Tại sao lại là con vật?
Việc dạy bé các con vật dễ nhớ là cách tốt nhất để bé cảm nhận cuộc sống. Bé bắt đầu hình thành nhận thức và ươm mầm tình yêu của con với thiên nhiên.
Động vật luôn chứa đựng những điều thú vị, sống động mà bất kì đứa bé nào cũng thích. Có lẽ vì thế mà việc dạy bé các con vật không phải là một bài toán khó với các mẹ.
Hơn thế nữa, việc học về các loài vật từ sớm giúp con phát triển tư duy, mở rộng kiến thức. So với các bạn cùng trang lứa, bé được học sớm trưởng thành và phản xạ nhanh hơn.
Loài vật giúp bé tăng khả năng phản xạ, nhận biết từ nhỏ. Học loài vật cũng giúp con tự phòng vệ bản thân. Ví dụ như bé biết khi gặp chó dữ thì phải làm thế nào,…
Khi nào nên dạy bé tập nói con vật?
Rõ ràng không có câu trả lời nào tuyệt đối cả. Tùy vào khả năng và sự phát triển của con. Tuy nhiên, ba mẹ có thể dễ dàng dạy bé học nói con vật tiếng việt khi trẻ lên 2. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có thể tiếp thu lượng các vốn từ khác ngoài những thứ xung quanh.
Nếu trẻ có thể bắt đầu nhận thức và học sớm là một điều tuyệt vời. Nhưng nếu sau 2 tuổi bé vẫn chưa thể bắt đầu tiếp nhận việc học, mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé. Cứ từ từ cho bé làm quen mọi thứ.
Tại sao nên dạy bé các con vật dễ nhớ trước?
Mẹ nên dạy bé các tên con vật từ dễ đến khó. Hệ động vật vô cùng đa dạng, từ những loài sống trên cạn, loài bay trên trời cho đến những loài sống dưới nước. Dạy bé các con vật dễ giúp bé dễ ghi nhớ, không bị nản lòng khi học. Đây cũng là cách các nơ-ron thần kinh trong bộ não chúng ta làm việc.
Sau khi con thuộc các loài vật đơn giản quanh mình, mẹ có thể dạy con nhiều loài vật với độ khó tăng dần, Có loài thú ăn thịt lẫn nhau và loài ăn cỏ hiền lành. Có loài thú được nuôi trong nhà và cả nhiều loài mà chúng ta không bao giờ nên lại gần. Vậy nên, con cần biết để giữ an toàn cho bản thân và có thêm nhiều hiểu biết về thế giới động vật.
Việc dạy bé các con vật dễ nhớ còn là cách để mẹ phát hiện những khả năng của trẻ như khả năng nghe, nhìn, ghi nhớ, phân biệt, bắt chước hoặc đếm. Các loài vật dễ nhớ thường là các loài thân thuộc. Và nhờ vậy, bé có thể dễ ghi nhớ các loài vật này hơn.
Cách dạy bé các con vật hiệu quả
Trẻ con lúc nào cũng nhanh nhẹn và ồn ào như những con vật đáng yêu. Vì vậy, mẹ đừng giới hạn trẻ chỉ học qua video một cách thụ động. Hy vọng những cách dạy trẻ các con vật dưới đây để dạy các con vật cho bé dễ nhớ từ ngày này qua ngày khác mà không làm con phát chán.
1. Thẻ flash động vật
Thẻ flash động vật là 1 công cụ vô cùng hiệu quả cho việc ghi nhớ. Đặc biệt là cho trẻ con với những chiếc thẻ màu sắc và hình ảnh thú vị. Mỗi chiếc thẻ đều được in hình thú khác nhau và mẹ sẽ chỉ vào từng chiếc thẻ ấy rồi đọc tên để dạy bé nhận biết các con vật và ghi nhớ đặc điểm của chúng. Mẹ có thể luôn mang theo tập thẻ flash trên người và cho bé xem mọi lúc mọi nơi. Thật là tiện lợi phải không nào?
Khi bé đã ghi nhớ tốt tất cả, đặc biệt là giai đoạn bé 4-5 tuổi, bố mẹ hãy cho bé biết thêm những thông tin khác liên quan đến chúng. Ví dụ, con hươu cao cổ có cổ dài, lông màu vàng đốm nâu, sống ở vùng đồng cỏ và rừng thưa…
2. Cho bé tham quan sở thú
Sở thú hay trang trại là cách dạy bé các con vật bé thích nhất. Tại những nơi này, bé được tận mắt nhìn thấy các loài động vật, hiểu rõ hơn về kích thước, màu sắc, hình dáng, cách ăn uống của chúng… Bố mẹ cũng được khuyên là nên đưa trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời mỗi tuần. Như vậy tốt cho việc phát triển sức khỏe và cả tinh thần con, còn giúp gắn kết tình cảm gia đình nữa. Trong quá trình tham quan sở thú, mẹ lồng ghép các bài học về con vật cho bé tập nói.
