Rất dễ dàng để bạn có thể nói rằng: “Mẹ yêu con” thế nhưng để khiến con bạn hiểu được sự yêu thương là chuyện không hề dễ dàng. Bạn biết rằng mọi thứ hoàn toàn không thể chỉ đơn giản là gói gọn trong ba từ phổ biến này, bởi vì không phải lúc nào bạn cùng có thể tỏ ra dịu dàng với một đứa trẻ đặc biệt là trong những lúc chúng mang đến cho bạn nhiều rắc rối bất ngờ ngoài ý muốn.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn giấu tất cả mọi cảm xúc của mình trong lòng, trên thực tế bạn hoàn toàn có thể dễ dàng khiến cho những đứa trẻ mỉm cười và cảm thấy mình được yêu thương qua một vài hành động nhỏ sau đây.
Phương pháp 1: Đối xử với Trẻ bằng Sự tôn trọng
1.1 Dành thời gian cho trẻ. Bước căn bản này là nền tảng của quá trình giáo dục cho con của bạn biết cách để nhận thấy rằng bạn yêu quý chúng. Bạn nên tìm cách dành thời gian cho trẻ. Phương pháp này sẽ giúp nuôi dưỡng sự tôn trọng và sự gần gũi của cả hai, và cho phép bạn tìm hiểu thêm về mong muốn cũng như nhu cầu của trẻ.
Hoạt động mà bạn cùng con thực hiện không cần thiết phải quá phức tạp. Khoảng thời gian mà cả hai dành cho nhau có thể chỉ đơn giản như là đi dạo, chia sẻ thức ăn khi đi dã ngoại, hoặc cùng nhau đến địa điểm mà cả hai đều yêu thích.
Trẻ thường sẽ trình bày với bạn nhu cầu của chúng nếu chúng cảm thấy thoải mái khi dành thời gian cùng bạn.
1.2 Cho trẻ biết rằng chúng được yêu thương. Trẻ em luôn muốn người trưởng thành trấn an chúng trong cuộc sống. Tình yêu không cần phải có điều kiện. Bạn nên nhớ rằng tình yêu là yếu tố không hề có sự phát xét và hoàn toàn vô điều kiện.
Đôi khi, đứa trẻ có cha mẹ đã ly thân cần đến sự khẳng định rằng chúng vẫn được cha mẹ yêu thương.
Mặc dù có lẽ là bạn khá tự hào về thành tựu mà con của bạn đạt được, bạn nên nhớ cho chúng biết rằng bạn yêu chúng bất kể chúng có đem về nhà điểm số hoàn hảo hay không.
1.3 Thường xuyên trò chuyện với trẻ. Trò chuyện với trẻ về hoạt động hằng ngày sẽ cho phép trẻ biết rằng bạn quan tâm đến cuộc sống của chúng. Ngoài ra, có thể nói chuyện với người trưởng thành cũng sẽ cung cấp cho trẻ cảm giác tích cực của sự trưởng thành. Hãy sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau để hỗ trợ thêm cho cuộc trò chuyện.
Không nên bao gồm câu hỏi tu từ vì con của bạn có thể sẽ không hiểu.Thay vào đó, hãy sử dụng câu hỏi mở càng thường xuyên càng tốt vì chúng cho phép trẻ biết rằng bạn quan tâm đến điều chúng nói.
1.4 Khuyến khích trẻ trò chuyện bằng cách sử dụng yếu tố kéo dài cuộc trò chuyện. Trẻ em sẽ không thể bộc lộ bản thân mà không có sự trợ giúp. Nếu bạn muốn con của bạn chia sẻ trải nghiệm với bạn, bạn nên giúp chúng bằng cách hỏi những câu hỏi như: “Sau đó thì chuyện gì xảy ra?” hoặc “Nói thêm cho mẹ/cha nghe xem nào!”.
Để trẻ tiếp tục chia sẻ về trải nghiệm của mình sẽ cho phép trẻ hiểu rằng bạn coi trọng quan điểm riêng của chúng.
Yếu tố kéo dài cuộc trò chuyện cũng sẽ trở thành hình mẫu để trẻ nhỏ có thể sử dụng trong việc tìm hiểu thêm thông tin từ bạn bè, người trưởng thành khác, hoặc để tăng cường khả năng diễn đạt rõ ràng về trải nghiệm của bản thân.
