Những năm đầu đời, bố mẹ phải vật lộn với chuyện rèn con tự ngủ. Vậy làm sao để thực hiện thành công, bố mẹ đỡ vất vả?
Phải làm sao để bé không quấy khóc, phải làm sao để rèn con tự ngủ và sinh hoạt theo giờ giấc khoa học. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Tuần lễ cáu gắt
Khi bé mới chào đời ở những tuần đầu tiên bố mẹ rất nhàn rỗi bởi bé chỉ ăn với ngủ rất ngoan. Lúc đó thời gian sinh hoạt của bé tưởng chừng như rất lý tưởng, đơn giản và êm đềm.
Nhưng thời gian đó không kéo dài quá lâu thì cú sốc sinh hoạt lại ùn ùn kéo đến. Không hề hẹn trước. Sau khoảng thời gian từ 2 – 3 tuần, con không còn chỉ ăn với ngủ không mà bắt đầu xuất hiện việc cáu gắt, gào khóc, không ngủ được.
Mặc dù có cho bú mẹ mỗi khi bé gào khóc gắt gỏng nhưng cũng chẳng giải quyết được gì. Con có thể bú liên tục nhưng cũng có thể không ăn gì. Vấn đề đó khiến bố mẹ rất mệt mỏi. Thậm chí trong những giai đoạn này còn khiến các mẹ bị trầm cảm sau sinh.
Lúc này khi thấy bé bị như vậy các ông bố, bà mẹ lúc này có thể hoảng loạn: Hay con bị làm sao? Hay mình làm gì sai?
Thật ra bé không bị làm sao cả. Quá trình này diễn ra là hết sức bình thường. Đây là sự phát triển tự nhiên mà hầu hết các bé đều sẽ phải trải qua không thể tránh khỏi, chỉ khác về cường độ mà thôi. Đó là một phần tất yếu trong sự lớn lên của bé, bởi vậy nên các bạn không cần quá lo lắng.
Thường các em bé sẽ trở nên cáu kỉnh hơn từ tuần thứ 3, nhiều em bé muộn hơn thì bắt đầu từ tuần thứ 5 và sự cáu gắt, khóc hờn lên đến đỉnh điểm vào tuần thứ 6-8. Quá trình cáu gắt và khóc không tài nào dỗ nổi này có thể kéo dài từ 3 ngày đến 2 tuần, thậm chí là nhiều ngày hơn nữa. Thật sự là việc cáu gắt, khóc hờn này thật sự rất khốc liệt và mệt mỏi.
Đã có rất nhiều người lý giải cho hiện tượng này, một trong số đó cho rằng hiện tượng này là do bé đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh hay cũng có giải thiết nói rằng bé bị khủng hoảng giấc ngủ đầu đời do giờ ngủ bị thay đổi. Do có quá nhiều sự thay đổi mà hệ thần kinh của bé còn yếu nên không kiểm soát được mà cáu gắt.
Cho dù là là do nguyên nhân nào, thời gian ngắn hay là dài thì thời gian của bé cũng là thời kỳ khủng hoảng, nó là cơn ác mộng đáng sợ của cha mẹ.
Nhưng rồi thì thời gian đó cũng sẽ trôi qua, họ vẫn phải vượt qua bởi đó là một trong những khoảng thời gian đánh dấu sự phát triển đầu tiên của bé.
Giờ cáu gắt
Sau những tuần cáu gắt đấy bé đã được ổn định hơn. Nhưng vẫn có những giờ nào đó không làm bé hài lòng. Như khoảng thời gian từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối. Vào lúc đó bé thường sẽ cất tiếng khóc, sự cáu gắt với cường độ nhiều hơn so với các giờ khác.
Lúc đấy bé lại trở nên cáu gắt, gào khóc, khóc lên, khóc xuống và không thể nào dỗ bé nín khóc và ngưng cáu gắt được.
Điều gì đang xảy ra nữa vậy? Người phương tây thì gọi đó là giờ ma làm, giờ của phù thuỷ, còn các nhà khoa học thì lại gọi đó là thời khắc chuyển giao. Hiện tượng này nếu không đi kèm với sốt, thì là hoàn toàn bình thường bố mẹ nhé.
Có người nói rằng vào giờ này mặt trời bắt đầu lặn, bóng đêm bao trùm theo bản năng của động vật có sẵn trong người bé khiến bé gào khóc.
Cũng có người cho rằng vào khoảng thời gian đó sữa của người mẹ về rất ít không đủ cho bé ăn no nên bé mới như vậy, thật khó rèn con tự ngủ. Hay các nhà khoa học cũng từng nói sau một ngày chơi đùa mệt quá với sức của bé do đó mà bé mới bị căng thẳng, mệt mỏi vì vậy mà dẫn đến cáu gắt, gào khóc.
Hay cũng có ý kiến cho rằng, thần kinh của bé bị quá căng thẳng sau một ngày kéo dài làm bé không còn đủ bình tĩnh để ăn hay để tự trấn an mình vào giấc ngủ nữa.
Lý do nào nghe cũng hợp lý phải không ạ. Nhưng ít có giả thiết nào giải thích cho việc bé ngừng khóc đúng giờ.
Trong những trường hợp này, chúng ta không nên cố gắng bế ru bé ngủ. Như vậy có thể sẽ khiến bé càng gặp nhiều khó khăn hơn để có thể ngừng khóc và chuyển vào trạng thái ngủ.
Cho dù ở giai đoạn thì những điều đó là sự phát triển rất bình thường của bé. Nó đánh dấu sự phát triển của bé.
Để khắc phục bố mẹ nên chăm sóc bé một cách khoa học. Chỉ có như vậy mới giúp bố mẹ này trôi qua nhẹ nhàng hơn nhiều vì bé được sinh hoạt khoa học, được ăn no, ngủ đủ nên sự khó chịu, cáu gắt dịu đi rất nhiều.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề phải làm sao để rèn con tự ngủ và sinh hoạt theo giờ giấc khoa học. Mong rằng sau bài viết, cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn quá trình phát triển của bé và có những giải pháp tốt hơn cho vấn đề này. Cảm ơn bạn đã theo dõi và quan tâm bài viết.