Trẻ nhỏ là lứa tuổi dễ có những hành vi sai lệch nếu không được chỉ dạy và định hướng rõ ràng về những kỹ năng sống cần thiết.
Đã bao giờ bạn đặt ra những tình huống, đưa ra kiến thức cần thiết để trẻ vận dụng và xử lý tình huống hay chưa? Chính những tình huống đưa ra sẽ giúp trẻ ý thức được về việc mình cần làm, bảo vệ và phát triển bản thân mình cách toàn diện. Dưới đây là những tình huống giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cơ bản và quan trọng nhất.
1. Dạy trẻ kỹ năng xử lý tình huống khi trẻ đi lạc
Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ, bố mẹ cần hướng dẫn cho trẻ cách nhớ số nhà, số điện thoại của bố mẹ, nhớ tên ông bà, cha mẹ… Mặc dù những thông tin này không giúp ích cho quá trình vui chơi của trẻ, nhưng nó lại liên quan đến sự an toàn của trẻ.
Khi trẻ bị bắt cóc, đi lạc thì việc cung cấp thông tin về số nhà, tên cha mẹ chính các cách để mọi người xung quanh biết và giúp đỡ bé nhanh chóng tìm thấy người thân.
Xem thêm: Sản phẩm đồng hồ định vị cho trẻ em
Bố mẹ cũng cần chú ý dặn trẻ trong tính huống đi lạc mà trước đó đang đi cùng bố mẹ, người thân thì nên đứng tại chỗ để bố mẹ quay lại tìm kiếm.
Riêng đối với những học sinh tiểu học, khả năng bị đi lạc sẽ thấp hơn. Tuy nhiên bé cũng không tránh khỏi trường hợp bị kẻ xấu dụ dỗ, ham chơi mà đi vào nơi mình chưa từng đến. Vì thế, bố mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ tiểu học thuộc số nhà, tên đường và biết cách quan sát bản đồ.
2. Trường hợp khi có người lạ tiếp cận
Đây cũng là một tình huống có thể đưa ra để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, nếu có thể thì các bậc phụ huynh nên hạn chế việc để trẻ đợi ở trường học 1 mình. Vì đây có thể là vấn đề nguy hiểm, do trẻ chưa biết cách làm thế nào để phản ứng với tính huống mang tính chất phức tạp, khó xử
Bố mẹ hãy dạy cho trẻ biết cách đối phó với tình huống có người lạ đến tiếp cận khi chờ bố mẹ đến đón. Cách tốt nhất là bố mẹ nên dặn trẻ nói và trả lời thật to, để những người xung quanh có thể nghe thấy. Đặc biệt, cần dạy cho trẻ biết cách để ý đến hành vi, thái độ của người lạ, biết cách nhờ đến sự giúp đỡ từ những người bên cạnh, để họ có thể qua bắt chuyện giúp. Vì đây sẽ là cách để kẻ xấu không dám làm điều gì quá liều lĩnh. Mặt khác, bố mẹ cũng nên căn dặn bé tuyệt đối không đi theo người lại, nếu người lại cần sự giúp đỡ con có thể nhờ người lớn xung quanh chợ giúp cùng mình, không giúp người lại một mình.
Xem thêm: Những bài viết về dạy con bảo vệ bản thân
3. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
Với kỹ năng này, các con sẽ hiểu hơn về những cảm xúc của bản thân mình để kiểm soát bản thân khỏi những cơn giận dữ, bốc đồng, thiếu suy nghĩ. Ngoài ra, các con cũng sẽ biết cách quan tâm đến cảm xúc của những người khác và biết cảm thông, chia sẻ.
Để dạy con kỹ năng xử lý kiểm soát cảm xúc của bản thân, bố mẹ hãy cùng trẻ phân tích những lợi ích và tác hại của việc con mất kiểm soát cảm xúc. Sau đó, bố mẹ có thể dạy con một số phương pháp để kiểm soát cảm xúc như: Dữ cho mình bình tĩnh trong mọi tình huống; Hít thở thật sâu vài lần; Đứng lên ngồi xuống 10 lần và nghĩ đến hậu quả khi mình không kiểm soát được cảm xúc; dừng ngay cuộc tranh luận và đi uống một cốc nước mát ….
4. Kỹ năng thể hiện sự tự tin
Để giúp các con tự tin trong giao tiếp, tăng cường đưa ra quan điểm, chính kiến và bảo vệ quan điểm của mình hơn khi ở trường lớp. Với mỗi một hoạt động trong gia đình, bố mẹ nên cho các con quyền đưa ra ý kiến đề xuất để các con có cơ hội trình bày ý tưởng của mình. Ví dụ: Bố mẹ cho con làm quen với các lên kế hoạch công việc, thực hiện công việc từ trong môi trường gia đình để con rút kinh nghiệm cho bản thân mình như: Tổ chức sinh nhật cho ba mẹ, anh chị; Lên kế hoạch cho chuyến du lịch cuối tháng
- Xác định tên chương trình, mục đích chương trình.
- Lên thời gian, địa điểm dự kiến.
- Các nội dung sẽ diễn ra chương trình.
- Bảng phân công công việc cụ thể (thời gian hoàn thành công việc).
- Báo cáo hoàn thành công việc
Khi đưa ra được các tiêu chí cho 1 bản đề xuất ý tưởng, con sẽ tăng cường được khả năng quan sát, phân tích vấn đề. Không những thế, khi được xét duyệt ý tưởng, con sẽ cảm thấy tự tin hơn và từ đó tự tin khẳng định bản thân ở môi trường bên ngoài.
Hàng ngày hoặc hàng tuần bố mẹ có thể cho con quay video báo cáo mục tiêu, chia sẻ các vấn đề con gặp phải, chia sẻ những câu truyện hay con đọc được. Điều này cũng sẽ giúp con tự tin hơn trước các bạn ở trường đó ạ.
5. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột
Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó. Mâu thuẫn trong trường học hết sức đa dạng thường bắt nguồn từ sự khác nhau về quan điểm, chính kiến, lối sống, cái tôi của các con,
Có nhiều cách để giúp trẻ giải quyết mâu thuẫn. Bố mẹ có thể hướng dẫn con cách giải quyết tình huống xảy ra mâu thuẫn theo các bước như:
Bước 1: Phải luôn kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc
Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn
Bước 3: Tìm các giải pháp để giải quyết mâu thuẫn với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình.
Bước 4: Nếu không tự giải quyết được mâu thuẫn con có thể tìm người phân giải giúp như thầy cô giáo, bác bảo vệ hoặc bố mẹ…
Hãy nhớ rằng từ trẻ nhỏ đang học mầm non cho đến các bạn THPT, Đại học hay đã đi làm đều phải rèn luyện cho mình những kỹ năng sống nhất định. Vì thế, dạy con kỹ năng xử lý một số tình huống nơi trường học là vô cùng quan trọng. Giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường học cần phải được ứng dụng trong những tình huống thực tế. Nếu không được hướng dẫn, chỉ bảo trước thì trẻ sẽ dễ bối rối, hoảng loạn và có những hành vi sai lệch, không đảm bảo hiệu quả.