Bí quyết nuôi dạy con thông minh của người Nhật các mẹ nên tham khảo chính là những kiến thức bổ ích được cung cấp trong bài viết này nhằm mang tới một cái nhìn tổng quan hơn cho người mẹ về phương pháp nuôi dạy con mình hơn 2 tuổi khoa học nhất. Trong giai đoạn này, con trẻ đã biết nói, biết sử dụng ngôn ngữ và thậm chí là biết cách tự mình làm những thứ bé thích.
Thế nên, việc tìm hiểu tâm sinh lý, tìm hiểu khả năng vận động và phát triển của con để có thể đưa ra cách chăm sóc và giáo dục con tốt hơn chính là một việc làm vô cùng cần thiết.
Với người Nhật, việc cho bé tự thân vận động, cho bé tự lập chính là cách dạy con phổ biến nhất, có như vậy bé mới thông minh và phát triển vượt bậc hơn. Vậy đâu là bí quyết giúp mẹ dạy bé 2 tuổi thật hiệu quả.
Hãy cùng eva365.biz tham khảo những thông tin bên dưới đây để sớm biết cách thức dạy con thông minh và sáng tạo như những trẻ em ờ Nhật Bản nhé!
Trẻ vào giai đoạn 2 tuổi đã có những bước phát triển ‘vàng’ mà các bậc cha mẹ không nên bỏ qua
Kể từ khi Na bắt đầu chập chững biết đi thì mỗi ngày mới của Na lại mang đến một sự bất ngờ mới cho bố mẹ. Nhưng đôi khi bố mẹ Na vẫn tự hỏi, liệu con phát triển như vậy có nhanh quá hay vẫn chậm hơn các bạn cùng lứa? Cùng giải đáp thắc mắc của mẹ Na và cũng là thắc mắc chung của các bậc làm cha mẹ khác bằng việc tìm hiểu 4 mốc phát triển lớn của trẻ sau đây:
Trẻ biết nói và tập sử dụng ngôn ngữ
Xem thêm: canhodecapella.edu.vn
Thông thường trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 24 tháng bắt đầu biết nói những câu đơn giản và có thể đối thoại ngắn với người lớn. Tuy nhiên, thời gian này, vốn từ của trẻ thì chưa đủ để diễn đạt hết những hiểu biết của trẻ.
Thách thức đối với bố mẹ
Khi Na 2 tuổi, bố mẹ Na nhiều lúc chỉ biết nhìn nhau lắc đầu vì không thể hiểu nổi Na đang diễn đạt điều gì. Ngay cả khi con bạn đã biết cách phát âm rõ ràng thì bạn vẫn bị bối rối trước cách sử dụng từ ngữ mà chỉ một mình trẻ hiểu. Ví dụ, có một giai đoạn Na gọi tất cả người lớn là “Mẹ” và cứ nhìn thấy bất cứ loại hoa quả nào thì đều chỉ vào đó và nói “Quả táo của mẹ”.
Không chỉ gặp vấn đề về diễn đạt mà nhiều trẻ còn hiểu sai những gì người lớn nói. Như trường hợp của Tony, bé đã bị khủng hoảng tâm lý sau khi mẹ bé bị sẩy thai, chỉ vì mẹ đã nói với Tony rằng: “Mẹ vừa mất em bé rồi” khiến Tony lo sợ là: mẹ sẽ mất Tony.
Bố mẹ cần làm gì? Kiên nhẫn là điều cần thiết. Hãy cho trẻ thêm thời gian và đừng kỳ vọng quá nhiều bởi như thế chỉ khiến bạn thêm thất vọng. Đôi khi trẻ thậm chí không buồn nói gì với bạn mà chỉ khóc, đó là lúc trẻ không đủ kiên nhẫn để diễn đạt bằng từ ngữ. Vì thế mà trẻ khóc thì không có nghĩa là “Con đói” hay “Con đau” mà là “Con muốn quả bóng đó, con không thể diễn đạt được và thậm chí chẳng ai hiểu con cả”.
