1 0
Dạy con biết yêu thương, quan tâm
Không có cha mẹ nào lại không muốn con mình là người biết yêu thương, chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh nhất là với những người thân trong gia đình và mọi điều tốt đẹp xung quanh. Nhưng nếu cha mẹ chỉ dạy suông không thôi thì chắc hẳn con cái sẽ chẳng nghe lời. Vì vậy, trước hết cha mẹ phải là tấm gương tốt cho con cái noi theo và học tập.
Cha mẹ hãy thể hiện những điều cụ thể như đối xử tốt với ông bà, họ hàng và làng xóm, rồi hãy dạy cho con cái biết nghe lời người lớn, yêu thương quan tâm tới cha mẹ, biết kính trên nhường dưới, biết chia sẻ những điều tốt đẹp với mọi người và giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. Các bậc cha mẹ có thể thường xuyên kể cho con cái nghe những câu chuyện, những tấm gương người tốt, việc tốt để bé học tập. Tuy nhiên, việc dạy con biết yêu thương, quan tâm không chỉ ngày một, ngày hai mà là suốt cả đời đấy cha mẹ ạ.
Một cách thể hiện tình cảm mẹ.
2 0
Dạy con biết tự lập
Con cái không thể sống dựa dẫm vào cha mẹ và những người thân yêu mãi được vậy nên cha mẹ hãy dạy con biết tự lập ngay từ nhỏ nhé. Hiện nay có không ít lớp trẻ chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ, sống dựa vào cha mẹ nên chẳng phải lo nghĩ, điều này do một phần thiếu sự quan tâm của cha mẹ, và không được cha mẹ dạy tính tự lập từ nhỏ.
Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng, tinh thần tự giác của trẻ phát triển rất mạnh từ những năm đầu đời. Chúng ta thường thấy bọn trẻ thường thích "con tự làm"... Vậy nên, cha mẹ hãy khuyến khích và nuôi dưỡng tinh thần tự giác này của con cái để dần dần hình thành tính tự lập cho con nhé. Nếu con cái có thể làm được thì hãy để con tự làm, hoặc cha mẹ giao những việc nhỏ nhẹ cho con tự làm lấy.chỉ kh nào thực sự cần đến sự giúp đỡ thì cha mẹ mới giúp. Tính tự lập sẽ giúp con cái bản lĩnh, tự tin và thành công hơn trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, cha mẹ cần kiên nhẫn nhé, hãy bên con và động viên, khuyến khích cho con cái nhé.
Bé tự ăn sáng.
3 0
Dạy con thói quen vệ sinh sạch sẽ
Điều này rất quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và lối sống của con cái sau này. Cha mẹ có thể thực hiện thói quen vệ sinh cùng con như: đánh răng, rửa tay bằng xà phòng... và giúp con cái phân biệt rõ khái niệm thế nào là sạch, thế nào là không sạch ngay từ khi còn nhỏ.
Để làm được điều này cha mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết cho con, làm cùng con và không được quát mắng, la hét khi con làm chưa đúng mà hãy hướng dẫn cụ thể cho con, tạo cho con sự thích thú mỗi khi vệ sinh cá nhân. Cha mẹ có thể khuyến khích để con vừa hát vừa múa mỗi khi rửa tay, chân hoặc mở băng đĩa có các bài hát thiếu nhi vui nhộn khi tắm… Như thế dần dần lớn lên con cái sẽ biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của chính mình, kể cả khi không có cha mẹ bên cạnh.
Bé vệ sinh răng miệng mỗi sáng.
4 0
Dạy con quy tắc, chuẩn mực giao tiếp
Người ta nói: "tiên học lễ, hậu học văn" nên cha mẹ hãy dạy cho con cái những quy tắc giao tiếp, ứng xử từ lúc còn bé nhé. Bắt đầu từ những điều đơn giản nhất như là: chào hỏi người lớn, đưa đồ cho người lớn tuổi bằng hai tay, biết cảm ơn khi được giúp đỡ... Và đặc biệt cha mẹ không nên tùy tiện thay đồ cho con cái trước mặt người khác mà có thể tìm nơi kín đáo, nhà vệ sinh... cũng không nên để bé tùy tiện tiếp xúc với người lạ.
