Đối với các bậc cha mẹ, ai cũng mong muốn bé nhà mình học tập tốt. Tuy nhiên, để có được điều đó trẻ cần phải có trí nhớ tốt để ghi nhớ kiến thức và sắp xếp chúng sao cho thật logic. Sau đây, xin gửi đến các bậc phụ huynh 5 cách đơn giản giúp cho bé ghi nhớ nhanh các mặt số hay mặt chữ cái:
1. Giúp trẻ tập trung hiểu những gì được học
Con người chúng ta có khả năng ghi nhớ rất tốt nhưng lại chưa được khai thác triệt để. Để có một trí nhớ tốt. Trước hết chúng ta phải thật tập trung khi cần ghi nhớ điều cần nhớ. Thay vì việc cưỡng ép não bộ học thuộc tất cả những gì được học. Hãy nhắc nhở trẻ tập trung hiểu những gì được học. Việc thấu hiểu sẽ giúp trẻ ghi nhớ nhanh hơn gấp 9 lần.
Hay phụ huynh có thể trao đổi và chia sẻ những lợi ích học con số, chữ cái, những ứng dụng hữu ích cho trẻ trong các việc thường ngày.
2. Ghi chú ra giấy hay vẽ thành Sơ đồ Tư duy bằng hình ảnh
Sơ đồ tư duy có thể được sử dụng trong học tập, thậm chí trong cả cuộc sống hằng ngày cũng có thể áp dụng được. Trẻ có thể ứng dụng sơ đồ tư duy trong rất nhiều môn học khác nhau.
Như khoa học đã chứng minh, trẻ sẽ nhớ được lâu hơn nếu thứ đó có hình ảnh sống động và khiến trẻ liên tưởng đến một điều gì đó thú vị. Những hình tượng mới lạ, màu sắc tươi mắt bao giờ cũng khơi dậy tình cảm vui vẻ và thúc đẩy sức nhớ của trẻ. Trẻ càng thấy hứng thú với sự vật đó, ấn tượng để lại trong trí nhớ càng sâu sắc hơn. Giúp trẻ liên tưởng các khái niệm và hình tượng với nhau, qua đó trẻ có cơ sở để tìm tòi những nhận thức mới.
Ví dụ: Bố mẹ có thể cho trẻ liên tưởng các chữ số thành 1 hình tượng bất kì: số 1 như thân một cây nến, thêm vào 1 chiếc mũi nhọn và mang 1 đôi giày hay số 2 là một chú vịt con đang yêu đang vòng chiếc cổ xinh xắn bơi quanh hồ vv…
3. Tạo ra môi trường thực hành ngay xung quanh trẻ
Nếu trẻ đang ở trong phòng, hãy cố gắng kết nối thứ trẻ đang học với một thứ gì đó trong căn phòng của trẻ. Tạo mối liên kết giữa kiến thức và không gian thân thuộc của trẻ.
Ví dụ: Khi trẻ đang học toán. Hãy tạo ra môi trường toán học ngay trong nhà bạn: cùng con tham gia một vài trò chơi đố vui toán học thú vị: Có bao nhiêu cái bàn trong phòng? Bao nhiêu chiếc móc treo trên tủ? Hay con hãy tìm những đồ vật có hình trong xung quanh phòng? Đếm số lượng kẹo trong túi kẹo yêu thích của con?
4. Tạo nên những câu chuyện hóm hỉnh.
Khi ghi nhớ kiến thức theo một số thứ tự cụ thể. Hãy giúp trẻ sắp xếp những mảnh ghép vào một câu chuyện. Điều quan trọng là các mảnh được kết nối với nhau bằng một loại cốt truyện. Thay vì nhớ những con số, sự kiện khô khan. Hãy tạo câu chuyện liên tưởng và giúp trẻ suy nghĩ theo cách hóm hỉnh, hài hước để tạo ra sự phấn khích cho não bộ. Nghĩ đến những gì càng khác biệt thì não bộ càng dễ thu nạp và lưu lại hơn.
Ví dụ: Với các hình ảnh rời rạc, bố mẹ có thể phác thảo thành 1 câu chuyện hóm hỉnh từ các hình ảnh đó: 1 chú vịt ra ao hay tìm được 2 quả táo hay vịt gặp 3 bạn sóc hay sóc tặng vịt 4 hạt dẻ….
5. Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ
Để trẻ ngủ đủ. Giấc ngủ là cực kì quan trọng đối với sự phục hồi của não bộ. Thời gian ngủ là thời gian não bộ củng cố lại toàn bộ kiến thức được dung nạp trong ngày. Và sắp xếp lại thành kho dữ liệu được lưu trữ ở phần não làm nhiệm vụ ghi nhớ.
Để trẻ thư giãn giữa giờ học. Việc tập trung cao độ tiếp thu kiến thức trong nhiều giờ liền sẽ khiến bé tiêu hao rất nhiều năng lượng và khiến bé mệt mỏi. Thể trạng là vô cùng quan trọng trong việc ghi nhớ kiến thức. Nếu không được nghỉ ngơi kịp thời. Não bộ sẽ có xu hướng tự nghỉ ngơi, hoặc làm việc không hiệu quả dẫn đến phần kiến thức tiếp thu vào sẽ bị lộn xộn.
Với 5 tuyệt chiêu trên ba mẹ hãy vận dụng giúp trẻ nhớ lâu và học tập hiệu quả nhé!
Ngoài những cách trên ba mẹ cũng có thể giúp con học tập tốt hơn bằng cách tìm hiểu và cho con tham gia các chương trình ngoại khóa thiên về yếu tố tư duy để giúp con được phát triển tốt nhất từ giai đoạn đầu đời. Giáo dục sớm bằng phương pháp tư duy gợi hỏi là cách giúp trẻ phát triển tư duy và não bộ cực tốt, không chỉ hình thành tư duy cho trẻ từ khi còn bé mà nó còn thay đổi hoàn toàn cách tư duy của trẻ theo hướng khoa học và logic hơn trong giai đoạn về sau.