Bật mí 6 bí quyết giúp trẻ thông minh
Bố mẹ thường mong muốn con của mình thông minh và khỏe mạnh. Ngoài việc bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng, còn một số cách khác để giúp con thông minh.
Đôi khi, con yêu đi chơi cả ngày và không chịu dừng lại một phút nào cả. Lúc này bạn hãy để bé một mình vì đây là thời gian mà bé muốn học hỏi mọi thứ xung quanh. Dưới đây là vài cách hiệu quả để giúp trẻ nâng cao kinh nghiệm và kiến thức của mình. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Trò chuyện với bé
Hầu hết các bé học thêm được một từ mới mỗi tuần. Vào khoảng từ 18 tháng đến 2 tuổi, bé có thể nói được 50 – 100 từ. Bé càng nói nhiều càng học được thêm nhiều từ vựng mới.
Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên kể cho bé nghe những câu chuyện của mình. Ví dụ, bạn đã làm những việc gì trong ngày và thực hiện chúng như thế nào. Đây là một cách tuyệt với để bày tỏ với trẻ và giúp trẻ học nhiều từ vựng hơn cả ngày. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm mà bạn nên đọc nhiều sách hơn cho trẻ. Bạn có thể kể chuyện bằng nhiều giọng điệu khác nhau cho từng nhân vật trong truyện. Điều này sẽ giúp bé vui và hứng thú với câu chuyện hơn.
Bạn hãy kể cho bé nghe bằng giọng nói êm tai, từ tốn, không quá nhanh dẫn đến việc bé khó hiểu và không tương tác lại được. Những đứa trẻ thường thích nghe giọng nói của mọi người xung quanh vì bé cảm thấy dễ hiểu hơn. Bạn cũng có thể cải thiện khả năng đọc và đánh vần cho bé bằng cách nói chuyện với bé và dùng đa dạng từ vựng hơn.
2. Chia sẻ cảm xúc với bé
Việc phát triển trí thông minh là rất quan trọng đối với sự phát triển và nhận thức của trẻ. Bạn nên khuyến khích trẻ chia sẻ cảm xúc của mình. Đây cũng là một kỹ năng quan trong cho trẻ sau này.
Khi con chơi với bạn và vô tình va vào bạn, hãy giải thích với con rằng đó chỉ là một tai nạn. Nếu bé không có thái độ tỏ vẻ hối hận với việc làm đó, lúc này, bạn giúp bé nhận ra vấn đề. Thái độ của bé rất quan trọng, vì việc bé không nhận lỗi đồng nghĩa kỹ năng xã hội của bé chưa tốt.
Cùng một việc làm sẽ cho bé những cảm xúc tích cực. Ví dụ, nếu con chia sẻ điều gì đó với bạn, hãy dành thời gian để nói cho bé biết rằng con sẽ được gì từ việc chia sẻ đó. Bạn có thể nói một vài điều như: “Con đã chia sẻ với bạn như thế nào?”, “Con đã làm bạn vui ra sao?”. Bằng cách kết hợp giữa cảm xúc và hành động, bạn đang xây dựng trí thông minh cảm xúc cho bé. Điều này sẽ theo con đến suốt cuộc đời.
3. Chơi trò chơi giúp trẻ thông minh
Những trò chơi kịch tính thường giúp tăng sự tập trung và điều khiển bản thân hơn. Sau đây là hai trò chơi giúp trẻ có thể học và tự điều khiển bản thân.
- Sự đảo ngược: Bạn hãy lấy một bộ ảnh đơn giản và chỉ từng người, từng vật cho trẻ. Giả sử bức tranh đầu tiên là hình mặt trời, khi bạn chỉ bức tranh cho trẻ, hãy kêu bé nói: “Buổi tối” thay vì “ban ngày” (hoặc “mặt trăng” thay vì “mặt trời”).
- Nếu bé chưa đủ lớn để chơi trò chơi qua nói chuyện, bạn có thể cho bé chơi những trò chơi có giai điệu. Ví dụ, bạn đánh trống một lần và con bạn đánh trống hai lần.
Đây là những trò chơi dành cho trẻ từ 3 – 4 tuổi giúp thúc đẩy khả năng tự điều khiển bản thân. Điều này cũng liên quan đến kỹ năng toán học, khả năng lên kế hoạch và giải quyết vấn đề.
4. Tạo không gian sáng tạo cho bé
Bạn có muốn tạo ra không khí vui chơi tốt nhất cho con yêu? Hãy trang trí phòng bé theo tạp chí thiết kế hay ý tưởng từ nhà sinh học phân tử phát triển.
Để giúp trẻ sáng tạo tự nhiên, bạn hãy tạo cho trẻ một môi trường thân thiện để trẻ có thể phát huy sức tưởng tượng của mình. Điều này không có nghĩa là bé phải có những món đồ chơi mới hay đắt tiền. Một chiếc hộp rỗng hay vài cây bút chì cũng là những món đồ chơi rất tuyệt vời đối với trẻ. Bạn tạo cho bé không gian và thời gian để trải nghiệm những điều mới.
Bạn có thể cho bé nhiều sự lựa chọn trong việc giải trí. Ví dụ, bạn có thể hỏi xem con muốn nghe nhạc, vẽ tranh, tô màu, chơi đồ chơi xếp hình khối hay xây nhà. Bất cứ trò chơi nào cũng khuyến khích sự sáng tạo ở trẻ.
5. Khen ngợi sự nỗ lực của bé
Theo một nghiên cứu, khi bố mẹ khen ngợi sự nỗ lực của con, chúng sẽ chăm chỉ và học tốt hơn. Vì vậy, khi bạn muốn khen con, hãy nói là “Con chăm chỉ lắm”. Điều cần quan tâm là trẻ đã làm gì để có kết quả đó.
Khi lớn lên, trẻ sẽ hình thành tư duy phát triển. Điều này có nghĩa là trẻ tin mình có thể làm nhiều hơn nếu có cố gắng. Ngược lại, những gì bé có thể làm là nhờ khả năng bẩm sinh và chỉ số IQ, có nghĩa là bé có tư duy cố định.
Một nghiên cứu hơn 30 năm cho thấy, trẻ lớn lên trong những gia đình tư duy phát triển luôn vượt trội hơn những những bé có tư duy cố định. Những trẻ có tư duy phát triển luôn có thái độ mới mẻ đối với sự thất bại, chúng không để ý đến sai lầm của mình. Bé chỉ hiểu sai lầm là những vấn đề cần phải giải quyết.
6. Chỉ tay về sự vật, hiện tượng
Khi 9 tháng tuổi, bé có thể nhìn ngón tay bạn để xem bạn đang chỉ gì. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn nếu bạn chỉ tay vào đồ vật đó. Ví dụ, bạn chỉ tay vào xe tải và nói “xe tải”.
Trẻ có thể nói chuyện với bạn về một sự việc hay một người nào đó. Điều này có nghĩa là bạn và bé có thể tương tác với nhau. Nếu làm được điều này, có nghĩa là bé đã lớn hơn.
Khi cho bé đi sở thú, bạn có thể chỉ cho con xem con gấu, hổ, báo, sư tử… sau đó mô tả các con thú này. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của bé rất nhiều.