Để dạy trẻ bướng bỉnh không còn là cuộc chiến
Bố mẹ thường đau đầu khi con mình là đứa trẻ bướng bỉnh, nhất là lúc tắm rửa, cho con ăn hay ngủ. Trẻ không chịu làm theo ý bố mẹ, thế là có cuộc chiến diễn ra. Để dạy trẻ bướng bỉnh, bạn cần biết cách.
Muốn dạy trẻ bướng bỉnh, tốt nhất, bạn chỉ cho bé biết cách cư xử của bé là không đúng. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ nhìn vào cách cư xử tệ của bé mà quên bé còn có những điểm tốt. Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia nuôi dạy con và nhà tâm lý đưa ra để giúp bạn có thể “đương đầu” với một đứa trẻ bướng bỉnh.
Đặc điểm của một đứa trẻ bướng bỉnh
Không phải đứa trẻ nào cũng cứng đầu, quan trọng là bạn phải biết con có bướng bỉnh hay không trước khi đưa ra biện pháp mạnh đối với trẻ. Những đứa trẻ mạnh mẽ thường thông minh và sáng tạo, đặt ra nhiều câu hỏi từ cơn giận của mình. Những đứa trẻ bướng bỉnh thường có đặc điểm sau đây:
- Bé cần được nghe và thấu hiểu nên cần bạn chú ý thường xuyên hơn
- Bé độc lập
- Bé rất tập trung khi làm điều mình thích
- Tất cả trẻ đều có thể nổi giận, hờn dỗi với bố mẹ, nhưng chỉ có trẻ ương ngạnh mới thường xuyên hờn dỗi hơn
- Chúng có tố chất lãnh đạo giỏi
- Tốc độ làm việc nhanh.
Nghiên cứu chứng minh rằng những đứa trẻ thường không tuân theo quy tắc, thích đương đầu với thách thức, thành công trong học tập và lĩnh vực mà chúng lựa chọn. Tuy nhiên, chúng không đi theo con đường sai lầm của bạn bè.
Hiểu rõ hơn về trẻ có ý chí mạnh mẽ
Những trẻ có ý chí mạnh mẽ thường quyết đoán và chỉ làm những điều mình thích. Tuy nhiên, có một sự khác biệt giữa quyết đoán và bướng bỉnh. Những biểu hiện sau đây sẽ giúp bạn biết con là trẻ ương ngạnh hay quyết đoán:
- Trẻ quyết đoán thường kiên định về mục tiêu của mình.
- Trẻ mạnh mẽ, quyết đoán thường không do dự với quyết định làm việc gì. Trẻ cũng không thay đổi suy nghĩ, hành động dù có áp lực gì đi nữa.
- Sự bướng bỉnh ở trẻ có thể là do di truyền hoặc hành vi tự phát nhưng bạn cũng có thể giúp trẻ thay đổi những hành vi đó.
Mẹo đối phó với trẻ bướng bỉnh
Con không chịu ngồi trên giường, không muốn ăn ngũ cốc bạn đút mà chỉ mặc bộ đồ mình yêu thích mỗi ngày và không nghe lời bạn nữa? Những mẹo sau đây có thể giúp bạn đấy!
1. Lắng nghe và đừng tranh cãi với bé
Giao tiếp với trẻ giống như “đường hai chiều”. Nếu muốn con lắng nghe mình, trước tiên, bạn phải sẵn sàng lắng nghe bé. Những đứa trẻ mạnh mẽ thường có ý kiến cá nhân để tranh cãi lại bố mẹ.
Trẻ mạnh mẽ thường cảm thấy khó chịu khi không được lắng nghe. Khi đó, trẻ sẽ nhất quyết làm hay không làm điều gì đó. Lúc này, bạn hãy lắng nghe bé và nói chuyện về những điều làm bé khó chịu. Vậy làm thế nào để dạy một đứa trẻ bướng bỉnh biết nghe lời? Hãy ở bên cạnh và bình tĩnh nói chuyện với bé.
2. Trò chuyện và đừng ép buộc trẻ quá nhiều
Khi bạn buộc trẻ làm một điều theo ý mình, chúng thường có xu hướng nổi loạn và làm điều không nên làm. Hành vi phản kháng theo bản năng này là biểu hiện phổ biến của trẻ bướng bỉnh.
