Trẻ phát triển rất nhanh trong độ tuổi từ 2 đến 3. Những gì trẻ học được trong thời gian này sẽ phản ánh trí thông minh và thái độ học tập của chúng sau này.
Hai tuổi là lúc trẻ bước vào thời kì tự lập. Cái gì bé cũng không khiến bố mẹ làm hộ, mà rất muốn học cách tự làm lấy. 2 tuổi, trẻ không có giờ phút nào ngồi yên, lúc nào cũng phải hoạt động, như những vận động viên chuyên nghiệp.
Có 3 điểm cơ bản để phát huy ý muốn ở trẻ 2 tuổi. Nếu đón nhận và phát huy đúng lúc, sẽ khiến trẻ trở thành người ưu tú thực sự, 3 điểm đó là Vận động- Ngôn ngữ- Kỹ năng cơ bản.
Cho trẻ vận động nhiều, đi bộ nhiều
Trẻ được khoảng 1 tuổi rưỡi cần phải cho đi bộ với khoảng cách dài nhất có thể được. Nếu cứ cõng, bế, ngồi xe đẩy, xe hơi thì sẽ đánh mất khả năng đi bộ.
Trẻ 2 tuổi muốn hoạt động, luôn luôn có nhu cầu vận động chân tay, cơ thể. Nếu đè nén ý muốn này nó sẽ bị ức chế. Còn nếu biết phát huy ý muốn này, trẻ sẽ trở thành người có khả năng vận động rất tốt. Vì vậy hãy để trẻ đi bộ thật tốt khi được 2 tuổi. Đi bộ coi như bài rèn luyện hàng ngày, cũng là cách để trẻ có đầu óc thông minh hơn.
Thời kì nhạy cảm với ngôn ngữ nhất trong cả cuộc đời
Ở độ tuổi này trò chơi ngôn ngữ là thích hợp nhất với trẻ. Có rất nhiều kiểu cách chơi. Ví dụ như: hỏi con “Cái gì màu đỏ ở trong buồng tắm?”, hoặc bảo con nói tên những cái màu đỏ trong nhà mà con nhìn thấy.
Khi con 2 tuổi, bạn nên cố gắng mua nhiều sách cho con. Không chỉ cho con xem tranh, mà mẹ đọc cho con nghe. Nếu con muốn, mỗi ngày cứ đọc 5 quyển hay 10 quyển cũng đọc cho con nghe. Khi đó, mẹ sẽ xem được quyển nào hay để đọc lại, quyển nào chỉ đọc qua. Hãy đọc nhiều lần cuốn nào mà con thích. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đọc thơ cho trẻ nghe, đọc đi đọc lại để trẻ ghi nhớ và bập bẹ theo.
Khi một đứa trẻ khóc vì quả bóng nó đang chơi bị lăn vào gậm giường không lấy ra được. Nhưng bà mẹ đang bận thì hỏi “Sao lại khóc? Nín đi” và dúi cho con một cái vào đầu. Đứa trẻ càng khóc to hơn. Rất nhiều trường hợp tương tự như vậy xảy ra, chính điều đó gây tổn thương cho trẻ, kìm hãm sự phát triển tính cách, tài năng của trẻ.
Dạy trẻ thông minh qua việc phát triển ngôn ngữ
Trong trường hợp này nên ân cần hỏi con tại sao khóc, nói với con như mình đang ở tâm trạng của con “Quả bóng lăn vào gậm giường không lấy ra được chứ gì? Nên con muốn mẹ lấy ra cho chứ gì?”. Đó mới là điều quan trọng.
Như vậy trẻ nhớ được cách bày tỏ tâm trạng, và học được 1 điều “không khóc mà nói như thế thì mẹ sẽ làm cho như ý mình” chẳng hạn. Lần sau có như vậy thì trẻ sẽ nói được “Tại vì quả bóng lăn vào gầm giường”. Những từ chỉ quan hệ nhân quả như vậy càng phải dạy cho trẻ 2 tuổi càng nhiều càng tốt. Nó rất cần thiết cho việc phát triển năng lực tư duy sau này.
Làm thoả mãn ý muốn muốn làm những việc xung quanh của bé
Trẻ 2 tuổi luôn có ý muốn làm giỏi những việc của mình. Điều này đạt đến đỉnh cao ở giai đoạn 2 tuổi đến 2 tuổi rưỡi, hơn nữa là khi được 3 tuổi rưỡi. Nắm bắt kịp thời và phát huy được ý muốn này chính là bí quyết dạy con thành người ưu tú.
Rửa tay, buộc dây giầy, cài cúc áo. Những việc này dù có mất thời gian cũng phải để trẻ tự làm. Cha mẹ giành nhiều thời gian, chịu khó dạy con cách làm thì bây giờ có thể bận bịu nhưng sau này sẽ là những ngày vui.
Trẻ được 2 tuổi nên để trẻ tham gia giúp việc nhà hết mức có thể. Lau bàn, lấy cái này, cất cái nọ, lau đĩa… tìm nhiều việc vừa sức để trẻ làm giúp. Trẻ làm xong phải được khen thật nhiều. Quan trọng hơn là phải củng cố lòng tự tin cho trẻ. Cho dù trẻ làm chưa giỏi cũng phải khen. Có vậy trẻ mới có tự tin, để lần sau làm giỏi hơn.
Rèn luyện kỹ năng cho bé từ sớm
Khi trẻ 2 tuổi hãy dạy trẻ biết sắp xếp gọn gàng. Kê giá kệ để đồ vừa tầm tay trẻ. Đồ chơi để chỗ dễ cất dễ lấy. Qui định chỗ để đồ chơi. Dán băng xanh đỏ vàng vào chỗ cất. Đồ chơi cũng dán màu tương ứng để khi cất màu nào vào màu nấy.
Làm vậy thì trẻ 2 tuổi cũng biết cất đồ chơi sau khi chơi. Việc dọn đồ chơi xong không phải là việc của mẹ. Hãy bắt đầu việc này bằng trò chơi mệnh lện. “Cất quả bóng này vào giá, rồi lấy búp bê để trên bàn ra đây cho mẹ” chẳng hạn. Chơi như vậy bé quen với việc dọn dẹp.
Cờ Thông Minh