Ba mẹ có rất nhiều lý do để ngăn không cho bé làm những công việc nho nhỏ trong gia đình. Tuy nhiên, sẽ có nhiều lý do thuyết phục hơn khiến bạn nhìn nhận tầm quan trọng khi cho bé tập làm việc nhà.
Tham gia vào công việc nhà rất quan trọng, và là một công việc ưu tiên để mọi thành viên đều cảm thấy mình là một phần của gia đình. Và quan trọng hơn, cho bé tập làm việc nhà là một bước nhỏ trong quá trình hình thành nên một cuộc sống hoàn thiện và có mục đích cho bé. Mục đích sống cứu tất cả chúng ta khỏi sự tuyệt vọng khi mọi ngõ ngách của cuộc sống đều mang lại hoang mang hay nhàm chán. Hơn thế nữa, mục đích sống trau dồi lòng quyết tâm, ý chí và sự kiên định cho trẻ trên con đường đạt mục tiêu của đời mình.
Các ông bố bà mẹ sẽ không cho bé tập làm việc nhà, không cho chúng cơ hội để tìm thấy những mục đích của cuộc sống, bởi những lý do hay trăn trở sau.
“Công việc, nhà cửa sẽ được hoàn tất nhanh chóng và cẩn thận với bàn tay của mình.”
“Bọn nhóc thế nào cũng làm sai, theo cách này hay cách khác.”
“Tụi nhóc chỉ nên sống đúng nghĩa là những đứa trẻ khi chúng còn có thể. Chúng có thể làm việc khi trưởng thành hơn.”
“Nhà cửa trông sẽ rất bừa bộn nếu rơi vào tay của bọn nhóc, người khác sẽ đánh giá bà mẹ này thế nào!”
“Bọn trẻ trông sẽ rất nhếch nhác và những người khác sẽ đánh giá bà mẹ này không biết chăm con.”
Đã đến lúc mẹ hãy bỏ qua tất cả những suy nghĩ này và cho bé cơ hội đóng góp cho cuộc sống gia đình. Hãy để bé bước từng bước một, thử nghiệm, cố gắng, thất bại, cố gắng lần nữa cho đến khi làm đúng. Hãy tưởng tượng công việc nhà như một phiên bản thu nhỏ của những việc to lớn mà bé sẽ làm khi trưởng thành, bé sẽ có lúc thất bại, quyết định sai lầm, nhưng ít nhất chúng sẽ học được bài học nào đó sau mỗi lần vấp ngã và tiếp tục cố gắng.
Những sự đóng góp của bé đối với công việc nhà không thể hiện ý nghĩa ở những dấu tít trong bảng công việc gia đình, đó là cả một quá trình giáo dục con cái. Hãy để trẻ tự mình khám phá và học cách trở nên có ích với gia đình hơn, dù cho nhà cửa đôi khi sẽ bừa bộn hơn bình thường và mọi thứ sẽ không quá hoàn hảo. Điều tụi nhóc cần là thời gian để trưởng thành và nhiều cơ hội để phát triển cá nhân.
Chìa khóa để làm trẻ thấm nhuần thái độ trách nhiệm và vai trò đối với gia đình và tự hào về điều đó là cho trẻ bắt đầu từ sớm. Thậm chí, khi trẻ còn đang chập chững biết đi, bạn đã có thể cho trẻ bắt đầu khám phá khả năng chia sẻ trách nhiệm gia đình. Tuy nhiên, khi tạo cho bé tinh thần trách nhiệm và giao phó những công việc nhà, mẹ nên hiểu rõ những mong đợi của mình và cân nhắc độ tuổi.
Những công việc nhà mà trẻ từ 3 - 4 tuổi có thể làm
– Để quần áo bẩn vào giỏ quần áo
– Tự thay đồ, nếu những trang phục ấy không quá phức tạp.
– Đặt quần áo đã được xếp vào tủ quần áo
– Thực hiện 2, 3 bước theo hướng dẫn của mẹ để hoàn thành công việc (như lấy bà chải, bỏ một ít kem đánh răng và bắt đầu đánh răng
– Bỏ rác vào đúng nơi quy định
– Bỏ đồ chơi vào giỏ hoặc đúng vị trí cũ sau khi chơi xong
– Đem chén đĩa đã ăn xong đến bồn rửa chén hoặc để trên kệ bếp, đặt ly nước lên kệ sau khi uống xong
Khi bé đã trưởng thành hơn, và đang trong giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1, bé thường sẽ thích đếm và nhẩm các con số. Hãy giao cho bé một số việc phức tạp hơn, nhưng có liên quan đến số để bé tha hồ trổ tài. Ví dụ như, mẹ sẽ yêu cầu bé đặt 5 cuốn sách lên kệ, hoặc bảo bé bỏ 5 quả cam vào bịch khi cùng mẹ đi siêu thị
Những công việc nhà mà trẻ từ 3 - 4 tuổi có thể làm
– Dọn dẹp giường ngủ sau khi thức dậy
– Tưới cây trong vườn
– Dọn dẹp chén đĩa tại bàn ăn
– Lau chùi nước đổ trên sàn với khăn hoặc giẻ lau
– Chuẩn bị bữa ăn nhẹ
Không bao giờ là quá sớm hay quá muộn để dạy trẻ cách đóng góp vào công việc gia đình và giải quyết vấn đề theo cách của bản thân. Trẻ em luôn muốn làm một thành viên có ích cho gia đình. Ba mẹ cần cho bé sự kiên nhẫn và thời gian để bé hoàn thiện bản thân. Mặc dù mọi thứ sẽ rất thách thức ban đầu, nhưng nó xứng đáng để cả nhà cùng cố gắng – dù là trong dài hạn hoặc ngắn hạn.