“Day trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ – Cha mẹ nên dạy các bé”. Trong cuộc sống đôi khi chúng ta gặp khó khăn hay những việc xảy ra đột xuất khiến cho người lớn như chúng ta còn phải bất ngờ và lúng túng. Huống chi là những đứa trẻ mới bước vào đời.
Các bé gặp những vấn đề, tình huống phải cần đến sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người khác như: giải một bài toán khó, không biết nấu món ăn này, nhà hàng xóm bị trộm,…. Vậy khi cần giúp đỡ, bé sẽ nhờ tới ai? Địa chỉ nào là đáng tin cậy? Các bé sẽ xử lý như thế nào? Các bé sẽ làm rất tốt để được giúp đỡ hay sẽ có tình trang tồi tệ hơn diễn ra ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của các bé.
Dạy các bé yêu cầu giúp đỡ là một kỹ năng thực sự quan trọng mà chúng sẽ cần để thành công trong cuộc sống. Cha mẹ nên sớm có ý thức dạy bé những kỹ năng cơ bản để có thể tự ứng phó được trước những tình huống bất ngờ, Vienantoan.edu.vn giới thiệu cho các cha mẹ dạy bé những kĩ năng sau đây.
7. KỸ NĂNG CẦN DẠY TRẺ
1. Khả năng quan sát và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn
2. Tạo tình huống giả định với các tình huống có thể xảy ra
3. Dạy cho trẻ biết phải làm gì khi gặp tình huống xấu.
4. La hét khi cần sự giúp đỡ lúc khẩn cấp
5. Dạy trẻ ghi nhớ các số điện thoại và địa chỉ cha mẹ, người có thể giúp đỡ.
6. Dạy trẻ các cư xử khi tìm kiếm sự giúp đỡ và khi nhận được sự giúp đỡ.
7. Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
8. Kết
1. Khả năng quan sát và tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn
Khi con còn bé, ba mẹ phải tò tò theo đuôi nhắc nhở, hỏi han, quan sát con, mọi việc đều giúp chúng làm. Nhưng không phải lúc nào các bậc cha mẹ cũng theo con mọi lúc mọi nơi. Hãy trang bị cho các bé khả năng quan sát mọi thứ xung quanh và gọi người lớn khi gặp khó khăn.
Dạy trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn và mọi người xung quanh.
Hãy nói với con là thường xuyên quan sát xung quanh coi có người xấu không, cha mẹ cần hết sức lưu ý dặn trẻ không được tiếp xúc với người lạ. Ngoài ra không đi theo hoặc nghe lời của bất cứ ai khác nếu không được cha mẹ dặn dò. Nếu gặp tình huống xấu thì phải tìm người nào gần mình để nhờ họ giúp. Luôn khẳng định với bé bằng lý lẽ rằng bố mẹ sẽ đến đón con, và mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu con bình tĩnh cũng như biết cách nhờ vào sự giúp đỡ của người lớn quanh mình.
2. Tạo tình huống giả định với các tình huống có thể xảy ra
Sẽ thật khó để bố mẹ giải thích cho con thế nào là người tốt, thế nào là người xấu và giải thích cho con về những tình huống xấu. Các cha mẹ có thể cùng con tạo ra những tình huống giả định để dạy trẻ nhận biết những mối nguy hiểm từ người lạ và cách ứng phó với các tình huống đó.
Dạy cho trẻ cách tuy duy và ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
Các bậc cha mẹ hãy dựng lại các tình huống có thể xảy ra khi không có cha mẹ ở bên như dụ dỗ cho kẹo, gạ gẫm đi theo cô (chú) hoặc những người lạ mặt không thiện cảm với các bé. Đó là cách giúp trẻ nhận biết, tập dượt những tình huống nguy hiểm và báo lại cho cha mẹ hoặc người mà bé tin cậy ngay lập tức trong trường hợp lỡ bị lạc hoặc mất tích để nhận sự giúp đỡ.
Nếu cảm thấy các tình huống đó khiến bé khó hiểu thì cha mẹ có thể áp dụng kể chuyện và lồng ghép tình huống vào những con vật cụ thể như: Thỏ con – chó sói…nó giúp các bé dễ hiểu hơn. Hãy hỏi bé cách ứng phó với các tình huống đó như thế nào? Để bé tư duy, ghi nhớ cách ứng phó với các tình huống đó và tìm kiếm sự giúp đỡ.
3. Dạy cho trẻ biết phải làm gì khi gặp tình huống xấu.
Khi bé còn nhỏ tầm 5-6 tuổi thường rất hiếu động thích chạy nhảy, thích khám phá thế giới xung quanh, thoáng cái đã lẩn mất. Thông thường như lúc này thì các bé sẽ hoang man lo lắng dễ ảnh hưởng đến tâm lý bé sau này. Các bậc cha mẹ nên dạy cho bé các cư xử hợp lý với các tình huống xấu có thể xảy ra.