Tạo thật nhiều cơ hội để trẻ nói chuyện. Điều này sẽ thuận lợi hơn khi trẻ có anh/ chị hơn trẻ vài tuổi, vì như thế trẻ dễ có người đồng cảm và hiểu trẻ hơn. Ba mẹ đừng quá chú trọng vào việc sửa ngữ pháp cho trẻ vì nó dễ khiến trẻ cảm thấy chán mà không muốn nói nữa. Thay vào đó, hãy cố gắng hiểu những gì trẻ muốn và kích thích trẻ thoải mái diễn đạt.
Muốn tự mình làm mọi việc
Khoảng 18 tháng tuổi, Na bắt đầu đòi cầm chổi quét nhà cùng mẹ. Hầu hết các bé trong độ tuổi này muốn tự mình làm mọi việc, thậm chí còn dành việc của người lớn.
Thách thức đối với bố mẹ
Bố mẹ Na cảm thấy thật mất thời gian khi thay vì chỉ mất 1 phút giúp con đi giầy thì phải mất 10 phút khi Na yêu cầu “Để con tự đi giầy. Con tự đi giầy”.
Bố mẹ cần làm gì? Bố mẹ Na đã phải điều chỉnh tăng thời gian cho mỗi lịch trình làm việc để tạo điều kiện cho Na tự làm những việc Na muốn. Ban đầu, mẹ Na cảm thấy thiếu kiên nhẫn, nhưng rồi mẹ Na đã tự động viên: “Điều đó là rất tốt, nó sẽ giúp Na độc lập hơn”.
Các chuyên gia cũng đồng ý với suy nghĩ của mẹ Na: Ba mẹ không nên làm thay việc cho con hoặc giúp con giải quyết hậu quả những việc con làm sai. Ba mẹ cần là người hướng dẫn con học cách tự làm mọi việc phù hợp với khả năng.
Trẻ đòi quyền tự quyết
Trước 18 tháng tuổi, hầu hết các em bé không xem mình là một người độc lập mà luôn dính lấy ba mẹ, đặc biệt là mẹ. Nhưng điều này sẽ hoàn toàn thay đổi khi trẻ mới bước vào tuổi thứ hai. Trẻ bắt đầu nói “Không” với ba mẹ như thể để nhấn mạnh với ba mẹ rằng: “Con mới là người quyết định mọi thứ”.
Thách thức đối với bố mẹ
- Một khi em bé của bạn bắt đầu hành động ngược lại với ý muốn của bạn thì bạn cảm thấy dường như chỉ có thể: hoặc là bắt con làm theo ý mình hoặc là cứ để trẻ tự làm theo cách trẻ muốn. Nhưng bạn lại thấy mâu thuẫn: bạn không muốn để con mất quyền tự chủ, đồng thời bạn cũng muốn thiết lập những giới hạn với con…
- Bố mẹ cần làm gì? Các mẹ có thể đồng ý cho trẻ làm những điều trẻ muốn bất cứ khi nào bạn có thể và khi mẹ chắc chắn rằng điều đó là an toàn, không có gì bất tiện và cũng hợp lý. Ba mẹ hãy cố gắng cân bằng, để mọi việc không hoàn toàn theo cách của ba mẹ hoặc theo ý muốn của con.
- Lưu ý là khi yêu cầu con nghe lời thì ba mẹ đừng khiến con hiểu lầm rằng: vì bố mẹ là người lớn thì có quyền bắt con làm theo ý mình, mà hãy giải thích lý do tại sao bố mẹ muốn con làm như vậy (để an toàn, nhanh chóng hay một nguyên nhân nào khác). Lặp lại lời giải thích ngay cả khi trẻ không đồng ý hoặc không hề thích lý do mà bạn đưa ra.
* Học mẹ Nhật cách khen con đúng lúc đúng từ theo từng độ tuổi phát triển
Trẻ biết đồng cảm
Khoảng 2 tuổi, trẻ có thể bắt đầu biểu hiện các kết nối đầu tiên giữa cảm xúc với hành vi khi tiếp xúc với người khác. Đây thực sự là một sự thay đổi lớn và khiến cha mẹ xúc động trước những cử chỉ an ủi của con khi cha mẹ đau buồn hay gặp chuyện gì khó khăn.
