Có muôn vàn phương thức khác nhau để dạy trẻ tự tin trong giao tiếp thường nhật, nhất là hoạt động giao tiếp trong gia đình. Tuy nhiên, bạn đã từng tự hỏi, để con trẻ thật sự chủ động, cởi mở đối với việc trò chuyện cùng bố mẹ hay người thân ngay khi còn nhỏ; đòi hỏi những yếu tố thúc đẩy nào từ phía chính bạn – phụ huynh của bé? 5 gợi mở sau, dành riêng cho bố mẹ, tin chắc sẽ giúp bạn tự mình trả lời tốt hơn thắc mắc này.
- Bạn đang lắng nghe đúng cách?:
Lắng nghe đúng nghĩa, chính là bước nền căn bản, để bố mẹ khuyến khích, dạy trẻ tự tin trong giao tiếp hơn, tại ngay môi trường gia đình. Thế nào là lắng nghe đúng cách? Ở đây đơn giản là chăm chú, tập trung vào câu chuyện của trẻ. Ngược lại, khi trò chuyện, bạn nên tránh làm nhiều việc một lúc; hay hạn chế trao đổi nghiêm túc với con khi đang bận rộn việc riêng nào đó. Lắng nghe đúng nghĩa, là cách bạn thể hiện sự trân trọng dành cho trẻ; đồng thời còn tạo tác động tốt, khiến bé hiểu hơn về giao tiếp đúng nghĩa. Thông qua đó, trẻ sẽ thêm phần thoải mái – mạnh dạn khi cần trao đổi, chuyện trò với bố mẹ.
- Bỏ qua sự phán xét, chỉ trích:
Phân tích câu chuyện, vấn đề của con hẳn là thói quen khó tránh khỏi với nhiều bậc phụ huynh. Nhưng trong nỗ lực trò chuyện phù hợp, lời nói mang tính phán đoán sớm hay chỉ trích điều gì từ bố mẹ – dễ ảnh hưởng xấu đến sự năng nổ lẫn tự tin giao tiếp của bé. Lời khuyên, luận điểm của bạn, thực tế, sẽ mang giá trị tham khảo hơn, khi bạn chủ động loại đi phán xét tiêu cực riêng. Thay vào đó, nên luyện tập thói quen kiên nhẫn và ‘tích cực hóa’ trong mọi tình huống giao tiếp với con cái.
- Chia sẻ câu chuyện của chính bạn:
Con trẻ thường có xu hướng đánh giá cao những chia sẻ, lời khuyên thực tiễn từ bố mẹ; nhất là để xử lý rắc rối trong giao tiếp ứng xử thường ngày. Do đó, khi trò chuyện cùng con, bạn cũng đừng ngần ngại bày tỏ quan điểm cá nhân lẫn trãi nghiệm của chính bạn. Chủ động trò chuyện theo hướng này sẽ góp phần tạo thói quen tốt để bé tự tin – cởi mở hơn khi giao tiếp trong gia đình lẫn nhiều mối quan hệ xã hội sau này.
- Dành thời gian ý nghĩa bên con:
Bất kể là buổi đi dạo ngắn ở công viên, cùng xem phim, chơi đùa tại nhà,.. – có rất nhiều hoạt động tương tác giữa bạn và con đóng vai trò như ‘cầu nối’ giao tiếp; thúc đẩy bé trò chuyện chủ động, hăng hái, thoải mái hơn. Đây còn là bước đệm lý tưởng, để bố mẹ củng cố quan hệ tình thân gia đình tích cực, lành mạnh.
- Khuyến khích con trẻ mở rộng giao tiếp:
Nhằm giúp trẻ sớm hình thành tư duy tự tin, chủ động trong giao tiếp ứng xử, bố mẹ cũng cần khuyến khích bé mở rộng “vòng” giao tiếp cá nhân. Vì sao điều này quan trọng? Tùy từng độ tuổi, con bạn đôi lúc sẽ cảm thấy khó chia sẻ vấn đề riêng cùng bố mẹ/ người thân trong nhà. Khi này, bạn bè hoặc thầy cô có thể trở thành người lắng nghe và đưa ra ý kiến giúp đỡ phù hợp. Vì thế, bạn nên thảo luận trước, cũng như tạo điều kiện để con trẻ giao lưu trò chuyện nhiều hơn với bạn bè, thầy cô, hay anh chị em của bé – những người bé lẫn bạn đều cảm thấy tin tưởng.
- Lời kết:
Nỗ lực dạy trẻ tự tin trong giao tiếp mỗi ngày, đòi hỏi các bậc làm cha mẹ nên chủ động trở thành người lắng nghe và chia sẻ tốt hơn. Việc bạn có thể thể hiện sự tự tin – cởi mở trong trò chuyện hằng ngày, cũng giúp bé học hỏi và sớm xây dựng, rèn luyện thói quen giao tiếp ứng xử tích cực này.