Lòng tự trọng rất cần thiết cho bất cứ đứa trẻ nào hay bất cứ ai nếu họ muốn nhanh chóng hoà nhập vào cuộc sống và đạt được những mục tiêu mà họ đặt ra.
Tuy nhiên, với vai trò là người cha, người mẹ, có vẻ sẽ khó khăn hơn để tìm cách tác động tới giá trị và hình ảnh bản thân của trẻ, và đôi khi, bạn sẽ vô tình làm thu hẹp lòng tự trọng của trẻ. Sau đây là một vài chỉ dẫn để giúp trẻ nuôi dưỡng một lòng tự trọng tích cực:
Hướng dẫn trẻ
Hãy để trẻ hiểu rằng: Trẻ em cũng không phải ngoại lệ, một cách tự nhiên chúng cũng muốn tìm cách tốt nhất để thoát khỏi những vấn đề mà mình phải đối mặt. Sự thật là nếu ai đó đưa ra cho chúng ta câu trả lời cho những trường hợp khó khăn mà chúng ta vấp phải, chúng ta sẽ thực sự cảm thấy cảm động. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng nhất để trẻ có một lòng tự trọng mạnh mẽ là bạn phải chấp nhận để trẻ tự mình vượt qua những vấn đề của chúng với những chỉ dẫn của bạn.
Thông thường, bạn sẽ cảm thấy buồn phiền, nản lòng và bạn sẽ chủ động giải quyết vấn đề của trẻ. Đôi khi điều đó là cần thiết, nhưng hầu hết trẻ đều có đủ khả năng để tự đấu tranh và giải quyết một cách hợp lý nhất, điều chúng cần là những hướng dẫn từ cha mẹ.
Cho trẻ cơ hội tự giải quyết khó khăn
Liệu tình huống có trở nên xấu đi hay không khi bạn không đưa ra những chỉ dẫn cho trẻ? Thường thì là không, nhưng rõ ràng ở bất kỳ tình huống nào, những tình huống mang lại mối đe doạ cho trẻ, đều phải được giải quyết trực tiếp bởi một người trưởng thành có trách nhiệm. Khi trẻ được phép tự giải quyết khó khăn, có thể nói là độc lập giải quyết khó khăn, thì chúng sẽ nhận ra được nhiều điều và sẽ tự tin với khả năng của chính mình trong việc xử lý các tình huống khó khăn đó. Sức mạnh vốn có mà trẻ đạt được trong quá trình này thực sự quý giá, nó là yếu tố cần thiết để phát triển và hình thành một lòng tự trọng tích cực đối với trẻ.
Hãy động viên trẻ
Khi trẻ đang đi đúng hướng trong việc giải quyết khó khăn, hãy đảm bảo rằng bạn luôn ủng hộ những gì trẻ đang làm. Việc để cho trẻ biết bạn luôn ủng hộ và khuyến khích kế hoạch của trẻ là rất quan trọng. Khi chúng nhận được những phản hồi tốt từ phía bạn, chúng biết rằng chúng đang xử lý khó khăn của mình một cách hiệu quả, điều này đem lại cho trẻ sức mạnh nội tại và thúc đẩy trẻ tự tin hơn rằng chúng có đủ khả năng.
Gián tiếp giúp đỡ trẻ
Nếu trẻ đang thực hiện theo một cách không hoàn toàn tốt nhất để giải quyết vấn đề, hãy thử hỏi trẻ "Điều gì sẽ xảy ra nếu con..." Trẻ sẽ có khả năng trả lời câu hỏi của bạn và nhận ra rằng cách của chúng còn thiếu xót. Từ cách thảo luận này, bạn có thể hướng dẫn trẻ một cách giải quyết có hiệu quả hơn.
Tránh xử lý
Khi cha mẹ giải quyết khó khăn giúp trẻ, điều này có vẻ như là điều nên làm và phải làm. Không ai muốn con mình phải đấu tranh và chịu đựng. Tuy nhiên, nếu bạn giúp trẻ giải quyết mọi việc, trẻ sẽ không cố gắng tự giải quyết vấn đề của mình, và thông điệp ẩn chứa ở đây là chúng không đủ khả năng giải quyết vấn đề. Nếu điều này tiếp diễn, trẻ sẽ tự coi mình là người kém cỏi và phụ thuộc, và sẽ tự nhận thấy mình là vô ích, không có sức mạnh, thiếu khả năng. Những quan niệm này thường được thấy ở những người có lòng tự trọng thấp.
Tuy nhiên, bạn cần phải can thiệp trong những tình huống có nguy hiểm. Không được để trẻ tự giải quyết những hoàn cảnh nguy hiểm.
Theo aFamily