Thách thức đối với bố mẹ
Đỗi với những người làm cha làm mẹ, không có gì xót xa bằng việc nghe con khóc, đặc biệt là khi biết con đang khóc vì buồn hay đau khổ. Bé Na khi mới 2 tuổi đã khóc nức nở vì thương em khi thấy cô em họ bị ngã. Lúc đó, mẹ Na đã nghĩ rằng, phải thận trọng khi biểu hiện những cảm xúc trước mặt con. Mẹ Na lo rằng, Na sẽ có những suy tư chưa cần có với độ tuổi của con. Nhưng có một sự thật là, các bé rất nhạy cảm, cho dù có cố gắng đến đâu thì những biểu hiện trên khuôn mặt của mẹ đều được bé đọc và hiểu.
Bố mẹ phải làm gì?
- Ngay cả khi con bạn buồn vì một ai đó đang khóc hoặc bị tổn thương thì cũng không sao. Thay vì cố gắng làm cho mọi việc tốt hơn thì mẹ hãy giúp trẻ hiểu được cảm xúc của mình.
- Đôi khi nước mắt không phải là một điều gì quá tệ. Mẹ đừng vội vàng an ủi con mà hãy cố gắng xác định lý do vì sao con buồn. Nhiều bậc cha mẹ không muốn nhìn thấy con mình khóc, nhưng nếu trẻ khóc vì cảm thấy vừa gây ra lỗi đánh bạn thì hoàn toàn là điều tốt.
- Và ba mẹ cũng không cần phải che dấu cảm xúc riêng của mình đâu. Đừng ngần ngại nói với con rằng bạn đang rất tức giận, buồn hay thất vọng. Cần tránh sử dụng những từ ngữ như: “Con đang làm mẹ điên lên đây”, như thế trẻ sẽ không cảm thấy trẻ cần chịu trách nhiệm về những gì đã gây ra cho cha mẹ.
- Những thay đổi vô cùng quan trọng của trẻ lên 2 dẫu có khiến cha mẹ phải lo lắng và gặp không ít rắc rối nhưng niềm vui mà con mang lại cho cha mẹ trong thời gian này không phải là nhỏ. Mẹ Na đã tâm sự: “Mỗi khi nhìn vào một thay đổi của con gái là tôi nhận được một món quà. Nó như thể cảm xúc trong hành trình của một chuyến bay, càng đi tôi càng phát hiện thêm những điều thú vị. Niềm vui của tôi lớn hơn nhiều so với những thách thức trong việc tìm cách giáo dục con tốt nhất.”
Chăm sóc con 2 tuổi đúng cách
- Thông thường, khi 2 tuổi trẻ sẽ cao bằng một nửa chiều cao khi trẻ trưởng thành.
- Trẻ con cần ăn gấp 2,5 lần lượng thức ăn người lớn cần ăn để tăng trọng một kg. Điều này giải thích tại sao trẻ con ăn nhiều mới đủ năng lượng tiêu thụ.
- Trẻ 1 tuổi không bập bẹ là có vấn đề. Đồng thời, nếu bé 3 tuổi quá bốc đồng, cha mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý.
- Học vẹt (học thuộc lòng) có một số lợi ích nhưng không giúp phát triển óc sáng tạo và trí thông minh.
- Trẻ tăng động thường thiếu tập trung, bốc đồng, hoạt động thái quá, không bao giờ thỏa mãn, giao tiếp kém…
- Không nên tin rằng giun gây ra đau bụng, xanh xao hoặc suy dinh dưỡng. Nếu thấy giun trong phân hoặc trẻ bị ngứa hậu môn thì lúc đó hãy chữa trị.
- Phơi nắng nhiều có hại cho da, làm cho trẻ trông già trước tuổi và nhăn nheo. Trẻ cần đội nón và dùng kem chống nắng khi phải ra nắng.
- Cho trẻ uống quá nhiều nước hoa quả không tốt.
- Khi một đứa trẻ tái đi, chảy mồ hôi hoặc có vẻ lo lắng thì phải đến giúp ngay. Trẻ thường có vẻ mặt như vậy khi bị “sốc” và có thể tiềm ẩn những triệu chứng nguy kịch nào đó. Cũng cần phải để ý nếu trẻ nhắm mắt, da không đàn hồi, khô miệng hoặc đi tiểu ít. Chứng trặc cổ, đau và không di chuyển được cũng cần phải chữa trị ngay, cũng giống như thở hổn hển, thở mạnh hoặc gấp.