Các bậc cha mẹ đừng nghĩ con còn nhỏ, chưa biết gì nên không dạy con sớm nhé. Bởi những thói quen này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách của con sau này. Ngoài ra cha mẹ cần phải dạy con không được nói trống không, luôn phải mời người lớn ăn trước. Cha mẹ nên dạy con biết xin phép trước khi muốn cái gì, hay làm gì. Chỉ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng sẽ tạo cho con những thói quen ngay từ nhỏ, giúp con phát triển nhân cách tốt đấy các bậc cha mẹ.
Bé cúi chào người lớn.
5 0
Dạy con cách tiêu tiền
Các bậc cha mẹ thường quan niệm rằng: không nên dạy con tiêu tiền quá sớm vì sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của con. Tuy nhiên, giải thích cho con về giá trị của đồng tiền và dạy con sử dụng tiền đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển và sống có trách nhiệm hơn. Trẻ con tiếp xúc với tiền bạc không phải là một yếu tố để đánh giá đứa trẻ đó ngoan hay không ngoan vì điều quan trọng là đứa trẻ đó sau này có hiểu được giá trị của đồng tiền hợp lý hay không.
Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không nên treo thưởng hay đặt điều kiện tiền bạc với con cái. Thay vì tiêu xài hoang phí hãy dạy con cách tự tạo thu nhập như: bán sách báo cũ, tiết kiệm tiền mừng tuổi... để con cái hiểu được giá trị của đồng tiền mình có. Cha mẹ có thể hướng dẫn cho con phần tiền để tiết kiệm, phần tiền để con mua đồ dùng học tập, để dành mua thứ có ích... Từ đó con cái sẽ biết cách chi tiêu hợp lý hơn.
Bé bỏ tiền tiết kiệm vào lợn đất.
6 0
Dạy con sức khỏe là trên hết
Từ việc dạy con cách vệ sinh cá nhân, cách phòng các bệnh thường gặp, cha mẹ hãy cho con nhận thức rõ: sức khỏe là trên hết, là quan trọng nhất. Bởi nếu không có sức khỏe thì con cái không thể phát triển toàn diện được. Trong khi mọi thứ trong cuộc sống chúng ta có thể tạo ra được, duy chỉ có sức khỏe là không thể lấy lại được nếu không biết chăm sóc bản thân. Vì vậy ngay từ nhỏ cha mẹ hãy cho con cái luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
Ngoài ra, hãy tạo cho con thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ chất dinh dưỡng để có sức đề kháng tốt nhé. Cha mẹ có thể hướng dẫn cho con cách phòng và điềutrị một số bệnh đơn giản: như ho, cảm nhẹ... và cũng không được coi thường mọi triệu chứng trên cơ thể.
Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
7 0
Dạy con biết theo đuổi đam mê
Nhiều bậc cha mẹ còn thiếu quan tâm đến con cái, hoặc áp đặt con cái theo sở thích của mình. Nhưng cha mẹ biết không, sở thích và niềm đam mê rất quan trọng đối với con cái, vì những gì con thích, đam mê chúng sẽ có ý thức và làm tốt hơn. Khi con muốn học đàn, cha mẹ hãy để con học đàn, kì còn muốn chơi bóng đá hãy để con chơi bóng đá, và khuyến khích niềm đam mê của con cái, đừng áp đặt con cái làm những điều mà chúng không thích. Bởi vì có đam mê thì cuộc đời luôn có mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, để cố gắng đạt được những ước mơ.
Bé đam mê chơi đàn.
