Làm sao để các hoạt động vui chơi kích thích tính sáng tạo của trẻ? Bố mẹ hãy tham khảo các gợi ý hoạt động vui chơi cho trẻ trong bài viết này nhé!
Việc vui chơi đóng vai trò vô cùng lớn trong quá trình phát triển của trẻ. Vui chơi kích thích tính sáng tạo của trẻ, đồng thời đem đến cho các giác quan, thể chất và nhận thức của trẻ những trải nghiệm tuyệt vời.
Vậy những trò chơi nào có thể phát huy tính sáng tạo cho trẻ? Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!
Lợi ích của việc vui chơi đối với sự phát triển trí tưởng tượng và tính sáng tạo của trẻ
Các trò chơi chính công cụ để nuôi dưỡng tính sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của trẻ mầm non. Không chỉ hỗ trợ phát triển tính sáng tạo, các hoạt động vui chơi còn cho trẻ nhiều cơ hội phát triển khác, cụ thể:
- Xây dựng sự tự tin;
- Thể hiện cảm xúc và học thêm các kỹ năng giao tiếp;
- Phát triển, luyện tập cũng như cải thiện kỹ năng vận động phối hợp;
- Luyện tập tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề và chủ động đưa ra quyết định trong mọi việc;
- Khám phá ra các ý tưởng mới trong một môi trường an toàn;
Tất cả những kỹ năng trên đều đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ và cần được ưu tiên phát triển.
Vui chơi không đơn giản chỉ là để giải trí, mà hoạt động này còn giúp trẻ phát triển rất nhiều kỹ năng. Trong đó, vui chơi kích thích phát triển trí tưởng tượng của trẻ cực hiệu quả!
Khả năng phát triển trí tưởng tượng và tính sáng tạo của trẻ trong giai đoạn này
Khả năng của trẻ 3 tuổi
Khoảng 3 tuổi, trẻ sẽ vô cùng thích thú với các hoạt động chơi diễn kịch nhập vai hoặc sử dụng những con rối để nói bụng. Trẻ có thể kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện giả tưởng với rất nhiều chi tiết thú vị hoặc những câu chuyện về người bạn trong tưởng tượng của trẻ. Trẻ cũng có thể đóng vai làm người lớn, trở thành bác sĩ, ca sĩ hoặc phi hành gia để kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện của mình.
Trẻ cũng sẽ rất hào hứng với các hoạt động tập viết, tập tô, vẽ tranh và chơi dán hình.
Khả năng của trẻ 4 tuổi
Lúc này, trẻ đã có thể vận dụng trí tưởng tượng phong phú của mình để vẽ nên những bức tranh chi tiết hơn về phong cảnh, đồ vật và con người.
Lên 4 tuổi, trẻ có thể vẽ tranh với nhiều chi tiết tỉ mỉ hơn.
Khả năng của trẻ 5 tuổi
Khi trẻ được 5 tuổi, trẻ bắt đầu có kỹ năng vẽ những hình khối phức tạp như hình kim cương, tam giác, ngôi sao và có thể truyền tải suy nghĩ, cảm xúc cũng như ý tưởng đặc biệt của mình lên trang giấy vẽ. Từ đó, trẻ có thể dùng hội họa là công cụ để kể chuyện, bày tỏ cảm xúc hoặc miêu tả lại những điều mà trẻ được tận mắt chứng kiến.
Ở tuổi này, trẻ vẫn chưa phân biệt được rõ ràng giữa tưởng tượng và thực tế, thế nên những hình tượng quái vật trong những câu chuyện có thể khiến trẻ tin rằng chúng có thật và cảm thấy vô cùng sợ hãi. Thế nên, nếu trẻ hay gặp ác mộng về những con quái vật đáng sợ thì bố mẹ cần trấn an và giải thích cho trẻ hiểu rằng chúng không hề có thật, cũng như không thể làm hại trẻ để giúp trẻ cảm thấy an tâm hơn.
Gợi ý các hoạt động vui chơi kích thích tính sáng tạo của trẻ
Để các hoạt động vui chơi kích thích tính sáng tạo của trẻ tối đa thì việc đầu tiên bố mẹ cần làm chính là để trẻ được tự do chơi và không can thiệp quá nhiều. Hãy cho trẻ cơ hội tự quyết định trò chơi và luật chơi. Tất cả những việc bố mẹ nên làm đó chính là động viên trẻ mạnh dạn hơn và hỗ trợ nếu trẻ gặp khó khăn trong quá trình chơi.
Bố mẹ hãy để trẻ được tự do hoàn toàn trong quá trình vui chơi và chỉ giúp đỡ khi trẻ cần.
Bố mẹ có thể tham khảo các gợi ý hoạt động vui chơi kích thích tính sáng tạo của trẻ dưới đây:
- Kể chuyện hoặc đọc sách: Trẻ rất thích sáng tạo ra cái kết mới cho những câu chuyện mà trẻ đã từng được nghe kể nhiều lần. Trẻ mầm non đặc biệt thích chơi đố chữ, nên bố mẹ có thể cùng trẻ đọc và kể chuyện bằng giọng điệu mới lạ, cũng như sáng tác ra những câu đố hài hước mới, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng thích thú;
- Ra khỏi nhà để đi bộ hoặc chơi trong những điều kiện thời tiết khác nhau: Đây là cách cực kỳ đơn giản, không tốn nhiều chi phí nhưng vẫn đem lại cho trẻ trải nghiệm thú vị trong những môi trường mới mẻ đầy hứng thú;
- Cho trẻ được tự do khám phá: Bố mẹ nên sắp xếp thời gian để trẻ tham gia các hoạt động chơi ở ngoài trời trong không gian an toàn, từ đó được tự do tìm hiểu thế giới xung quanh;
- Cho phép trẻ giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà: Bố mẹ có thể cho trẻ giúp sắp xếp bàn ăn, hoặc cho trẻ được làm “bếp trưởng” và giúp bố mẹ làm các việc đơn giản như rửa rau quả, xếp hoa quả lên đĩa,...;
Bố mẹ có thể cho trẻ vào bếp phụ giúp những công việc đơn giản và an toàn như rửa hoa quả, đánh trứng,...