- Trẻ sẽ thật may mắn nếu được ở với gia đình. Tuy nhiên nếu không thể thì có thể tìm nơi gửi trẻ, chọn những nhà trẻ chất lượng tốt hoặc gửi nhà trẻ gia đình. Với những người chăm trẻ chuyên nghiệp thì bạn không phải lo lắng quá.
- Trẻ con không hiểu được sự ly dị và chết. Trẻ thường lẫn lộn giữa hai cái đó.
- Tôn giáo không có ý nghĩa lắm với trẻ con, trẻ sẽ theo tôn giáo nào mà người thân của trẻ theo và không đặt vấn đề về niềm tin. Phải đến tuổi thiếu niên trẻ mới có niềm tin độc lập của riêng mình.
- Gia đình có thể là môi trường rất nguy hiểm nếu cha mẹ thường xuyên dùng roi vọt và bạo lực thì sức khỏe tâm thần của con sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
- Hít khói thuốc cũng không phải không có hại. Người lớn tránh được nhưng trẻ con thì không. Chúng phải hít khói thuốc trong không khí cho đến 18 tuổi mới có thể quyết định có hút thuốc hay không.
Cách dạy con 2 tuổi thông minh như người Nhật mà các mẹ nên tham khảo để áp dụng
- Có 3 điểm cơ bản để giúp trẻ 2 tuổi trở thành người ưu tú thực sự.
- 2 tuổi là bước vào thời kì tự lập. Cái gì cũng không khiến bố mẹ làm hộ, mà rất muốn học cách tự làm lấy. 2 tuổi, trẻ không có giờ phút nào ngồi yên, lúc nào cũng phải hoạt động, như những vận động viên chuyên nghiệp.
- 3 điểm cơ bản để phát huy ý muốn ở trẻ 2 tuổi. Nếu đón nhận và phát huy đúng lúc, sẽ khiến trẻ trở thành người ưu tú thực sự, 3 điểm đó là Vận động – Ngôn ngữ – Kỹ năng cơ bản.
Cho trẻ vận động nhiều, đi bộ nhiều
- Trí lực của trẻ được phát triển hoàn hảo khi được kích hoạt các giác quan, vận động, ngôn ngữ ngay sau khi sinh. Ví dụ đối với vận động, nếu không để kĩ năng vận động của tay chân được phát huy hết mức thì trẻ không phát triển theo chiều hướng tích cực. Đứa trẻ sẽ không có chiều sâu nội tâm.
- Trẻ được khoảng 1 tuổi rưỡi cần phải cho đi bộ với khoảng cách dài nhất có thể được. Nếu cứ cõng, bế, ngồi xe đẩy, xe hơi thì sẽ đánh mất khả năng đi bộ.
- Trẻ 2 tuổi muốn hoạt động, luôn luôn có nhu cầu vận động chân tay, cơ thể. Nếu đè nén ý muốn này nó sẽ bị ức chế. Còn nếu biết phát huy ý muốn này, trẻ sẽ trở thành người có khả năng vận động rất tốt. Vì vậy hãy để trẻ đi bộ thật tốt khi được 2 tuổi. Đi bộ coi như bài rèn luyện hàng ngày, cũng là cách để trẻ có đầu óc thông minh hơn.
- Tuy nhiên, nếu chỉ đi bộ trên đường bằng phẳng thì chưa hoàn hảo. Phải cho trẻ đi cả đường dốc, gập ghềnh, cầu một thanh, treo bậc thang lên xuống, trẻo bậc, nhảy bậc…
- Mẹ ở xa ném quả bóng cho lăn và bảo con chạy lấy quả bóng. Mới đầu trẻ sẽ chạy theo đường quả bóng lăn, sau đó sẽ quan sát hướng đến của quả bóng và chạy đến nhặt quả bóng bằng đường ngắn nhất.
* Phương pháp dạy con thông minh như mẹ Nhật qua kích thích sự phát triển 5 giác quan
Thời kì nhạy cảm với ngôn ngữ nhất trong cả cuộc đời
- Khi được 2 tuổi, trẻ có nhu cầu vận động toàn thân, và nhu cầu đối với ngôn ngữ cũng y như vậy. Đặc biệt là khi được 2 tuổi, ngôn ngữ phát triển một cách đột phá, nhưng chỉ đến 2 tuổi rưỡi là hiện tượng đột phá này tự nhiên biến mất. Theo đó, có thể nói thời kì từ 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi là thời kì quan trọng nhất. Các bậc cha mẹ nên biết trước điều này, đây là thời kì mẫn cảm với ngôn ngữ nhất trong suốt cả cuộc đời.