8 0
Dạy con biết tự bảo vệ mình
Cuộc sống xung quanh có rất nhiều thách thức và khó khăn, nên không bao giờ là quá sớm để các bậc cha mẹ dạy con cái biết tự bảo vệ chính mình. Vì vậy, ngay từ nhỏ cha mẹ nên dạy con về những vùng đặc biệt trên cơ thể của mình, mình được và không được làm những gì và dạy con về những phản ứng với người lạ, khi được người lạ cho đồ ăn hoặc rủ đi chơi, dạy con cách xử lý khi bị đi lạc, dạy con học bơi, những quy tắc an toàn khi ở nhà một mình… Những điều cơ bản này sẽ giúp con hình thành thói quen, bản năng để tự bảo vệ chính mình và những người xung quanh.
9 0
Dạy con biết đề nghị và từ chối.
Không bao giờ là quá sớm để cha mẹ dạy con biết đề nghị và từ chối đúng lúc. Ngay lúc con bé, cha mẹ hãy khuyến khích con cái nói ra mong muốn của mình và lắng nghe suy nghĩ của chúng. Thường xuyên hỏi xem phản ứng của con cái.
Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ chỉ nhận được sự lắc đầu từ con, nhưng hãy kiên nhẫn và từ từ động viên con nói ra suy nghĩ một cách rõ ràng nhất. Đôi khi trong cuộc sống không phải cái gì cũng tốt đẹp, cái gì cũng vừa lòng, nên bên cạnh dạy con biết đề nghị thì cha mẹ hãy dạy con biết từ chối những điều con không thích, tránh xa những điều không tốt nhé.
Dạy con biết đề nghị và từ chối.
10 0
Dạy con biết và hiểu về giới tính
Có thể những khái niệm về giới tính sẽ gây khó hiểu cho con cái lúc còn nhỏ, nhưng đừng đợi đến lúc con 12, 13 tuổi rồi mới dạy con hiểu biết về giới tính nhé các bậc cha mẹ. Mà ngay từ bậc mầm non cha mẹ đã có thể dạy cho con rồi, bắt đầu từ những điều cơ bản nhất.
Cha mẹ hãy dạy con cách bảo vệ các bộ phận trên cơ thể, cũng như không cho phép bất kỳ người lạ nào chạm vào những chỗ nhạy cảm trên cơ thể con... Ngoài ra, cha mẹ không nên cho con cái tắm, ngủ chung khi chúng đã lớn hoặc xem những sách báo, mạng có vấ đề nhạy cảm.
Dạy con biết và hiểu về giới tính
11 0
Dạy trẻ tự lập bằng cách để bé quen dần với việc ở cạnh nhiều người ngoài mẹ
Thiên chức làm mẹ và tình yêu con khiến cho phụ nữ thường muốn “ôm đồm” làm mọi việc cho trẻ. Từ việc cho con ăn, thay bỉm đến giặt giũ, chơi với con…Sự hi sinh cao cả này không chỉ làm mẹ thêm vất vả, mệt mỏi mà còn vô tình khiến trẻ quấn lấy mẹ nhiều hơn mà ít chịu chia sẻ tình cảm với bố cũng như những người thân khác trong gia đình.
Vì vậy, cách dạy trẻ tự lập tốt nhất là bạn nên chia sẻ công việc chăm sóc bé cho chồng, ông bà cũng như anh chị của bé (nếu có). Nhờ vậy, bạn sẽ có thời gian nghỉ ngơi để chăm sóc bản thân mà bé yêu cũng dễ dàng “làm quen” với sự chăm sóc của nhiều người hơn. Khi đó, bé sẽ ít cảm thấy “cô đơn” khi vắng mẹ hoặc không bị “sốc” khi mẹ đi làm trở lại.
