Trẻ nhỏ cần nhiều sự quan tâm, chăm sóc để có thể phát triển khỏe mạnh. Phương pháp nuôi dạy con đúng luôn khiến nhiều phụ huynh trăn trở.
Ở Việt Nam, các bà mẹ thường dành nhiều thời gian gần gũi con cái, nhất là trong giai đoạn trẻ còn nhỏ. Đây là giai đoạn trẻ dần hình thành ý thức cũng như phát triển thể chất, cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cũng như nhận sự quan tâm từ cha mẹ. Dưới đây là 5 điều cha mẹ cần biết để nuôi con khỏe mạnh.
Xóa áp lực, tăng niềm vui
Trẻ được thỏa sức khám phá, vui đùa mỗi ngày chính là cách tốt để hỗ trợ sự phát triển. Trẻ sẽ dễ dàng tiến bộ hơn nếu tìm thấy được niềm vui trong việc khám phá và học tập, khi không có quá nhiều áp lực thành tích trên vai. Thay vì tập trung vào những thành tựu con đạt được và thúc ép con cố sức, mẹ nên chú trọng hơn tới việc kích thích sự tìm tòi và tạo cơ hội để con trẻ được bộc lộ tà
Một lời động viên sẽ hơn ngàn câu la mắng.
|
Một lời động viên sẽ hơn ngàn câu la mắng. |
Đừng chỉ trích, hãy yêu thương
Thay vì bắt lỗi con một cách gay gắt, mẹ nên nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai của con, khuyên bé đừng nên tái phạm với một thái độ ôn hòa để bé dễ dàng tiếp thu và thấu hiểu. Khi liên tục bị chỉ trích về lỗi sai, bé sẽ hình thành tâm lý xấu hổ và tự ti, dần dần sẽ hình thành sự rụt rè trong ứng xử và hành vi. Lâu dần, bé sẽ không dám tự ý quyết định hoặc hành động chuyện gì vì sợ sẽ tiếp tục mắc lỗi.
Không dễ dãi nhưng đừng khắt khe
Nuông chiều con thái quá là một điều không tốt, nhưng quá nghiêm khắc, kiểm soát và áp đặt suy nghĩ sẽ khiến trẻ sợ hãi và cảm thấy “nghẹt thở”. Mẹ chỉ nên dừng ở một mức độ vừa đủ, khiến con cái tôn trọng và tin tưởng để thiết lập mối quan hệ gia đình bền chặt và gắn kết hơn.
Ngoài ra, mẹ nên dành thời gian để tâm sự và chia sẻ về những câu chuyện xảy ra quanh con. Việc trở thành người bạn của con là cách tốt nhất để hỗ trợ con trên con đường trưởng thành.
Hãy dành thời gian trò chuyện với con.
|
Hãy dành thời gian trò chuyện với con. |
Trang bị cho con kỹ năng xã hội
Nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Đại học Pennsylvania State và Đại học Duke trong vòng 20 năm đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc trang bị kỹ năng xã hội và tỷ lệ thành công trong tương lai. Kỹ năng xã hội sẽ không làm bé “già” đi, mà giúp bé phát triển toàn diện và sẵn sàng hơn trong giai đoạn trưởng thành.
Tiếp năng lượng để con khám phá
Việc bổ sung năng lượng cho các hoạt động thể chất và não bộ rất quan trọng. Trẻ em thường thích khám phá môi trường xung quanh. Điều này giúp bé phát triển kỹ năng vận động và khả năng tư duy. Ngoài việc khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ phát huy khả năng, các bà mẹ cũng nên chú ý bổ sung năng lượng cho bé. Khi nạp đủ năng lượng, bé có thể sẵn sàng cho những điều mới mẻ sắp tới.