Ví dụ như trường hợp đi lạc thì dạy các bé đó là đứng yên tại chỗ, bình tĩnh, không khóc lóc. Hãy gọi tên bố mẹ hoặc tên của bé, nhớ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ gia đình. Con nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người khác đáng tin cậy như cô chú công an, bảo vệ…
4. La hét khi cần sự giúp đỡ lúc khẩn cấp
Hãy nói với trẻ rằng chúng có thể la hét hoặc thét lên khi cần thiết. Nếu có người lạ dắt trẻ đi, chúng cần biết mình phải làm gì trong trường hợp này. Dạy cho bé cách đối phó trường hợp đó là hét lên “ cứu với” “Cháu không biết cô/ chú”, la hét, phản ứng mạnh mẽ để gây sự chú ý của những người xung quanh. Những người xung quanh sẽ nhận thấy sự khác thường và can thiệp hay chạy thật nhanh đến người lớn gần đó.
Bởi âm thanh có tốc độ lan nhanh, tỏa rộng nên rất có ưu thế cho việc kết nối. Gọi lớn còn tạo sự chú ý cho mọi người xung quanh để có thể can thiệt kịp thời.
5. Dạy trẻ ghi nhớ các số điện thoại và địa chỉ cha mẹ, người có thể giúp đỡ.
Cha mẹ cần dạy con nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại của cha mẹ và hãy thường xuyên hỏi lại bé cho đến khi bé thật sự nhớ. Điều quan trọng là trẻ cần phải nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại khi không có cha mẹ hay bạn bè ở bên cạnh.
Ghi nhớ số điện thoại và các địa chỉ của cha mẹ và các cơ quan công an
Vì thế, khi còn nhỏ, bố mẹ nên thường xuyên nhắc với con số điện thoại của mình. Bảo con viết lên giấy nhiều lần hoặc hỏi con để con nhắc lại. Nhiều cha mẹ cũng chọn cách để bé tự bấm số điện thoại của cha mẹ và gọi cho nhau bất kỳ lúc nào có thể. Đây chính là cách hiệu quả giúp các bé nhỏ tuổi có thể nhớ chính xác số điện thoại và có thể gọi được cho cha mẹ khi bị lạc hay tình huống xấu.
Ngoài ra cũng dạy con số của công an để con gọi khi gặp người xấu. Ngoài ra cũng dạy con cách nhận diện những người mặc đồng phục là những người tốt như mặc đông phục công an, bảo vệ,…
6. Dạy trẻ các cư xử khi tìm kiếm sự giúp đỡ và khi nhận được sự giúp đỡ.
Khi các bé lớn dần lên đến giai đoạn tuổi teen, khi đó các con sẽ ngại nhờ sự giúp đỡ từ cha mẹ, thầy cô. Khi đến giai đoạn này chúng sẽ cảm thấy yêu cầu giúp đỡ không thoải mái và một số người mô tả nó là phải ‘nuốt niềm tự hào’.
Hãy nhắn nhủ với các bé rằng, mỗi người lớn là một cá thể riêng biệt mà dù yêu thương nhau đến đâu cũng khó có thể đoán đúng ý nhau. Nếu con cần sự giúp đỡ mà không nói ra thì sẽ khó có ai biết để giúp con cả. Nhưng chỉ cần con nói ra thôi thì sự giúp đỡ sẽ luôn hiện diện. Khi đến lớp cũng thế nếu có vấn đề nào cần giúp thì con cũng đừng ngại mà nhờ sự giúp đỡ từ thầy cô và bạn bè.
Chính vì vậy việc của con là phải nói ra yêu cầu của mình, rõ ràng, kịp lúc, để người khác hiểu mình, để bảo vệ bản thân mình. Khi nhận được sự giúp đỡ thì phải cư xử đúng mực và tự tin, cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, ngắn gọn. Sau đó thể hiện thái độ biết ơn và cảm ơn họ.
7. Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
Đối với các bé ở độ tuổi teen rất khó để các con chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ. Cha mẹ nên nhắc nhở các con rằng: không ai có thể biết tất cả, cũng như không ai có thể tự mình làm tất cả mọi việc. Khi mình không làm được một việc, mình tìm ai đó giỏi việc đó hơn giúp đỡ mình, đó là chuyện bình thường. Dù con đã lớn hay khi con là người trưởng thành cũng vậy.
Hãy dạy trẻ chủ động và đưa ra yêu cầu giúp đỡ
Dù con có lớn khôn tự lập đến mấy cũng có lúc con cần sự giúp đỡ từ người khác, không thể hiện ở mình là người toàn tài việc gì cũng biết làm. Mặc dù cha mẹ là người trưởng thành nhưng đôi khi mẹ cũng cần sự giúp đỡ từ người khác. Ví dụ như ở nhà mình khi tủ lạnh hư, ba mẹ gọi chú thợ đến sửa, khi con bệnh, ba mẹ đưa con đi bác sĩ. Cha mẹ nên cho các con thấy không nên cố gắng làm việc mà mình không biết không giỏi mà hãy tìm sự giúp đỡ từ những người biết làm việc đó.
Vậy nên khi con gặp chuyện không tự mình giải quyết được, hãy nhớ tìm kiếm sự giúp đỡ là bình thường, con không có khả năng trong vấn đề này không có nghĩa con là người trẻ con, yếu đuối.
8. Kết
Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ giúp các bé có thể nhận được những lời khuyên, sự can thiệp cần thiết để tháo gỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn. Biết tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời sẽ giúp các bé không cảm thấy đơn độc, bi quan, và trong nhiều trường hợp, giúp chúng ta có cái nhìn mới và hướng đi mới. Vì vậy mà cha mẹ nên dạy và cho bé thấy lợi ích của sự giúp đỡ.