Dạy trẻ tự lập bằng cách để bé quen dần với việc ở cạnh nhiều người ngoài mẹ
12 0
Cho bé chơi đồ chơi – bí quyết dạy trẻ tự lập hiệu quả
Trẻ con thường rất dễ bị “phân tâm” bởi các món đồ chơi ngộ nghĩnh. Do đó, khi có việc cần làm hoặc đơn giản là muốn nghỉ ngơi một chút, bạn có thể để con tự chơi với thú bông, vẽ tranh hay nặn sáp…
Trẻ sẽ nhanh chóng say mê với món đồ chơi của mình mà ít mè nheo mẹ hơn đấy! Tuy nhiên, hãy thường xuyên để mắt đến trẻ. Bởi thói quen hiếu kì và ham vận động của con có thể gây ra một số nguy hiểm ngoài ý muốn nếu bỏ mặc trẻ chơi một mình quá lâu.
Cho bé chơi đồ chơi – bí quyết dạy trẻ tự lập hiệu quả
13 0
Dạy con tự lập bằng cách chào tạm biệt bé mỗi ngày
Nhiều bà mẹ khi có việc đi vắng, sợ con đeo bám thường tìm cách “lẩn đi”, không cho bé biết. Tuy nhiên,hành động này thường khiến trẻ cảm thấy hoảng sợ, bị bỏ rơi, do đó, lần sau, trẻ nhất định sẽ bám víu lấy bạn, không rời nửa bước vì sợ mẹ đi mất.
Cách tốt nhất để trẻ ngừng mè nheo và đòi “theo đuôi” mẹ là hãy nói cho chúng biết bạn đi đâu, khi nào sẽ về và nhớ giữ đúng lời hứa để bé được yên tâm. Trước khi đi, bạn nên đưa cho bé một món đồ nào đó như gối ôm, thú bông…để bé cảm thấy được an ủi khi không có mẹ ở bên. Và khi trở về, hãy tặng cho bé một món quà nhỏ, hoặc đơn giản là một cái ôm hay lời khen “con giỏi/ dũng cảm lắm…” như một phần thưởng cho sự tự lập của bé. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc và can đảm hơn mỗi khi mẹ vắng nhà.
Dạy con tự lập bằng cách chào tạm biệt bé mỗi ngày
14 0
Muốn trẻ bớt mè nheo hãy kiên nhẫn khi bàn giao bé cho người khác
Khi có việc quan trọng cần đi xa, bạn nên nhờ người thân chăm sóc bé hộ mình. Lưu ý, trước khi đi, bạn không nên vội vã nhờ người khác trông trẻ giúp rồi đi ngay. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, vơ vơ giữa những người xa lạ. Thay vào đó, hãy nán lại để chơi với con và người sẽ ở cùng bé, cho đến khi trẻ quen dần với sự xuất hiện của “người lạ”. Sau đó, hãy bàn giao bé lại cho người ở nhà và chào tạm biệt bé theo các bước ở trên để bé không cảm thấy hụt hẫng.
Muốn trẻ bớt mè nheo hãy kiên nhẫn khi bàn giao bé cho người khác
15 0
Thường xuyên cho con đi chơi- cách dạy trẻ tự lập tuyệt vời nhất
Một trong những cách dạy trẻ tự lập thông minh nhất, được nhiều bậc phụ huynh áp dụng là cho trẻ đi chơi. Theo đó, người mẹ có thể nhờ chồng hoặc ông bà đưa bé đi chơi công viên, sở thú, siêu thị, xem phim… để bé làm thân với mọi người trong nhà và tạm quên đi sự có mặt của mẹ. Nếu bạn vắng nhà quá lâu, hãy nói cho bé biết bạn sẽ về trễ, bởi trẻ con rất dễ cảm thấy hụt hẫng và ấm ức mỗi khi đi chơi về nhà mà không thấy mẹ. Và lần sau, bé sẽ chẳng chịu đi đâu mà không có mẹ đi cùng.
Thường xuyên cho con đi chơi- cách dạy trẻ tự lập tuyệt vời nhất
Có nhiều điều cha mẹ dạy con sẽ đi theo suốt cuộc đời con. Vậy nên đừng để con lớn rồi mới dạy cho con nhé. Các bậc cha mẹ hãy tham khảo ngay những điều trên và dạy con càng sớm càng tốt nhé.