Cho phép trẻ nghĩ mình là nạn nhân
Bị loại khỏi đội bóng hoặc bị điểm kém không làm cho trẻ trở thành nạn nhân vì thất bại và bị từ chối là một phần của cuộc sống. Thay vì cho phép trẻ phóng đại sự bất hạnh, than thở quá nhiều hoặc cho rằng mình bị đối xử không công bằng, bố mẹ cần giải thích đây là những điều bình thường trong cuộc sống, khuyến khích trẻ vượt qua khó khăn.
Để trẻ nghĩ mình là trung tâm của vũ trụ
Cuộc sống của bố mẹ xoay quanh trẻ, nhưng người khác không có trách nhiệm như vậy. Việc quá nuông chiều sẽ khiến trẻ nghĩ mình là trung tâm của mọi thứ, trở nên ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân và cho rằng mình có quyền làm mọi thứ. Bố mẹ cần giúp trẻ hiểu để trở thành một người có ích sau này, trẻ phải xem mình làm được gì cho cuộc sống chứ không phải đòi hỏi cuộc sống và những người xung quanh làm được gì cho mình.
Khiến trẻ không tin vào quyết định của mình
Giữ trẻ ở vùng an toàn có thể giúp bố mẹ luôn yên tâm nhưng lại cản trở sự phát triển của trẻ. Nếu muốn trẻ trở nên bạo dạn, không ngại thử thách và tiếp xúc với điều mới mẻ, phụ huynh cần trở thành người hướng dẫn chứ không phải người bảo vệ. Ngay cả khi trẻ không muốn, bố mẹ vẫn nên để trẻ ra ngoài thế giới và trải nghiệm cuộc sống, điều này mang lại lợi ích lâu dài sau này cho trẻ.
Ảnh:
Shutterstock
Nhầm lẫn kỷ luật với hình phạt
Trừng phạt là làm cho đứa trẻ đau khổ vì hành vi sai trái, còn kỷ luật để trẻ hiểu việc gì được và không được làm. Kỷ luật đi kèm với hướng dẫn và giải thích. Việc trừng phạt chỉ khiến trẻ trở nên sợ hãi, thậm chí bất mãn, không giúp trẻ hình thành tính cách mạnh mẽ.
Mong đợi sự hoàn hảo
Bố mẹ đều kỳ vọng vào con mình nhưng nếu quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược. Trẻ em không thể hoàn thành mọi định hướng, mong muốn của phụ huynh nên thay vì thúc đẩy trẻ trở thành một hình mẫu thành công lý tưởng, phụ huynh cần giúp chúng trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Chỉ khi được là chính mình, trẻ mới có thể sống một cách mạnh mẽ.
Cho trẻ quyền ra lệnh, chống đối người lớn
Những đứa trẻ ra lệnh cho bố mẹ làm việc này, việc kia cho mình có xu hướng dựa dẫm, thường tỏ thái độ nếu như không được đáp ứng nhu cầu. Trong khi đó, tính cách mạnh mẽ cần được xây dựng từ sự độc lập, chủ động. Không chỉ vậy, việc bố mẹ nuông chiều và cho trẻ quyền ra lệnh, chống đối là trực tiếp tạo ra một đứa trẻ hư.
Không dạy trẻ chịu trách nhiệm
Để trẻ hiểu những việc làm của mình có thể gây ra hậu quả gì sẽ giúp trẻ sống có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh hơn. Tính cách mạnh mẽ cần được xây dựng từ những đứa trẻ biết đúng, sai, dám chịu trách nhiệm về những điều mình làm.