1.5 Bày tỏ sự tôn trọng với trẻ. Khi bạn lắng nghe con của bạn chia sẻ về một ngày của chúng, hoặc dành thời gian đặc biệt cho chúng, bạn đang cho chúng thấy rằng bạn tôn trọng chúng. Không nên hối thúc trẻ trả lời, hoặc khiến trẻ cảm thấy như thể bạn quá bận rộn để chú ý đến chúng. Để dạy cho con của bạn biết rằng chúng được yêu quý, bạn nên cố gắng khiến trẻ cảm thấy rằng bạn luôn ưu tiên cho việc dành thời gian với chúng.
Cho phép con của bạn tự mình trả lời câu hỏi. Tránh “nói thay” cho trẻ khi đang trò chuyện. Ví dụ, không nên trả lời câu hỏi thay cho con của bạn, chẳng hạn như “Không, bé Tin không thích bỏng ngô đâu. Bé Tin không bao giờ thích bỏng ngô cả!”. Thay vào đó, bạn nên hỏi bé Tin rằng “Bé Tin, con có thích bỏng ngô không. Con có thích không?”.
Không coi thường, và không nói chuyện một cách thô lỗ là các nhân tố khác thể hiện sự tôn trọng.
1.6 Tôn trọng khả năng của trẻ. Làm hộ trẻ những công việc mà trẻ có thể tự làm sẽ là dấu hiệu cho thấy rằng bạn nghi ngờ khả năng của chúng. Thay vào đó, bạn nên cho chúng biết rằng bạn tôn trọng hành động mà chúng có thể tự mình thực hiện. Ví dụ, thay vì giúp một đứa trẻ 3 tuổi mặc áo khoác, bạn nên cho phép chúng dành thời gian để tự mình mặc áo.
Làm việc hộ cho trẻ dần dần sẽ củng cố cảm giác bất lực trong suy nghĩ của trẻ về bản thân.
Bạn nên nhớ rằng quan điểm về quá trình phát triển của trẻ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nền văn hóa, và hãy tôn trọng sự khác biệt này. Ví dụ, một vài nền văn hóa bắt buộc trẻ con phải học cách sử dụng đồ dùng bằng bạc để ăn uống từ khi còn rất nhỏ, trong khi tại nhiều nơi khác, trẻ nhỏ vẫn có thể “ăn bốc”.
1.7 Cho phép trẻ rút ra bài học từ sai lầm của mình. Dạy trẻ em về tính tự lập có nghĩa là cho phép trẻ phạm phải sai lầm. Đây là hệ quả tự nhiên trong việc học hỏi kỹ năng mới. Bởi vì trẻ nhỏ là người có suy nghĩ khá thực tế, học hỏi từ hệ quả tự nhiên sau khi thực hiện một hành động nào đó là một phần khá quan trọng trong việc phát triển khả năng học tập của trẻ.
Cho con của bạn thấy rằng bạn tin tưởng vào quyết định của chúng, và vào khả năng rút ra bài học từ lỗi lầm, đồng thời nhấn mạnh rằng bạn xem trọng tính tự lập của chúng.
Bạn nên nhớ bảo đảm rằng hậu quả của quá trình học tập sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sự an toàn về mặt thể chất hoặc cảm xúc của trẻ. Ví dụ, nếu con của bạn chỉ đang học cách để nhìn cả hai hướng trước khi băng qua đường, chắc hẳn bạn sẽ muốn bảo vệ chúng khỏi ngã ba đầy xe. Tuy nhiên, cho phép trẻ rèn luyện tính tự lập trong việc nhìn trước nhìn sau trước khi băng qua đường cùng bạn là hành động tốt.
1.8 Cho trẻ có quyền lựa chọn. Cho phép con của bạn được phép đưa ra lựa chọn riêng là một phần quan trọng trong việc chứng tỏ cho chúng thấy rằng bạn coi trọng sở thích của chúng. Lựa chọn mà bạn cung cấp cần phải là những lựa chọn có giá trị ngang nhau – điều này có nghĩa là không nên đưa ra sự lựa chọn mà trẻ không thể đáp ứng, hoặc bạn biết rõ ràng con của bạn sẽ không lựa chọn chúng. Thay vào đó, hãy cung cấp cho chúng một loạt những lựa chọn có thể thực hiện.