Ví dụ, việc ép một đứa bé 6 tuổi đang xem chương trình tivi yêu thích đi ngủ sẽ không mang lại lợi ích gì cho trẻ cả. Thay vào đó, bạn có thể ngồi xem với bé và thể hiện rằng bạn quan tâm đến những gì mà bé đang xem. Khi bạn thể hiện sự quan tâm, bé sẽ phản ứng lại. Do đó, việc tạo một mối liên hệ thân thiết giữa bố mẹ và con cái là cách tốt nhất để dạy dỗ trẻ ương ngạnh.
3. Cho bé nhiều sự lựa chọn
Nếu bạn bảo con đi ngủ lúc 9 giờ tối, có thể bé sẽ quát bạn là “không”. Thậm chí, nếu bạn mua đồ chơi, trẻ cũng không cần. Lúc này, bạn hãy cho bé nhiều sự lựa chọn. Ví dụ, thay vì kêu bé đi ngủ, bạn hãy hỏi bé có muốn đọc truyện A hay B khi đến giờ ngủ không? Có thể con tiếp tục nổi giận và nó rằng: “Con không đi ngủ đâu”. Tốt nhất, bạn nên bình tĩnh nhắc nhở bé nhiều lần, càng bình tĩnh càng tốt đến khi bé chịu đi ngủ mới thôi.
Có nhiều ý kiến cũng không tốt. Ví dụ, khi bạn yêu cầu bé lựa chọn trang phục trong tủ quần áo, có thể bé sẽ bị rối. Bạn có thể tránh vấn đề này bằng cách giảm thiểu sự lựa chọn còn từ 2 – 3 bộ quần áo và cho con chọn.
4. Giữ bình tĩnh
Việc la hét trẻ sẽ biến một cuộc nói chuyện bình thường thành cuộc chiến. Điều này chỉ làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên chú ý cách nói chuyện và đừng quên cư xử với trẻ như một người lớn. Ngoài ra, bạn cũng nên giải thích rõ để bé hiểu mình cần làm gì và cư xử thế nào.
Ngồi thiền, tập thể dục hay nghe nhạc có thể giúp bạn giữ bình tĩnh tốt hơn. Việc nghe những giai điệu nhạc nhẹ mà bé yêu thích có thể giúp bé thư giãn tại nhà.
5. Tôn trọng trẻ
Muốn bé tôn trọng bạn và quyết định của bạn, bạn cần phải tôn trọng bé. Con sẽ không chấp nhận bất cứ quy định nào nếu bạn cứ ép chúng. Dưới đây là một cách mà bạn có thể áp dụng để mối quan hệ mẹ con trở nên tốt đẹp:
- Giữa bạn và bé phải có sự hợp tác, đừng cố ép bé làm theo lời mình.
- Có những quy tắc nhất định cho bé và phải thực hiện quy tắc đó nghiêm túc.
- Thấu hiểu cho bé. Đừng thờ ơ trước những ý tưởng hay cảm xúc của bé.
- Cho con làm điều mà mình muốn. Điều này cho thấy bạn đang tin tưởng bé.
- Chia sẻ những điều bạn muốn và làm những gì bạn đã hứa với con.
6. Tương tác với con
Trẻ bướng bỉnh và trẻ mạnh mẽ đều rất nhạy cảm với cách cư xử của bố mẹ. Do đó, hãy chú ý giọng nói, ngôn ngữ hình thể và từ ngữ mà bạn sử dụng với chúng. Khi không thoải mái với cách cư xử của bạn, trẻ sẽ bảo vệ mình bằng cách nổi dậy, nói chuyện và thể hiện sự hiếu chiến.
- Việc thay đổi cách tiếp xúc với trẻ sẽ làm thay đổi cách trẻ tương tác với bạn.
- Hãy sử dụng những câu như “con có thể làm…” thay vì “mẹ muốn con làm…”.
- Bạn có thể chơi với bé bằng cách bảo bé đưa món đồ chơi cho bạn và yêu cầu bé là “người hỗ trợ đặc biệt” cho bạn.
- Cùng chơi bất cứ trò nào với con, ví dụ như lắp ráp, đá banh trên sân cỏ tự làm, đánh cờ, thi vặn rubik nhanh. Đây là một mẹo giúp bạn gần gũi và trở nên thân thiết với con hơn.
7. Thương lượng với con
Đôi khi bố mẹ cần phải thương lượng với con. Đây là việc mà bố mẹ hay làm khi trẻ không đạt được những điều mà chúng muốn. Nếu bạn muốn trẻ lắng nghe mình, bạn phải biết điều gì ngăn cản trẻ.