- Vì vậy, phải nói với trẻ bằng giọng chuẩn, như nói với người lớn. Ở độ tuổi này trò chơi ngôn ngữ là thích hợp nhất. Có rất nhiều kiểu cách chơi. Ví dụ như: hỏi con “Cái gì màu đỏ ở trong buồng tắm?”, hoặc bảo con nói tên những cái màu đỏ trong nhà mà con nhìn thấy.
- Khi con 2 tuổi, cố gắng mua nhiều sách cho con. Không chỉ cho con xem tranh, mà mẹ đọc cho con nghe. Nếu con muốn, mỗi ngày cứ đọc 5 quyển hay 10 quyển cũng đọc cho con nghe. Khi đó, mẹ sẽ xem được quyển nào hay để đọc lại, quyển nào chỉ đọc qua. Hãy đọc nhiều lần cuốn nào mà con thích.
- Thêm nữa, là quan hệ nhân quả thực vật. Viện nghiên cứu ngôn ngữ quốc gia công bố rằng trẻ 2 tuổi rất thích những từ ngữ chỉ quan hệ nhân quả. Nói là quan hệ nhân quả thì tưởng như rất khó, nhưng thực ra lại đơn giản. Ví dụ như trẻ sờ vào lò sưởi nóng, bị bỏng tay. Thì nói với trẻ “Không được sờ vào lò sưởi đang bật. Vì sẽ bị bỏng mà”
- Có nhiều bà mẹ hay nói với con “ Lò sưởi hư quá. Làm bỏng tay con của mẹ” Hay một ví dụ khác là trẻ bị kẹp ngón tay vào cửa. Thì các mẹ hay nói “Cửa hư quá. Để mẹ mắng cửa nhé”. Nói như vậy khiến trẻ không thấy được quan hệ nhân quả đâu cả. Dẫn đến không nhập tâm được cách suy nghĩ sự việc một cách đúng đắn.
- Thêm một ví dụ nữa. Đứa trẻ khóc. Vì quả bóng nó đang chơi bị lăn vào gậm giường không lấy ra được. Nhưng bà mẹ đang bận thì hỏi “Sao lại khóc? Nín đi” và dúi cho con một cái vào đầu. Đứa trẻ càng khóc to hơn. Rất nhiều trường hợp tương tự như vậy xảy ra, chính điều đó gây tổn thương cho trẻ, kìm hãm sự phát triển tính cách, tài năng của trẻ.
- Trong trường hợp này nên ân cần hỏi con tại sao khóc, nói với con như mình đang ở tâm trạng của con “Quả bóng lăn vào gậm giường không lấy ra được chứ gì? Nên con muốn mẹ lấy ra cho chứ gì?”. Đó mới là điều quan trọng. Như vậy trẻ nhớ được cách bày tỏ tâm trạng, và học được 1 điều “không khóc mà nói như thế thì mẹ sẽ làm cho như ý mình” chẳng hạn. Lần sau có như vậy thì trẻ sẽ nói được “Tại vì quả bóng lăn vào gầm giường”. Những từ chỉ quan hệ nhân quả như vậy càng phải dạy cho trẻ 2 tuổi càng nhiều càng tốt. Nó rất cần thiết cho việc phát triển năng lực tư duy sau này.
- Như trên đã nói, 2 tuổi có khả năng nhạy cảm với ngông ngữ nhất. Đọc sách tranh đã đành, nhưng các bậc cha mẹ nên biết rằng đọc thơ là phần thưởng quí giá hơn nhiều. Thơ là tài liệu dạy con người ta về cái hay, cái quan trọng của ngôn ngữ tốt nhất. Ở độ tuổi này không nhất thiết phải phân tích tỉ mỉ từng câu từng đoạn thơ, cũng không cần giải thích ý nghĩa của bài thơ, chỉ cần đọc đi đọc lại nhiều lần để trẻ thuộc và nhớ được là được.
