Những người lạc quan luôn tự tìm thấy niềm vui, hạnh phúc, có thể tự tin để đối phó với những thách thức trong cuộc sống. Dưới đây là 5 lời khuyên vô cùng hữu ích giúp con bạn trở thành người lạc quan.
Sự kiện:
Dạy con,
Giáo dục
1. Thoát khỏi cảm giác chán nản, thất vọng
Trong cuộc sống đôi khi chúng ta gặp phải một số khó khăn, cần nhiều can đảm để vượt qua, hoặc đôi lúc bị thất bại. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực và thất vọng đây là chính là sự bi quan cần phải loại bỏ. Than vãn sẽ chỉ khiến các vấn đề ngày một trở nên khó khăn hơn, và con cái dễ học cách suy nghĩ tiêu cực, bi quan của cha mẹ.
Vì vậy, cha mẹ cần là tấm gương về cách suy nghĩ tích cực, lạc quan. Ví dụ: “ Mặc dù hôm nay mẹ bị đánh rơi tiền, nhưng biết đâu có một người nghèo khổ đã nhặt được tiền của mẹ, và gia đình họ đã có một bữa tối ngon miệng”, hoặc “ Hôm nay, mưa đã khiến mẹ về muộn, nhưng thật may mắn vì mẹ gặp được người bạn cũ khi đang chờ ở bến xe bus”…Trong các bữa tối, mỗi thành viên trong gia đình tiết lộ điều tốt nhất và xấu nhất đã xảy ra với họ ngày hôm đó. Thay vì cằn nhằn về điều xấu, hãy đặt mục tiêu tập trung vào những điều tích cực và chia sẻ một hy vọng cho ngày mai.
Ảnh minh họa
2. Đặt kỳ vọng cao
Hãy giao các nhiệm vụ vừa sức cho con bạn ngay từ khi con còn nhỏ, ví dụ: lên danh sách việc cần làm để nhắc nhở con gấp chăn, mặc quần áo, đánh răng và dọn đồ chơi... Trẻ em sẽ không phát triển thái độ "có thể làm" một cách lạc quan, trừ khi họ có cơ hội để chứng minh giá trị của mình. Tất nhiên, các công việc nhà cần phải phù hợp với lứa tuổivà sức lực của con. Một cô bé 2 tuổi có thể nhặt đồ chơi của mình, một đứa trẻ 3 tuổi có thể bỏ quần áo bẩn vào giỏ để đồ giặt, một cô bé 4 tuổi có thể mang đĩa đến bồn rửa, một đứa trẻ 5 tuổi có thể đi đổ rác, và “một người đàn ông” 6 tuổi có thể giặt quần áo giúp mẹ...
3. Sẵn sàng chấp nhận rủi ro và thất bại
Cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con mình khỏi bị đau. Điều này hoàn toàn bình thường nhưng nó cũng khiến con trẻ bị nản lòng khi chúng muốn tham gia một hoạt động mang tính thử thách nào đó nhưng bị nghiêm cấm. Về lâu dài, thói quen này khiến trẻ mất nhiều kỹ năng và làm suy yếu sự tự tin của trẻ. Nếu có thể hãy cho phép trẻ thử thách với những hoạt động cần sự mạo hiểm hợp lý, hoặc có thể chấp nhận chút rủi ro không đáng kể, tất nhiên phải luôn có sự giám hộ của cha mẹ.
4. Khuyến khích con tự bảo vệ mình
Khi mẹ Shayna nghe thấy một học sinh lớp 2 gọi con gái mình là béo, thì bản năng đầu tiên của cô là muốn gọi cho bố mẹ cô bé - nhưng cô đã dừng lại. "Tôi muốn dạy Shayna phải trở thành người biện hộ cho chính con bé", vì vậy cô đã vạch ra những gì Shayna có thể nói trong lần tiếp theo. Và Shayna đã mạnh dạn công kích lại người diễu cợt mình “Một, tôi không béo. Hai, đó không phải là điều tốt đẹp để nói với một người bạn”. Cậu bạn kia đã phải xin lỗi và Shayna trở về nhà cảm thấy rất hãnh diện và tự tin. Cha mẹ hãy kiềm chế bản năng "gà mẹ" và hãy để cho con bạn cố gắng giải quyết mọi thứ mà không cần sự giúp đỡ của người lớn, điều này sẽ làm tăng cảm giác thành công của trẻ và khiến chúng cảm thấy lạc quan hơn về những gì mình có thể thực hiện trong tương lai.
5. Tự tin tranh đấu với bản thân
Khi trẻ bị điểm xấu, cảm thấy thua kém bạn bè, chúng có thể thất vọng kêu lên, "con không giỏi toán!", “ con vẽ tồi!”, “ con không thông minh!” Thật không may, một thất bại duy nhất có thể đủ để trẻ tạo ra cảm giác vĩnh viễn về những thiếu sót của mình. Nhằm ngăn ngừa những kết luận đó, hãy cố gắng thay đổi quan điểm của con và khiến suy nghĩ của chúng trở nên tích cực hơn bằng cách khích lệ các ưu điểm khác của chúng “ mặc dù con vẽ không tốt, nhưng con hát hay hơn nhiều bạn” hoặc “toán là môn khó, không ai giỏi ngay từ đầu, cái con cần là thêm thời gian”. Đồng thời chỉ cho con biết rằng, bé không phải là người duy nhất " Rất nhiều bạn trong lớp của con cảm thấy thất vọng như con " và giúp bé hy vọng bằng cách đề cập đến một kỹ năng khác mà bé đã làm tốt “môn đọc của con được cô giáo khen là rất trôi chảy”…