Bạn có thể đặt ra một vài câu hỏi như: “Tại sao con buồn?” hoặc “Con muốn gì?” để hiểu thêm về con. Điều này cho thấy bạn đang tôn trọng và lắng nghe ý kiến của bé.
Đàm phán không nhất thiết là bạn luôn đáp ứng nhu cầu của bé mà bạn cân nhắc về vấn đề đang xảy ra với bé. Ví dụ, con không sẵn sàng ngủ ở khung giờ định sẵn. Thay vì bắt con ngủ vào giờ đó bằng mọi cách, bạn có thể thỏa thuận giờ ngủ phù hợp hơn cho cả hai.
8. Tạo môi trường thoải mái ở nhà
Trẻ con thường học thông qua việc quan sát và trải nghiệm. Nếu thấy bố mẹ cãi nhau, chúng cũng sẽ bắt chước và làm như vậy. Một nghiên cứu cho thấy, sự bất hòa giữa bố mẹ có thể khiến bé căng thẳng, ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của trẻ.
9. Hiểu được quan điểm của trẻ
Để hiểu rõ hơn về những hành động của bé, bạn hãy thử đặt mình vào tình huống của bé. Nhờ đó, bạn càng hiểu rõ quan điểm của trẻ và biết được tại sao bé bướng bỉnh.
Ví dụ, nếu con không thích làm bài tập ở nhà có thể do bài tập quá nhiều và con có quá nhiều việc phải làm hoặc không thể tập trung, bạn có thể giúp bằng cách chia nhỏ bài tập để bé có thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Việc nghỉ ngơi 1 – 2 phút trong khi làm bài tập sẽ giúp bé bớt căng thẳng hơn.
10. Cư xử tích cực với bé
Có những lúc bạn không biết phải làm gì để kiểm soát cơn giận và hành vi hung hăng của con. Tuy nhiên, nếu phản ứng lại mạnh mẽ, bạn có thể khiến sự giận dữ của bé trở nên mạnh mẽ hơn. Ví dụ, con thường trả lời “không” với mọi thứ bạn nói. Bạn hãy suy nghĩ lại xem mình có hay nói “không” với con không? Nếu có, hãy điều chỉnh lại mình nhé.
Một cách thay đổi những phản ứng tiêu cực của đứa trẻ bướng bỉnh là trò chơi “có”. Khi chơi trò chơi này, con phải nói “có” hoặc “không” với mọi thứ. Bạn có thể đặt ra những hỏi như: “Con thích kem phải không?”, “Con có thích chơi với đồ chơi không?” hoặc “Con có muốn xem con khủng long trong bồn tắm vào ngày mai không?”. Việc trả lời những câu nói tích cực bé càng cảm thấy mình đang được lắng nghe và đánh giá cao.
Các vấn đề thường gặp với trẻ bướng bỉnh
1. Làm thế nào để dạy trẻ bướng bỉnh?
Dạy dỗ một đứa trẻ bướng bỉnh là một vấn đề khó khăn và có thể khiến bạn cảm thấy đau đầu. Bạn có thể nói với bé những điều sau:
- Giải thích cho bé và nói cho bé biết bé cần làm gì.
- Làm bé vui và đừng khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng.
Hãy nhớ rằng một đứa trẻ bướng bỉnh có thể mất nhiều thời gian để học cách sử dụng nhà vệ sinh hơn đứa trẻ biết vâng lời. Điều quan trọng là bạn vẫn kiên nhẫn để giúp con tiến bộ hơn.
2. Làm gì để trẻ bướng bỉnh chịu ăn?
Trẻ có xu hướng rất kén chọn thức ăn. Tuy nhiên, bạn không thể luôn cho con ăn những món bé thích. Tốt nhất, bạn hãy tạo cho bữa ăn tối trở nên vui vẻ.
- Sử dụng những cách sáng tạo để giới thiệu món ăn cho bé.
- Cho bé ăn chung bàn ăn với gia đình.
- Khuyến khích bé thử thức ăn trước khi từ chối. Hãy để bé thử mỗi thứ một ít để bé có nhiều sự lựa chọn.
- Thưởng cho con một món tráng miệng khi bé kết thúc bữa ăn.
3. Làm thế nào để phạt một đứa trẻ bướng bỉnh?
Bạn cần đặt ra những quy tắc và kỷ luật cho trẻ. Cho con biết những hành động xấu và tốt của con sẽ có kết quả gì. Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm thời gian chơi game, xem tivi và giao công việc nhà cho bé. Những việc bạn giao cho bé làm không phải phạt bé mà giúp bé nhận ra hành động sai trái của mình.