- Giai đoạn này để cho trẻ làm quen với mặt chữ, gọi là thời kì khơi dậy sự quan tâm đến chữ nghĩa của trẻ. 2 tuổi mà trẻ đọc được chữ là một điều cực kì tuyệt vời. Đi trên đường, hay đi bộ cũng hướng cho trẻ nhìn thấy biển hiệu ghi chữ gì, biển số ô tô có chữ số gì chẳng hạn.
Làm thoả mãn ý muốn muốn làm những việc xung quanh mình một cách thành thạo
- Trẻ 2 tuổi luôn có ý muốn làm giỏi những việc của mình. Điều này đạt đến đỉnh cao ở giai đoạn 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi, hơn nữa là khi được 3 tuổi rưỡi. Nắm bắt kịp thời và phát huy được ý muốn này chính là bí quyết dạy con thành người ưu tú.
- Rửa tay, buộc dây giầy, cài cúc áo. Những việc này dù có mất thời gian cũng phải để trẻ tự làm. Cha mẹ giành nhiều thời gian, chịu khó dạy con cách làm thì bây giờ có thể bận bịu nhưng sau này sẽ là những ngày vui.
- Trẻ được 2 tuổi nên để trẻ tham gia giúp việc nhà hết mức có thể. Lau bàn, lấy cái này, cất cái nọ, lau đĩa… tìm nhiều việc vừa sức để trẻ làm giúp. Trẻ làm xong phải được khen thật nhiều. Quan trọng hơn là phải củng cố lòng tự tin cho trẻ.
- Cho dù trẻ làm chưa giỏi cũng phải khen. Có vậy trẻ mới có tự tin, để lần sau làm giỏi hơn.
- Để trẻ nhớ được kĩ năng cơ bản là vậy. Mẹ làm lại, sửa sai cái con đã làm trước mặt chúng là kiểu dạy con tồi tệ nhất. Tuyệt đối không được chê bai trẻ trong bất cứ chuyện gì.
- Những bà mẹ dốt thường đối xử với con như vậy. Áp đảo sự phản kháng của trẻ. Dập tắt ý muốn tự làm lấy của trẻ bằng những câu đại loại như “việc đấy ai chẳng làm được” hay “ai thèm làm cái việc dở hơi ấy”
- Khi trẻ 2 tuổi hãy dạy trẻ biết sắp xếp gọn gàng. Kê giá kệ để đồ vừa tầm tay trẻ. Đồ chơi để chỗ dễ cất dễ lấy. Qui định chỗ để đồ chơi. Dán băng xanh đỏ vàng vào chỗ cất. Đồ chơi cũng dán màu tương ứng để khi cất màu nào vào màu nấy. Làm vậy thì trẻ 2 tuổi cũng biết xếp đồ chơi sau khi chơi. Việc dọn đồ chơi xong không phải là việc của mẹ. Hãy bắt đầu việc này bằng trò chơi mệnh lện. “Cất quả bóng này vào giá, rồi lấy búp bê để trên bàn ra đây cho mẹ” chẳng hạn. Chơi như vậy bé quen với việc dọn dẹp.
- Thời kì này phải dạy trẻ điều khiển đôi tay thật giỏi. Ở trẻ dùng tay không thạo hay có xu hướng năng lực phát triển chậm. Dùng đũa cũng phải dạy từ khi trẻ 2 tuổi.
- Cho trẻ chơi đất nặn. Không phải chỉ đưa hộp đất nặn cho con, muốn chơi gì thì chơi là xong. Mà phải đưa hình mẫu táo, dâu, chuối… cho con xem rồi hướng dẫn con nặn cho giống hình mẫu.. Chỗ lồi, chỗ lõm, chỗ tù, chỗ nhon… phải làm cho giống, mới là quan trọng. Như vậy tạo cho trẻ tính quan sát tỉ mì và điều khiển đôi tay một cách khéo léo.
* Thể chất về chiều cao, cân nặng và trí tuệ của trẻ từ 2-3 tuổi phát triển như thế nào là bình thường?
Thời kì phản kháng đầu tiên khi trẻ 2 tuổi- làm sao vượt qua?
- Người ta có câu “trẻ 2 tuổi đáng sợ”. Thấy hiện tượng này ở trẻ vừa đầy 2 tuổi, kéo dài trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tháng. Thời kì này gọi là thời kì phản kháng đầu tiên của trẻ.
