Phần lớn các bậc phụ huynh đều rất mong ngày con mình có thể nói được từ đầu tiên. Điều này thường xảy ra ở những thời gian trẻ ở độ tuổi chín tháng hoặc một tuổi. Tư duy của trẻ cho phép trẻ có thể nói được các cụm từ đơn giản khi bé hai tuổi và nói cả câu hoàn chỉnh khi bé ba tuổi. Dưới đây là Những cách giúp phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ dưới 6 tuổi.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua môi trường
Trẻ luôn cần những kích thích tư duy của trẻ và việc tạo ra cơ hội để chúng nhận ra bản chất sáng tạo của mình sẽ có tác dụng kích thích chúng nhiều hơn là một bức tranh hay một mô hình đồ chơi. Khả năng khám phá và học hỏi cũng quan trọng như là những lời đang chờ được trẻ nói ra. Cha mẹ có thể giúp việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ bằng cách tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự khám phá. Bằng cách này, ngoài việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ, những tài năng còn ẩn giấu trong trẻ cũng sẽ có cơ hội được thể hiện ra bên ngoài.
Phát triển ngôn ngữ tư duy của trẻ qua mô tả
Chỉ đơn giản bằng việc mô tả cho trẻ những gì trẻ đang làm, đang nghe và nhìn thấy, cha mẹ sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển khả năng nói cũng như phát triển ngôn ngữ tư duy của trẻ. Hãy tập cho trẻ biết mô tả hình ảnh bằng lời nói và bé sẽ sớm tìm cách làm điều tương tự.
Âm nhạc
Âm nhạc luôn hấp dẫn trẻ thơ. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng các bậc phụ huynh đang dành cho trẻ nhiều cơ hội để hát và nghe hát. Nếu cha mẹ có thể cho trẻ nghe các bài hát phần lớn thời gian trong ngày thì đó là một điều tuyệt vời cho việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Phần lớn vốn từ của trẻ tới từ những lời lặp đi lặp lại hay những cụm từ trong bài hát. Khi trẻ nghe thấy một bài hát, thì bài hát đó sẽ nổi bật lên so với các hiện tượng ngôn ngữ khác và gây nên những ấn tượng nhất định trong tư duy của trẻ.
Đọc cho trẻ nghe
Nghe hơi cường điệu hóa một chút nhưng đọc cho trẻ nghe ngay từ những giây phút đầu đời là một trong những cách tốt nhất giúp phát triển ngôn ngữ ở trẻ sớm.Thông qua việc dành thời gian đọc cho trẻ sẽ giúp trẻ nhận biết những điều kỳ diệu mà ngôn ngữ đem lại. Cùng với sự thích thú của trẻ đối với những điều kỳ diệu đó sẽ biến trẻ thành người ham học.
Không chỉ thế, trẻ cũng sẽ học được rất nhiều về ngôn ngữ và ngữ pháp. Trong những quyển sách thiếu nhi, từ ngữ luôn được đi kèm với giai điệu và hình ảnh sinh động, trẻ sẽ dễ dàng tiếp cận sự tuyệt vời của ngôn ngữ. Bên cạnh đó, đọc cũng thúc đẩy một năng lực khác liên quan tới khả năng nói của trẻ, đó là đọc to. Nhiều trẻ phải chống chọi với việc chỉ biết đọc thầm trong khi khả năng đọc to rất hạn chế. Thời gian nghe truyện có thể đem lại những phát triển hoàn toàn mới cho khả năng ngôn ngữ ở trẻ. Bằng việc đọc cho trẻ nghe càng sớm càng tốt cha mẹ đang đặt nền móng cho một ngày mai dễ dàng hơn cho con mình.
Phát triển tư duy của trẻ qua việc lặp đi lặp lại
Để trẻ học qua thực hành, có nghĩa là phải làm đi làm lại. Hãy tạo thật nhiều cơ hội để trẻ phải nói đi nói lại một điều gì đó nhiều lần. Có thể là những bài hát, những quyển sách hay những lời răn dạy. Nếu như cha mẹ làm theo một quy tắc thì mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc với trẻ và khi đã quen, các con sẽ hiểu và cố gắng làm giống như thế.
Giao tiếp với bạn bè giúp phát triển ngôn ngữ ở trẻ
Nhu cầu được giao tiếp với các bạn của một đứa trẻ là cực kỳ lớn. Khi trẻ học cách chia sẻ, tư duy của trẻ cần phát triển khả năng truyền đạt nhu cầu đó một cách nhanh chóng và nếu như dành đủ thời gian chơi đùa với bạn bè, trẻ sẽ sớm học được cách truyền tải suy nghĩ, cảm giác thành lời nói. Điều đó không có nghĩa là các cha mẹ phải bỏ mặc trẻ một mình để chơi với các bạn khác. Hãy cùng trẻ đến các công viên hay sân chơi và khuyến khích trẻ giao tiếp với những bạn khác.
Kiên trì với những cách trên đây sẽ giúp trẻ và bố mẹ đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển giai đoạn đầu đời.