- Sắp xếp không gian chơi trong nhà: Bố mẹ có thể sử dụng các loại hộp, thùng các tông lớn, hoặc trùm khăn, miếng vải lớn thành chiếc lều, kết hợp cùng nhiều món đồ chơi khác để tạo nên không gian chơi cho trẻ;
- Ngắm mây trời: Bố mẹ có thể cùng trẻ nằm thư giãn, ngắm mây trời và thả sức tưởng tượng;
Gợi ý tự làm trò chơi cho trẻ cực đơn giản, ít tốn chi phí
Dưới đây là những trò chơi bố mẹ có thể tự làm ở nhà cho trẻ bằng những nguyên liệu cực kỳ đơn giản và tiết kiệm:
- Chuẩn bị giấy và màu vẽ cho trẻ thỏa sức sáng tạo;
- Chuẩn bị một thùng “nguyên liệu” để trẻ thu thập đồ vật như que củi, cánh hoa, lông vũ, đá cuội, giấy màu, dây dù, hồ dán và các loại đồ vật tái sử dụng khác như chai nhựa. Tất cả những nguyên liệu này đều có thể sử dụng khi làm đồ thủ công;
- Chuẩn bị một thùng chuyên để phân loại quần áo cũ, giày dép, túi xách và các phụ kiện khác để trẻ có thể chơi diễn kịch;
- Sắp xếp một không gian riêng cho trẻ được “nghịch bẩn” với cát, đất sét, màu vẽ;
- Giữ lại các tờ báo, tạp chí để trẻ cắt ảnh người, động vật và các sản phẩm khác để chơi ghép hình;
- Cùng trẻ chơi diễn kịch với con rối: Bố mẹ hoàn toàn có thể sử dụng đôi tất cũ hoặc một chiếc túi giấy có vẽ hình mặt thú để chơi cùng trẻ;
- Cùng trẻ nghe nhạc hoặc tạo ra nhạc cụ từ những đồ vật sử dụng hằng ngày như một chiếc thùng rộng chứa đầy gạo, hoặc căng dây chun để tạo thành dây đàn,... Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong các hoạt động của trẻ mầm non, thế nên bố mẹ hãy cùng trẻ hát, nghe nhạc và nhảy theo điệu nhạc thường xuyên nhé!
Bố mẹ và trẻ nên hòa mình theo tiếng nhạc, thưởng thức âm nhạc và nhảy múa.
Sử dụng thiết bị điện tử như thế nào để phát huy tính sáng tạo cho trẻ
Ở thời đại công nghệ cao, chắc hẳn gia đình nào cũng có điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Những công cụ này hoàn toàn có thể góp phần tạo nên hoạt động vui chơi kích thích tính sáng tạo của trẻ nếu được sử dụng đúng cách.
Bố mẹ có thể sử dụng thiết bị điện tử để:
- Cho trẻ vẽ hoặc viết trên màn hình để phát triển khả năng sử dụng hình khối và màu sắc một cách sáng tạo;
- Cho trẻ xem các chương trình truyền hình chất lượng cao như “Cố lên con yêu!”, “Nhanh như chớp nhí”,...;
Một số lưu ý khi cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử:
- Bố mẹ cần chọn các ứng dụng dạy học, trò chơi và chương trình uy tín, có tính giáo dục cao;
- Không bao giờ để trẻ sử dụng thiết bị điện tử một mình mà luôn phải ở bên giám sát, đảm bảo trẻ được xem những chương trình, chơi những trò chơi có tính giáo dục;
- Kiểm soát thời lượng sử dụng thiết bị điện tử hợp lý.
Khi cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử thì bố mẹ luôn phải ở bên để giám sát các nội dung con xem, đồng thời giới hạn thời lượng sử dụng thiết bị vừa phải, tránh để trẻ "nghiện" hoặc bị phụ thuộc vào các công cụ này.
Bố mẹ phải có trách nhiệm kiểm soát thời lượng sử dụng hợp lý cũng như chọn các chương trình lành mạnh cho trẻ để tránh việc trẻ tiếp xúc với những nội dung độc hại, gây ảnh hưởng đến tâm lý và tư duy của con. Bên cạnh đó, tránh cho con sử dụng thiết bị điện tử quá lâu để tránh làm hại tới thị lực cũng như tạo thói quen phụ thuộc vào các thiết bị này, gây xao lãng trong việc học tập những điều mới và cản trở phát triển tự nhiên của con.
Cách tốt nhất để các hoạt động vui chơi kích thích tính sáng tạo cho trẻ đó là phải kết hợp nhiều hoạt động khác nhau để giúp con có đa dạng trải nghiệm. Thế nên, ODPHUB hy vọng rằng bố mẹ sẽ đầu tư nhiều thời gian cũng như tạo điều kiện để con được vui chơi lành mạnh và phát triển toàn diện nhé!