Ti Vi hoặc chơi máy tính là cách hiệu quả để giúp trẻ cảm thấy thú vị, giải trí và thư giãn. Hơn nữa, có nhiều chương trình, trò chơi và ứng dụng mang tính giáo dục có thể hỗ trợ cho sự học hỏi của trẻ.
Nhưng nếu trẻ dành quá nhiều thời gian trước màn hình trẻ sẽ bỏ lỡ những hoạt động quan trọng khác như vui chơi ngoài trời, trò chuyện cùng bạn bè và đọc sách, những hoạt động này vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ.
Vậy làm thế nào bạn có thể cân bằng thói quen trong gia đình?
Hãy bắt đầu bằng cách tìm hiểu những thiết bị công nghệ xung quanh bạn. Bạn có thể tự mình tìm hiểu, trò chuyện với trẻ và với những người cha mẹ khác. Nghĩ về những ưu điểm của mỗi thiết bị công nghệ và nghĩ về vấn đề bạn sẽ cần phải hạn chế hoặc quản lý, dựa vào độ tuổi của trẻ.
Thiết lập một số quy tắc thích hợp cũng là ý tưởng hay. Hãy để trẻ biết những thiết bị trẻ được phép sử dụng và thời điểm chúng có thể sử dụng. Thảo luận điều này với toàn gia đình để trẻ cũng có thể nêu lên ý kiến riêng của mình.
Trẻ có nên chấp nhận rủi ro?
Phụ huynh trực thăng (Helicopter parents) là người giám sát mọi lĩnh vực trong cuộc sống của trẻ. Họ có thể luôn cảm thấy phải đảm bảo cho trẻ không phải đối mặt với bất cứ rủi ro và thất bại nào trong cuộc sống. Tuy nhiên trẻ sẽ học hỏi hiệu quả hơn khi trẻ biết cách chấp nhận rủi ro.
Vấn đề này có thể làm cha mẹ bối rối- làm thế nào bạn có thể biết khi nào bạn đang bảo vệ trẻ hoặc khi nào bạn đang can thiệp quá sâu?
Ví dụ, một đứa trẻ đang học hỏi để leo cây. “Cha mẹ trực thăng” sẽ lo lắng can thiệp kề kề bên trẻ và nói với trẻ “hãy cẩn thận”
Hơn thế nữa, có những bậc cha mẹ can thiệp quá sâu vào những hoạt động của trẻ. Họ có thể làm bài tập về nhà thay cho trẻ hoặc cãi lý với giáo viên rằng bài tập quá sức so với bậc học của trẻ.
Trẻ nhỏ cần phải học hỏi để tự lập bằng cách chấp nhận rủi ro và phạm sai lầm. Nếu trẻ không có những cơ hội này thì sẽ rất khó để phát triển bản thân toàn diện. Cha mẹ quan tâm thái quá đến trẻ có thể làm cho một số em phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ và chúng không thể tự bản thân đưa ra quyết định.
Điểm mấu chốt là, hãy nhận thức được con đường nuôi dạy trẻ bạn đang đi. Cuối cùng bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn để dõi theo trẻ. Bạn sẽ làm quen với việc để mắt đến trẻ trong khi vẫn cho trẻ không gian riêng để phát triển.