- Được 2 tuổi, bước vào thời kì tự lập, trẻ muốn tách khỏi bố mẹ, tự làm việc này việc nọ. Việc gì cũng muốn tự làm. Vì vậy khi bị người lớn nói “không được” là trẻ phản kháng liền. Rồi khi trẻ định tự mình làm gì đấy mà không làm được cũng phát cáu lên. Cũng có trẻ giậm chân, giãy nảy, lăn đùng ra đất ăn vạ. Đó là biểu hiện bất mãn khi trẻ định làm gì mà không làm được.
- Khi trẻ khóc, hãy đặt mình vào địa vị của trẻ, dạy cho trẻ cách nói diễn tả tâm trạng khó chịu lúc đó. Nếu chỉ có quát mắng “sao lại khóc” thôi thì không dễ dàng gì vượt qua thời kì 2 tuổi đáng sợ này. Nếu con muốn gì, cảm thấy gì mà diễn đạt được hết bằng lời thì cuộc sống hàng ngày thật suôn sẻ.
Trẻ 2 tuổi là người có trí nhớ thiên tài
- Trẻ phát triển rất nhanh trong độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi. Và những gì trẻ học được trong thời gian này sẽ phản ánh thái độ học tập của chúng sau này, thái độ đó không thể nào sửa đổi được nữa.
- Giai đoạn này, nếu dạy trẻ những điều cơ bản suôn sẻ thì trẻ sẽ thành những con người rất sáng dạ. Còn không dạy dỗ gì, cứ để trẻ tự nhiên chơi không thôi sẽ để khả năng ưu việt vốn có của mọi em bé biến mất lúc nào không hay.
- Xin nhắc lại một lần nữa, đó là trẻ 2 tuổi có trí nhớ thiên tài. Khi trẻ 2 tuổi mà được rèn luyện trí nhớ thì sẽ có trí nhớ tốt duy trì liên tục và dễ dàng. Với trẻ không được rèn luyện trí nhớ lúc này thì đến năm lớp 6 thôi đã không thể nhớ nổi những công thức tính toán phân số, số thập phân…
- Vì vậy, khi được 2 tuổi cần phải cho trẻ được rèn luyện trí nhớ càng nhiều càng tốt. Nhớ quốc kì của các nước. Nhớ chủng loại xe ô tô. Nhớ tên các ga tàu điện theo đúng thứ tự. Những việc mà ta thấy đó hoàn toàn có ích, không hề quá sức đối với trẻ.
- Đặt trước mặt trẻ 2 tuổi 10 cái hộp. Trong 3 hộp có để đồ gì đó. Hãy cho trẻ đoán xem hộp nào có đồ. Không có trẻ 2 tuổi nào ngay từ đầu đã đoán đúng cả 3 cái hộp có đồ. Hãy làm thử từ 1 hộp trước.
- Cũng liên quan đến trí nhớ, ta phải dạy trẻ khả năng quan sát. “ Cửa hàng vừa xem có bày bán cái gì”, chẳng hạn thế, để rèn cho trẻ khả năng nhớ được nhiều món đồ bày trong cửa hàng. Mẹ với con thi với nhau xem ai nhớ được nhiều hơn.
- Tư tưởng “Mới có 2 tuổi có nhớ được gì mấy đâu, thôi thì chờ đến khoảng 6 tuổi, lúc ấy biết nhớ rồi cho đi đây đó cũng được” là tư tưởng sai lầm, khiến năng lực vốn có của trẻ bị thui chột.
- Mọi thể nghiệm khi trẻ đã hơn 6 tuổi- lúc này năng lực đã phát triển ở mức ổn định rồi- không tạo nên khả năng cơ bản quan trọng nào nữa. Các bậc cha mẹ nên biết rằng những thể nghiệm được thực hiện trong thời kì khả năng nhận thức đạt đỉnh cao nhất (2 tuổi) sẽ là những khả năng to lớn của trẻ sau này.
Thông qua những thông tin quan trọng về trẻ 2 tuổi và bí quyết nuôi dạy con thông minh như người Nhật các mẹ nên tham khảo trên đây, tin chắc rằng sẽ bổ sung kiến thức thật nhiều cho các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con khôn lớn từng ngày.