Một số bí quyết giúp các bậc phụ huynh xử lý khi phát hiện trẻ đang nói dối.
Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ sẽ thường bắt đầu nói dối khi xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau: Một là khi trẻ sợ việc bị phạt, nếu như không thể đáp ứng được yêu cầu của ba mẹ; Hai là khi trẻ mong muốn một điều gì đấy những không dám nói ra.
Và khi trẻ nói dối, các bậc phụ huynh nên có những phương pháp giải quyết, dạy dỗ hợp lý tránh dẫn đến “hiệu ứng” ngược sẽ khiến trẻ nói dối nhiều hơn và dần hình thành thói quen khó bỏ.
Hãy giúp trẻ nhận biết việc nói dối là điều không nên phạm phải. Ảnh nguồn: Xinhua.
Khi trẻ nói dối, việc phụ huynh cần làm chính là giúp con nhận ra rằng bố mẹ biết việc con đang nói dối. Chỉ cần một câu nói nhẹ nhàng, “Ba mẹ biết con đang nói dối” sẽ là câu nói hiệu quả và có tác dụng trong việc giúp trẻ có suy nghĩ hướng dần đến việc nhận lỗi, sửa sai.
Sau khi trẻ đã nhận sai, các bậc phụ huynh tùy mức độ để nghiêm khắc phạt trẻ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, trước khi áp dụng mức phạt, phụ huynh nên nói chuyện và chỉ cho con biết tác hại của việc nói dối. Đồng thời giữa phụ huynh và con sẽ cùng thống nhất hình thức phạt để trẻ ghi nhớ không tái phạm lần sau.
Với các bậc cha mẹ Nhật Bản, ngoài việc áp dụng nghiêm cách xử phạt khi trẻ nói dối là luôn theo dõi cách trẻ nhận sai lầm và tự sửa chữa để có định hướng uốn nắn dần. Ngoài ra, phụ huynh Nhật cũng luôn dành những lời động viên, ghi nhận sự cố gắng của con trẻ. Điều này khá hiệu quả trong việc giúp con trẻ có thêm động lực để hoàn thiện tính cách.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng chỉ ra một lời khuyên dành cho các phụ huynh về cách giảm thiểu việc trẻ nói dối bằng cách đề ra một số quy tắc chung và yêu cầu con nghiêm túc thực hiện. Đồng thời, đừng quên thường xuyên trao đổi và nói chuyện với con để giúp trẻ mở lòng, không e ngại ba mẹ. Thời điểm trẻ không còn sợ sẽ luôn nói thật suy nghĩ của mình.