Khi cùng nhau chia sẻ thông tin về căn bệnh nói lắp, có nhiều bậc cha mẹ đã hỏi rằng “Tôi nên làm gì khi biết con mình nói lắp ?” – đây cũng là vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ đang quan tâm và rất lo lắng. Thật ra, nói lắp nếu hiểu theo nghĩa đơn giản là người nói không có khả năng nói chuyện lưu loát, dẫn đến không có khả năng diễn đạt được ý nghỉ của mình đối với người nghe. Ngoài ra, người nói lắp thường lặp đi lặp lại một âm tiết, kéo dài âm tiết đó, đặc biệt hiện tượng nói lắp thường gặp ở một số âm tiết, có nghĩa là khi cần nói đến âm tiết đó, trẻ sẽ lập tức bị nói lắp.
Tuy nói lắp không là một căn bệnh nặng hay xếp vào nhóm bệnh nan y, khó trị nhưng nếu bạn không quan tâm thì vẫn dẫn đến trường hợp bé sẽ thành căn bệnh gắn liền suốt đời của mình. Do đó, một khi đã phát hiện trẻ có căn bệnh này, trước hết bạn phải tỏ thái độ ra sao với con – chính là câu hỏi lớn mà nhiều người quan tâm.
Những hành động, thái độ bạn không nên làm
- Đừng bao giờ tiếp lời con đang nói bằng cách điền vào chỗ trống hay phát biểu thay cho con, trong khi trẻ vẫn đang có gắng nói cho bạn hiểu.
- Đừng bao giờ tỏ vẻ khó chịu hay tức giận khi thấy con đang nói lắp.
- Đừng bao giờ hỏi lại câu con trẻ vừa nói ra hay hỏi kêu trẻ nói lại những gì mình đã cố gắng nói.
- Đừng bao giờ tỏ vẻ đau lòng nhìn con, bạn sẽ khiến cho trẻ có cảm giác mặc cảm.
- Đừng đề nghị con thay thế cụm từ khác trong khi trẻ đang nói.
- Đừng bao giờ nói với trẻ rằng con đang nói lắp hay nói là lời con nói nghe quá khó nghe.
Thay vào đó, bạn nên làm những hành động sau
- Giữ bình tĩnh và lắng nghe những điều con đang nói.
- Bày tỏ cho con trẻ biết rằng bạn sẵn sàng nghe con nói hết.
- Tạo điều kiện cho con đươc nói hết câu và suy nghỉ của mình bằng những nụ cười khuyến khích đồng thời thúc đẩy, khuyến khích con nói hết câu, nhất là khi con đang phát biểu suy nghỉ, cảm xúc của mình.
- Nhìn thẳng vào mắt của con khi trẻ đang cố gắng nói và để trẻ phát biểu một cách tự nhiên.
- Sau khi con nói xong nên nhẹ nhàng góp ý, tránh dùng từ nói lắp để diễn đạt tình trạng của con, thay vào đó bạn có thể góp ý nói rằng con nên dùng từ này, con nên nói thế này…để trẻ dễ hiểu hơn và tự thay đổi cách nói cũng như cách dùng từ của mình.
- Đừng bao giờ nói với trẻ rằng con đang nói lắp hay nói là lời con nói nghe quá khó nghe.
Đồng thời bạn giúp con khắc phục tật nói lắp của mình
- Dành thời gian chơi đùa cùng con và nói chuyện với trẻ nhiều hơn, để bé tự tin về khả năng nói của mình, việc phát âm cũng thành một lẻ tự nhiên không phải ngượng ngùng nữa.
- Khi trao đổi với trẻ, bạn cũng nên nói từ tốn và chậm rãi, phát âm một cách rõ ràng để trẻ có thể hiếu hết những gì bạn đang nói, đồng thời còn học được ngôn ngữ, cách nói của bạn.
- Cùng trẻ đứng trước gương, nói chuyện với chính bản thân để trẻ không bị ngượng hay sợ hãi khi nói trước mặt người khác vì biết mình có tật nói lắp.
- Hãy cố gắng giải thích cho trẻ hiểu, nói lắp chỉ làm một thói quen hay một tật khá phổ biến, có thể trị được để trẻ không quá lo lắng hay sợ hãi.
Hiện nay, chưa có nhiều nguyên nhân giải thích hiện tượng nói lắp này chỉ biết nó xuất hiện ở những bé trai nhiều hơn bé gái và cũng không hạn chế ở một đối tượng cụ thể nào. Nói lắp xuất hiện như một hiện tượng tự nhiên và không thể đoán trước, tuy nhiên thật may mắn cho các bậc phụ huynh làm cha mẹ là chúng ta có thể khắc phục hiện tượng này. Kết quả có được hay không, không chỉ phụ thuộc vào bé mà còn phụ thuộc vào thái độ, cách hướng dẫn giúp bé khắc phục tật nói lắp của cha mẹ.