Cha mẹ nào cũng mong con mình ngày càng tiến bộ và có ý thức trong công việc cũng như học tập. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cố gắng thì con bạn cũng sẽ trở thành như người mà bạn mong muốn. Điều quan trọng trước tiên là cần phải làm là giúp tạo động lực để con làm việc và học tập. Dưới đây là một số bí quyết mà bố mẹ nên biết để giúp con phát triển hơn.
1. Không tạo áp lực học tập cho con Học tập là điều mà bất cứ ai cũng phải làm. Tuy nhiên có một hạn chế đó là việc học tập trên trường thường được đánh giá bằng điểm số. Mọi người sẽ căn cứ vào đó để đánh giá học sinh có giỏi hay không. Nếu phụ huynh quá tập trung vào những con số thì vô hình chung là đang tạo áp lực cho con. Khi đã trưởng thành, mỗi người cần nhận ra rằng điểm số quan trọng nhưng không phải là tất cả. Không phải ai học giỏi, điểm cao khi đi học đều thành đạt và không phải bị vài ba điểm kém sẽ là người thất bại. Bí quyết tạo động lực cho con bố mẹ nên biết Đọc thêm: 5 việc giúp bạn trở nên tự tin hơn Những câu nói chê bai và so sánh, một ánh mắt thất vọng, một tiếng thở dài của bố mẹ đều sẽ tạo ra áp lực vô hình khiến con luôn sợ kiểm tra, sợ điểm kém, mất đi hứng thú học tập hoặc ngày càng trở nên tự ti, khép kín. Thay vì thích thú tận hưởng từng ngày đến trường, con sẽ chỉ nghĩ tới thành tích và cảm thấy thất bại, nếu không đạt thành tích cao như các bạn. Phụ huynh đừng chỉ đánh giá khả năng của trẻ vào những con số. Trước một bài kiểm tra, một bảng xếp hạng không như kỳ vọng, phụ huynh hãy cố gắng tìm ra điểm tích cực, ôm con vào lòng, động viên để tại thêm động lực cho con cố gắng hơn trong thời gian tới.
2. Quan tâm cảm xúc và suy nghĩ của con Mọi mối quan hệ đều sẽ tốt đẹp hơn khi được xây dựng trên nền tảng tình bạn. Trước khi là một bậc phụ huynh, phụ huynh hãy là một người bạn tâm lý với con cái. Quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của con, thử đặt mình vào vị trí của bé, tôn trọng ý kiến… là những cách bạn dần gầy dựng lòng tin tưởng ở con. Phụ huynh hãy khiến con tin tưởng rằng bạn sẽ luôn đứng bên và giúp đỡ con, dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra. Điều này sẽ giúp con trở nên tự tin hơn, phát triển vượt trội, tạo động lực cho con trong học tập và trong các hoạt động khác.
3. Để cho con tự lựa chọn và chịu trách nhiệm Hãy để con bạn có những lựa chọn của riêng mình. Khi đó là một sự lựa chọn không ưu việt, hãy để con tự chịu trách nhiệm bằng cách đối mặt với những hậu quả tạo nên. Nếu hậu quả của việc không làm bài tập về nhà của mình bị phạt và trừ hạnh kiểm, thì khi con không nghe lời nhắc nhở con phải tự gánh chịu kết quả dù có như thế nào. Đó sẽ là một động lực cho trẻ đi đúng hướng mà bạn không cần nói cho chúng biết phải làm gì, làm thế nào để làm điều đó, mà chỉ cần giảng dạy con về lý do tại sao con nên quan tâm.
4. Trân trọng sự cố gắng và thành tích của con Bất kể con đạt được kết quả tiến bộ trong việc gì, phụ huynh hãy nhận ra và trân trọng sự tiến bộ đó. Nếu bạn liên tục “tiếp lửa” sẽ giúp truyền cảm hứng cho con học tập và thách thức chính mình. Bạn hãy tập trung vào các điểm mạnh, khuyến khích phát triển tài năng của con. Bạn có thể tặng cho con một phần quà nhỏ hoặc những lời khen ngợi để khuyến khích và động viên con đã cố gắng. 5.
Cùng học với con Phụ huynh cần ở cạnh, cho những lời khuyên và hướng dẫn con những cách làm tốt hơn, sáng tạo hơn cho bài học. Niềm vui khi được cùng học với bố mẹ sẽ giúp bé cảm nhận sự kết nối và có cùng ngôn ngữ trò chuyện. Bạn có thể nhờ trẻ dạy lại những gì trẻ học ở lớp ngày hôm đó. Giảng lại bài bằng ngôn ngữ của mình giúp con ghi nhớ những gì đã học và tạo thêm động lực học tập cho con..
6. Tìm kiếm môi trường giáo dục phù hợp cho con Thay vì bắt con làm mọi thứ rập khuôn một cách nhàm chán, bạn có thể khéo léo đưa con vào môi trường – nơi bé có thể tự do làm điều mình thích và tìm điều mình yêu. Môi trường giáo dục chất lượng là một trong những yếu tố tiên quyết cho việc học tập của bé. Nhiều phụ huynh ngày càng quan tâm nhiều đến việc chọn môi trường học phù hợp với tính cách và tương xứng khả năng của con. Phụ huynh có thể tìm kiếm môi trường khiến con bạn yêu thích, sau đó đưa bé đến tham quan, học thử và biến không gian đó thành một trong những động lực mang lại nguồn cảm hứng trong học tập.