Tuổi thơ của trẻ rất quan trọng, giúp hình thành tính cách và lối sống của trẻ qua các trò chơi dân gian giúp trẻ có một tuổi thơ tốt đẹp gắn bó cùng cha mẹ và có một sức khỏe, tinh thần tốt đẹp lạc quan…
Giữa cuộc sống thành thị hiện đại và hối hả bận rộn như ngày nay thì hầu như trẻ con thành phố không còn có cơ hội có một tuổi thơ bên những trò chơi dân gian quen thuộc của cha mẹ thuở bé. Tại các làng quê dù nghèo nhưng trẻ con đã có được một tuổi thơ đáng nhớ với vô số trò chơi dân gian cực vui nhộn mà chỉ Việt Nam mình mới có. Ngày nay thì các bậc cha mẹ hầu như quá bận rộn nên hiếm có thời gian bên cạnh chơi đùa cùng con, và khi trên thành thị không phải là thôn quê với bộn bề nguy hiểm nên cha mẹ luôn để con trong nhà.
Xem thêm: Thiếu sự quan tâm của cha mẹ trẻ sẽ trở nên nguy hiểm thế nào?
Luôn có những trợ thủ trông trẻ đắc lực như chiếc TV để con xem phim ảnh, chiếc điện thoại hay 1 cái máy tính bảng là con có thể im lặng mà tận hưởng những clip youtube hay các trò chơi điện tử mà không la khóc, cha mẹ không cần phải lo lắng quan sát con nhiều và từ đó đã ít dành thời gian chơi cùng con trẻ. Mỗi ngày lớn lên của các bé con là bên cạnh thiết bị thông minh. Cha mẹ không biết răng các thiết bị thông minh xài nhiều sẽ vô cùng nguy hiểm có thể khiến con trẻ sớm bị cận thị, hư giác mạc, ung thư, kém phát triển, rối loạn tiêu hóa bởi các thiết bị cảm ứng, tia sáng xanh,… quả thật người lớn tiếp xúc nhiều còn không tốt huống gì đến trẻ. Thậm chí Youtube có nhiều video người lớn và phản cảm, những bộ phim không phù hợp có thể trẻ sẽ bấm nhầm vào và thật sự không tốt với lứa tuổi đang phát triển của các bé. Các bậc cha mẹ phải hết sức lưu ý.
Xem thêm: Trẻ càng dạy càng hư bởi 9 hành động vô ý này của cha mẹ
Các bậc cha mẹ hãy dành ra vài giờ mỗi ngày để kể truyện cổ tích cho con nghe hoặc trước khi ngủ, chơi đùa cùng con bên những món đồ chơi đáng yêu, dành nhiều thời gian hơn cho con để con có thể phát triển với một tuổi thơ trọn vẹn mà không có thiết bị điện tử. Các trò chơi dân gian dưới đây cha mẹ có thể chơi cùng con vào thời gian rãnh hay ngày cuối tuần tại nhà hoặc trước sân nhé. Có thể cho bé chơi cùng bạn bè tại các khu vui chơi để bé thích thú hơn và thông qua những trò chơi đó sẽ giúp bé phát triển lành mạnh hơn. Dưới đây daycontaigioi gợi ý đến các bậc cha mẹ 6 trò chơi dân gian giúp trẻ có một tuổi thơ tốt đẹp gắn bó cùng cha mẹ. Các cha mẹ hãy cùng xem và áp dụng nhé.
6 trò chơi dân gian giúp trẻ có một tuổi thơ tốt đẹp
1. Bịt mắt bắt dê
Trẻ con rất hay chơi trò bịt mắt bắt dê này vì nó rất thú vị và hồi hộp đấy. Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt.
Trò chơi bịt mắt bắt dê tuổi thơ không thể thiếu
Mọi người sẽ chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng im, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được người thế chỗ cho mình. Mọi người chung quanh phải cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt sẽ đoán tên người mình bắt được, nếu đoán đúng thì người đó sẽ phải ra “bắt dê” thế chỗ cho người bị bịt mắt, nếu người bị bịt mắt đoán sai thì sẽ làm tiếp vòng kế.
Nếu có ai đó muốn cùng chơi với những người đang chơi thì phải vào thế thân bịt mắt luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài để người mới vô bị bịt mắt hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng được ra ngoài.
2. Kéo cưa lừa xẻ
Hai người ngồi đối diện nhau, cầm chặt tay nhau. Vừa hát vừa kéo tay và đẩy qua đẩy lại trông như đang cưa một khúc gỗ ở giữa hai người.