Quan sát thực tế là cách giúp bé ghi nhớ nhanh và lâu. Mẹ có thể đặt các câu hỏi với bé lúc đi dạo. Ví dụ như: “Đố con biết đây là con gì? Nó kêu như thế nào? Lông của nó có màu gì? Nó ăn thức ăn gì? Nó có nguy hiểm không?”. Nếu con trả lời đúng, mẹ đừng quên khen ngợi bé nhé.
3. Dạy bé các con vật qua các bài hát về động vật
Có nhiều bài hát về động vật dành cho trẻ em với giai điệu vui tươi, dễ nhớ. Trong những bài hát các con vật được thổi hồn một cách thật sinh động và chân thực. Vậy nên, nghe các bài hát con vật là cách mẹ dạy con các con vật đầy thú vị.
Vậy bố mẹ hãy thường xuyên cho bé nghe và xem những bài hát như vậy, hoặc rủ bé cùng hát nhé.
4. Ghép hình ảnh với động vật
Ghép hình ảnh động vật yêu cầu 1 độ khó nhất định. Vì trò hơi này đòi hỏi việc tư duy, trí nhớ và khả năng liên kết ở trẻ. Khi con còn nhỏ, mẹ nên cho con ghép hình với các mảnh to và những con vật quen thuộc. Mẹ có thể in hình các con vật trên giấy A4, sau đó cùng bé tô màu chúng theo ý con. Mẹ gắn mảnh giấy vào tấm bìa cứng và cắt ra tạo thành món đồ chơi ghép hình cho bé.
Mẹ cũng có thể mua cho bé một bộ các con vật. Sau đó, hãy bảo bé đặt các con vật vào các hình ảnh. Mẹ có thể nghĩ ra vô vàng các trò chơi để bé ghi nhớ hằng ngày. Ví dụ như với một củ cà rốt, mẹ cũng có thể nhắc bé về con thỏ rồi nè.
5. Đọc truyện về các loài vật cho con nghe
Nghe mẹ đọc truyện mỗi tối ở trên giường luôn là kỷ niệm êm đềm mà trẻ sẽ nhớ nhất sau này khi con lớn lên. Đây cũng là cách dạy bé các con vật. Những câu chuyện về các loài động vật, nhất là truyện ngụ ngôn, có thể giúp con hiểu hơn về đặc điểm, tính cách của từng loài, đồng thời dạy con những bài học về cuộc sống.
Ngày nay, có rất nhiều sách dạy trẻ các con vật tiếng anh và dạy bé các con vật bằng tiếng việt. Mẹ có thể cho bé làm quen dần với chúng. Việc tạo cho con thói quen xem sách từ nhỏ sẽ hình thành niềm đam mê đọc sách, đam mê học hỏi khi lớn lên.
6. Cho bé xem phim hoạt hình hoặc chương trình thế giới động vật
Phim hoạt hay hay các chương trình động vật giúp mở ra một thế giới mới cho con. Các video đầy thú vị giúp bé nắm bắt rất nhanh về đặc điểm của các loài động vật từ những hình ảnh mà bé xem được. Ví dụ như con chuột trong hoạt hình Tom and Jerry thích ăn phô mai như thế nào. Hay việc con mèo thì luôn đuổi bắt con chuột.
Đối với các chương trình thế giới động vật, khi con còn nhỏ mẹ nên cân nhắc và lựa chọn video cho con xem. Vì nhiều chương trình mang tính dân dã, bao gồm các cảnh động vật ăn thịt,… Nội dung này chưa phù hợp với lứa tuổi của con.
7. Tạo âm thanh động vật
Dạy bé các con vật nhưng trẻ không biết tiếng kêu của chúng thì thật là vô ích. Con có thể gặp tiếng chó dữ nhưng lại cho là tiếng mèo.
Cho bé biết tiếng các loài vật như cách để trẻ biết thế giới xung quanh đang hoạt động và giao tiếp với con. Như vậy, bé có xu hướng hướng ngoại hơn, thay vì chỉ nằm trong nhà một mình.
Hãy cho con chơi các trò chơi âm thanh để dạy con của bạn về tên động vật. Ví dụ như khi mẹ gầm gừ, thử xem bé đoán ra con gì không? Hay Ò Ó O thì bé phải làm gì? Cứ như vậy, các giác quan của bé được phát triển đầy đủ. và việc cảm nhận của bé cũng nhanh nhạy hơn.
Hãy nhớ rằng trẻ em luôn thích các hoạt động vui tươi và thú vị. Cố gắng nghĩ ra những cách thú vị để dạy con bạn tên động vật. Chơi các trò chơi với trẻ thường xuyên và dần dần mở rộng danh sách tên khi trẻ đã quen thuộc với một vài tên.