Việc dạy và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt để trẻ có thể hưởng mọi lợi ích do kỹ năng này mang lại.
Theo cố vấn chuyên môn của Dự án - tác giả của cuốn sách "Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu" - chị Linh Phan, việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ sớm là điều vô cùng cần thiết để trẻ có được nền tảng tốt và xây dựng được một cuộc sống có chất lượng cao. Vậy làm thế nào để bố mẹ có thể dạy và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ một cách hiệu quả?
ODPHUB xin gửi tới bố mẹ 6 trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ do chị Linh Phan gợi ý trong bài viết dưới đây!
Bố mẹ hãy tham khảo 6 trò chơi, bài tập do chị Linh Phan gợi ý để việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ trở nên thú vị hơn nhé!
1. Đoán đồ vật
Đây là một trò chơi vui nhộn cho trẻ luyện tập sức mạnh của diễn tả. Hãy cắt một cái lỗ trong một cái hộp vừa tay để trẻ thọc vào. Sau đó đặt một đồ vật trong chiếc hộp và yêu cầu trẻ diễn tả cảm giác về đồ vật ấy. Cả lớp sẽ thay phiên nhau đoán đó là đồ vật gì.
2. Tả và kể
Nhiều đứa trẻ thích chia sẻ ở độ tuổi này. Dành thời gian cho trẻ chia sẻ điều gì đó là một cách khích lệ chúng phát triển kỹ năng giao tiếp. Hãy khuyến khích các bạn cùng lớp suy nghĩ về những câu mà bé đã hỏi như một cách phát triển kỹ năng lắng nghe tích cực.
Hãy khuyến khích trẻ chia sẻ và kể về những điều mà trẻ thích.
3. Góc cảm xúc
Rất nhiều lần, trẻ ở độ tuổi này gặp khó khăn trong việc truyền đạt cảm xúc của mình. Cảm xúc có thể rất trừu tượng, và trẻ chưa có kỹ năng để nhận ra chúng. Hãy dành riêng một khu vực nhất định để trẻ được bộc lộ những cảm xúc này, nơi có một tờ giấy bánh xe cảm xúc được bày sẵn. Trang bị những hình dán biểu cảm tương ứng để trẻ có thể lặng lẽ đưa cho bố mẹ.
Hãy tạo không gian trong ngày để bố mẹ có thể giải quyết những cảm xúc này với trẻ. Điều này tạo lập niềm tin, sự thấu hiểu ở bất kỳ nhóm tuổi nào có xu hướng bộc phát khi cảm xúc của trẻ bị hiểu sai.
4. Thay phiên
Thay phiên nhau khi nói chuyện rất giống như chia sẻ một món đồ chơi yêu thích, và trẻ con cần học kỹ năng này. Một bài tập thu hút sự tham gia của trẻ trong nhóm tuổi này đó là trò “Chạy đua thời gian vòng tròn màu sắc”. Mỗi trẻ có một lượt ở giữa vòng tròn nói về một chủ đề được chọn.
Bố mẹ có thể kết hợp việc chơi và dạy cho trẻ biết kiên nhẫn chờ tới lượt của mình.
Ví dụ, màu sắc đó là vàng. Đứa trẻ có khoảng 15 giây để liệt kê tất cả những thứ có màu vàng mà con thấy trong phòng. Sau đó trẻ sẽ chọn một màu khác cho bạn tiếp theo đến vòng tròn. Trước khi đến lượt tiếp theo, mỗi bé sắp sửa tham gia nói hai thứ mà bé trước đó đã chia sẻ.
5. Kể lại bức tranh
Hãy bày ra cho trẻ thật nhiều tranh. Cho chúng một khoảng thời gian giới hạn và để chúng diễn tả những gì chúng thấy theo hình thức một câu chuyện. Trong suốt bài tập này, trẻ xử lý tín hiệu hình ảnh và vận dụng tối đa khả năng nói của mình. Bố mẹ cũng rèn luyện cho trẻ khả năng lắng nghe khi tới lượt bố mẹ kể chuyện, hoàn thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Hãy cho trẻ cơ hội được kể câu chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ.
6. Sáng tác kết thúc khác cho truyện thiếu nhi
Trẻ cần cảm thấy thân thuộc với những mẩu truyện thiếu nhi để tham gia hoạt động này một cách hào hứng. Hãy giúp trẻ tưởng tượng và diễn đạt những cái kết thay thế cho các câu chuyện thiếu nhi bé đã được học theo cách thú vị và sáng tạo. Cho mỗi bé thêm vào một cái kết và cả lớp sẽ cùng phát triển những cái kết thay thế này thành nhiều câu chuyện khác nhau.
Kể chuyện là một cách dồi dào để dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em cũng như giúp trẻ luyện tập kỹ năng lắng nghe.