Mỗi lần hát một từ thì lại đẩy hoặc kéo về một lần. Bài hát có thể là:
“Kéo cưa lừa xẽ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ”
Hoặc:
“Kéo cưa lừa xẽ
Làm ít ăn nhiều
Nằm đâu ngủ đấy
Nó lấy mất của
Lấy gì mà kéo”
3. Kể chuyện cổ tích
Cha mẹ có thể sưu tầm một số câu chuyện cổ tích để kể cho các bé nghe, những câu chuyện cổ tích cực kỳ thú vị và bao hàm nhiều cung bậc cảm xúc sẽ khiến bé suy nghĩ, tạo nên những dòng suy nghĩ đáng yêu và giúp bé có được những giấc mơ cổ tích khi ngủ. Bé sẽ luôn luôn tích cực, vui vẻ, thoải mái mà không bị ác mộng.
Truyện mang nhiều cung bậc cảm xúc giúp bé yêu thương cha mẹ ông bà hơn
Câu chuyện Sự tích Tích Chu
Ngày xửa ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ của bạn Tích Chu thì mất sớm, Tích Chu ở với bà nội. Hàng ngày từ sáng sớm bà nội phải dậy sớm và làm việc quần quật để kiếm tiền nuôi Tích Chu khôn lớn, có thức ăn gì ngon bà nội cũng luôn nhường cho Tích Chu. Ban đêm khi Tích Chu ngủ thì bà nội thức để quạt cho Tích Chu mát. Thấy bà nội thương Tích Chu, có người nói với bà rằng:
“Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên thể nào Tích Chu cũng không bao giờ quên ơn bà đâu”.
Thế nhưng Tích Chu lớn lên lại chẳng thương bà nội mình. Bà nội thì suốt ngày làm việc vất vả quên tuổi già, còn Tích Chu thì suốt ngày rong chơi với bạn bè và nghe theo lời bạn bè xấu. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà nội bị ốm nặng. Ngày mưa gió lạnh toát, bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom bên cạnh. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè trong xóm, chẳng nghĩ gì đến bà nội đang đau ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà nội khát nước quá liền gọi:
“Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước nào. Bà khát khô cả cổ rồi đây!”
Bà gọi một lần… hai lần… rồi ba lần… nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về để kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức khi thấy bà đã mất và hóa thành con chim và vỗ cánh bay lên trời cao.
Tích Chu hoảng loạn quá kêu lên:
“Bà nội ơi, bà đi đâu rồi? Bà ở lại với cháu đi. Cháu sẽ mang nước cho bà, cháu sẽ chăm bà… Bà ơi bà ơi!”
Từ trên cây vọng xuống một tiếng nói: “Chậm mất rồi cháu ạ. Bà đã khát quá, bà mệt quá, không thể chịu nổi nữa rồi, giờ đây bà phải hóa thành con chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây! Bà sẽ không thể về với cháu nữa rồi, từ nay chàu phải biết tự chăm lo cho mình nhé. Tạm biệt cháu yêu của bà”.
Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá vội chạy theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:
“Bà nội ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà. Cháu sẽ giúp đỡ bà. Cháu sẽ không làm cho bà buồn và mặc bà nữa đâu!”
Con chim đáp rằng: “Muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa rồi!”
Nghe tiếng chim nói, Tích Chu òa lên khóc và nói: “Tích Chu thương bà và hối hận lắm”.
Giữa lúc đó một bà Tiên hiện ra và bảo Tích Chu rằng: “Này cháu bé Tích Chu đáng thương! Cháu đã phụ lòng yêu mến của bà nên giờ đây bà đã hóa thành chim bay đi, nếu cháu muốn cho bà nội cháu có thể trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Nhưng đường lên suối Tiên xa xôi và gian nan lắm, cháu có dám đi không?”.
Nghe bà Tiên nói thế, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường lên suối Tiên thế nào, rồi chẳng một chút chần chừ, Tích Chu hăng hái liền chạy đi ngay.
Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường băng đèo vượt suối, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, người trầy trụa những vết thương và đau nhưng Tích Chu vẫn quyết định. Cuối cùng Tích Chu đã đến được thượng nguồn của suối Tiên và lấy được nước suối Tiền về cho bà uống. Sau khi được uống suối Tiên thì một lúc sau bà nội của Tích Chu đã trở lại thành người và về ở với Tích Chu.
Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương và chăm sóc bà nội đến hết đời. Tích Chu sau đó đã lớn khôn và lấy vợ sinh con. Bà nội lúc ấy cũng yên lòng mỉm cười vì Tích Chu của bà đã trưởng thành nên người.
4. Oẳn tù tì hay oẳn xù xì
Trong các trò chơi dân gian khi chỉ có 2 người, để biết được một trong hai người ai là người được ưu tiên thì với trò này (trò chơi này có rất nhiều cái tên như: xỉm xì, sình sầm, oẳn tù tì, oẳn xù xì,… theo tùy nơi gọi cho dễ phân biệt trước sau). Những vật dụng được thể hiện qua bàn tay người chơi như:
- Cái búa: nắm các ngón tay lại như quả đấm.