Bạn không cần phải đưa ra quá nhiều lựa chọn cho trẻ. Thông thường, chỉ cần khoảng 2 – 3 phương án là đủ.
Cung cấp cho trẻ những phương án mà bạn sẽ không lựa chọn để khuyến khích sự tự lập của trẻ.
Phương pháp 2: Cho Trẻ Biết Ý nghĩa của Việc được yêu quý
2.1 Hãy nhất quán. Nhất quán có nghĩa là kỳ vọng và luật lệ mà bạn đã đề ra phải tương tự nhau từ ngày này qua ngày khác, và từ nơi này đến nơi khác. Sự nhất quán sẽ đem lại cho trẻ cảm giác khỏe khoắn, an toàn, và được bảo vệ. Nó sẽ dạy cho con bạn cách để chịu trách nhiệm trước hành động của chính mình, và giúp hình thành ranh giới an toàn cho quá trình khám phá của chúng.
Nếu bạn không có tính nhất quán, bạn đang cung cấp cho con của bạn thông tin rằng nhu cầu của chúng không quan trọng như của bạn.
Xây dựng thói quen thông thường tại nhà mỗi ngày sẽ giúp trẻ cảm thấy rằng mình được bảo vệ. Nếu những thói quen này là dựa trên nhu cầu của trẻ, trẻ sẽ dễ dàng nhận thức rằng mình được yêu quý.
2.2 Cho con của bạn biết rằng bạn coi trọng sức khỏe của mình. Làm mẫu trong việc chăm sóc bản thân để trẻ nhỏ noi gương là khía cạnh quan trọng trong việc giáo dục trẻ về ý nghĩa của việc được quý trọng. Chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, nhu cầu tâm lý và tình cảm của bản thân đều có liên quan đến quá trình chăm sóc sự khỏe khoắn của trẻ.
Không cho phép bản thân đắm chìm trong tình huống mà bạn bị lạm dụng, bỏ rơi hoặc ngược đãi.
Nếu bạn cần giúp đỡ trong việc tìm hiểu thêm về quá trình tự chăm sóc bản thân, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía bạn bè hoặc chuyên gia.
2.3 Thiết lập ranh giới phù hợp. Để một đứa trẻ cảm thấy được yêu quý, chúng cũng cần phải cảm nhận được sự an toàn. An toàn xuất phát từ người trưởng thành sở hữu ranh giới tốt đẹp và lành mạnh. Người trưởng thành là người chịu trách nhiệm trong việc cung cấp khuôn mẫu và sự hỗ trợ cho trẻ nhỏ.
Điều này không có nghĩa là bạn không thể vui đùa cùng con của bạn. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng trong việc gây gián đoạn một trò chơi thú vị để bảo đảm cho nhu cầu về sự an toàn của trẻ.
Cân nhắc tính cách riêng của trẻ. Nhiều đứa trẻ cần đến nhiều khuôn mẫu để có thể cảm nhận sự an toàn hơn là một vài trẻ em khác. Đáp ứng nhu cầu của con bạn là điều rất cần thiết.
2.4 Tập trung vào hành vi tiêu cực, thay vì vào đứa trẻ tiêu cực. Bạn nên cho con của bạn biết rằng ngay cả khi hành vi của chúng trong một tình huống cụ thể nào đó là không thể chấp nhận được, bạn vẫn quan tâm và yêu thương chúng bất kể chuyện gì xảy ra. Mọi người đều phạm lỗi, đưa ra quyết định sai lầm, và phán xét sai. Nếu trẻ biết rằng chúng được yêu quý, chúng cũng sẽ học hỏi cách để tạo nên sự khác biệt.
Nhắc nhở trẻ nhớ rằng trẻ sẽ có cơ hội khác để đưa ra quyết định tốt hơn là cách khá tốt để khuyến khích trẻ học hỏi.
Nếu con của bạn liên tục thực hiện hành vi tiêu cực, bạn nên cân nhắc phản ứng mà bạn đang thể hiện với trẻ. Nếu bạn có xu hướng chú ý nhiều hơn đến con của bạn khi chúng thực hiện hành vi tiêu cực, chúng có thể chỉ đang cố gắng tìm kiếm sự quan tâm của bạn.
Nguồn WikiHow