Không thể xếp đúng trong trò chơi xếp hình khiến bé không muốn chơi nữa, lúc đó bạn hãy nói: "Con sắp làm được rồi đấy. Hãy thử lại. Con có thể làm được mà". Điều này khiến trẻ thấy an toàn và tạo cho bé sự tự tin.
Dù còn nhỏ nhưng bạn có thể giúp trẻ xây dựng sự tự tin ngay từ bây giờ. Sau đây là vài gợi ý giúp bạn:
Tạo thói quen: Khi trẻ biết rằng sau khi tắm sẽ đến giờ ăn và sau đó đi ngủ, bé sẽ không lo sợ những điều sẽ xảy ra tiếp theo. Thay vì đó, tâm trí của trẻ sẽ rất thoải mái để tập trung vào tập những kỹ năng mới.
Đáp ứng những yêu cầu của trẻ: Điều này bạn đang làm mỗi ngày. Mỗi khi bạn bế con vào lòng khi bé khóc hoặc là thơm trẻ, điều đó thể hiện rằng bạn đang lắng nghe và hiểu con mình cần gì. Điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy mình quan trọng.
Tạo ra những thử thách nho nhỏ: Một bé 5 tháng tuổi cố gắng nắm lấy đồ chơi chơi đang lắc lư đung đưa sẽ cảm thấy rất phấn khởi khi cuối cùng mình cũng làm được điều đó.
Dù con còn nhỏ nhưng bạn có thể giúp trẻ xây dựng sự tự tin ngay từ bây giờ
Lần sau, bạn hãy tạo cho con một thử thách bằng cách đặt trẻ ở một vị trí mới, việc nắm đồ chơi lần này sẽ không dễ như trước nhưng vẫn có thể làm được. Lúc đầu, bé có thể tỏ ra tức giận nhưng cuối cùng trẻ cũng sẽ cười một khi bé vượt qua được thử thách của mình.
Khuyến khích sự kiên trì: Khi trẻ không thể xếp đúng mảnh trong trò chơi xếp hình hoặc khi trẻ lật đổ không muốn chơi nữa và đứng lên. Lúc đó bạn hãy nói: "Con sắp làm được rồi đấy. Hãy thử lại. Con có thể làm được mà".
Điều này khiến trẻ thấy an toàn và tạo cho bé sự tự tin. Bạn có thể tiếp thêm sức mạnh bằng cách ôm con vào lòng và bé sẽ cảm thấy thử thách ấy đáng thử lại, dù lần này bé cũng không thành công.
Học từ những thử thách và sai lầm: Không phải đến tận khi con khoảng 18 tháng tuổi, bé mới hiểu rằng mình là một cá thể riêng biệt. Bây giờ bé bắt đầu từ những câu hỏi như: Cái này là cái gì? Mình có chơi giỏi đồ chơi này không? hay Thậm chí mình có thích đồ chơi này không?
Là một phần của sự tự nhận thức mới này, trẻ sẽ tự làm mọi thứ. Lúc này trẻ từ chối sự giúp đỡ của cha mẹ dù bản thân bé không có những kỹ năng cần thiết để thực hiện được nhiệm vụ này.
Nhưng bạn đừng làm giúp việc của con. Nếu một bé 2 tuổi tức giận trước một trò chơi đố, bạn đừng làm giúp con. Thay vì đó, bạn hãy cung cấp thêm những chỉ dẫn để bé thử như: Con có nhìn thấy mảnh nào trông giống như một đám mây không? Cuối cùng khi bé tự tìm thấy được mảnh còn thiếu, bé sẽ nở nụ cười rạng rõ và tự hào nói con đã làm được rồi!
Tương tự với những câu hỏi, bạn hãy để trẻ tự quyết định. Nếu một bé 3 tuổi phân vân không biết mình muốn uống nước cam ép hay nước táo, bạn đừng bao giờ trả lời thay cho trẻ.
Bên cạnh đó sự động viên là rất cần thiết dù việc làm của bé rất nhỏ. Điều này dạy cho trẻ biết rằng mọi thứ mình làm đều tuyệt vời, dù một vài điều có thể sau đó sẽ không đúng.
Nhưng bạn đừng bao giờ khen ngợi cùng một việc làm của con nhiều lần. Điều đó sẽ khiến trẻ phụ thuộc nhiều vào sự động viên dù làm gì sau này.
Vì thế, khi bé bước những bước đầu tiên, bạn có thể động viên con. Nhưng khi hai bước, rồi ba bạn đừng lặp lại việc này. Hãy đợi đến khi trẻ có thể đi ngang qua phòng. Điều này sẽ khuyến khích trẻ thử một gì đó mới thậm chí là nguy hiểm vì có thể ngã hoặc phạm sai lầm.
Một sự thay đổi nữa bạn cũng cần chú ý là sau 18 tháng. Bé bắt đầu thích sự mạo hiểm. 2 tuổi lần đầu tiên trèo lên bậc thang cao nhất ở sân chơi, bé sẽ cảm thấy sợ, nhưng điều đó sẽ không sao khi trẻ thành công. Ba mẹ chỉ ở bên để động viên và đỡ trẻ nếu ngã.
Và nếu bước sai bước, bé sẽ có được một bài học khi thử lại lần sau. Một khi trẻ học được từ những thất bại thì sau này bất cứ thử thách nào cũng không phải là quá to tát.
Theo Tin Tức