- Cái kéo: nắm 3 ngón tay gồm có ngón cái, ngón áp út và ngón út lại, xèo 2 ngón tay còn lại (ngón trỏ, ngón giữa) như đưa số 2 là ta có hình cái kéo.
- Cái bao: xòe hết cả 5 ngón tay ra như số 5
- Cái giếng: đầu ngón cái và đầu ngón trò chạm nhau như số 0 và xòe thẳng 3 ngòn kia ra tạo thành cái giếng (tuy nhiên nhiều người, nhiều nơi lại không áp dụng chơi cái giếng).
Luật chơi như sau: Cái búa thì đập ăn cái kéo, cái kéo thì cắt ăn cái bao, cái bao thì ăn chùm được cái búa và cái giếng. Bên nào ăn được là thắng, bên nào ngược lại là thua.
Một trò chơi thường được dùng để lựa chọn hoặc trước sau của mọi giới
Khi cả hai cùng đọc: “Uýnh Sình Sầm mày ra cái gì? tao ra cái này”, trong khi bàn tay được dấu sau lưng hoặc giơ lên cao và khi dứt câu thì đưa tay ra cùng một lúc không được trước sau với dấu hiệu tùy vào mỗi bên. Như thế ta biết được bên nào thắng bên nào thua theo luật định ra, khi hai bên ra cùng một dấu hiệu thì hòa nhau và được sình sầm lại.
5. Rồng rắn lên mây
“Rồng rắn lên mây
Có cây thuốc Bắc
Có ông thầy ở nhà không?”
Một số người chơi rồng rắn, nối đuôi nhau bằng cách người đứng sau hai tay ôm ngang hông người đứng trước, cứ thế xếp thành hàng dài tùy theo số người chơi, hình thù như một con rắn dài có mắt khúc.
Tuổi thơ của bé con sẽ cực vui nhộn với các trò chơi dân gian này đấy
Người đứng đầu làm đầu rắn, người đứng cuối làm đuôi rắn, giữa là thân rắn và một người làm ông thầy thuốc Bắc (có thể là ông Ngọc Hoàng) ngồi đối diện với con rắn. Khi con rắn cùng thưa với ông thầy gặp nhau và đọc bài tấu trên, ông thầy không đồng ý thì con rắn sẽ đi tiếp 1 vòng rồi quay lại tâu tiếp để xin ông thầy cho thuốc.
Sau nhiều lần từ chối, ông thầy đồng ý thì ông sẽ đứng lên để tìm cách bắt lấy được đuôi của con rắn ông mới cho thuốc. Tình trạng của con rắn lúc đó là phải cố tránh né để ông thầy không bắt được đuôi, cả đoàn rắn phải cố sức che chắn không cho ông thầy tiến về phía sau chụp đuôi con rắn, và cùng nhau hò hét với bài hát:
“Mạnh thầy thầy bắt được thầy ăn, mạnh rắn rắn bắt được rắn cắn”
Thế là cả đoàn người nối đuôi nhau phải lượn qua lượn lại (chạy qua, chạy lại) theo đầu con rắn. Cả đám người cứ thế cố né tránh, ông thầy một mình nhanh chân hơn và dễ chạy hơn, nên con rắn một lúc lâu thấm mệt và thật khó giữ được sự ngay hàng như lúc đầu nên cũng sẽ bị đứt ra nhiều đoạn, thế là đầu con rắn không còn điều khiển cho phần đuôi nữa. Vậy là ông thầy bắt được cái đuôi rắn dễ dàng.
Trò chơi vui khi phải chạy lượn qua lại tránh thầy thuốc Bắc. Chỉ có vậy thôi nhưng với đám trẽ nhỏ trong những đêm sáng trăng ở quê nhà, với ánh sáng không tỏ tranh sáng tranh tối, thật là một trò chơi vui đùa thú vị và hấp dẫn đấy.
6. Game đố vui dân gian
Đố vui dân gian là một trò chơi thú vị bao gồm những câu đố thuộc các thể loại đố dân gian quen thuộc, đố trí tuệ, đố toán học và các câu đố mẹo với nhiều chủ đề khác nhau. Đến với trò chơi đố vui các cha mẹ có thể tải các game đố vui về hay đọc các câu đố vui trên mạng để sưu tầm và chơi cùng bé con, những câu đố này vui và không cần phải quá căng não để tìm ra đáp án của các câu hỏi thay vào đó chỉ cần tinh ý một chút là đáp án đã ở trước mặt. Với ngôn từ dí dỏm và gieo vần đố vui chắc chắn sẽ khiến các bé thích thú và phát triển tư duy tốt hơn.
Hi vọng qua 6 trò chơi và kể chuyện ở trên sẽ phần nào giúp cha mẹ có thể tạo cho con niềm vui và sự phát triển lành mạnh. Để con trẻ có được một tuổi thơ đáng nhớ. Chúc cha mẹ và con cùng chơi với nhau thật vui vẻ!