Dạy trẻ trở thành những đứa trẻ có khả năng nói chuyện, có thể biểu đạt cái tôi một cách văn minh là mong muốn của rất nhiều cha mẹ.
Trẻ em trong giai đoạn 0-3, trước tuổi đi học thì chỉ chủ yếu tiếp xúc với cha mẹ và những người thân trong gia đình. Vì thế, môi trường ngôn ngữ chính sẽ do cha mẹ tạo ra, sau đó mới đến cộng đồng xã hội.
Nói như vậy, không có nghĩa là bố mẹ phải cố gắng gồng mình lên hay quá vất vả để tạo ra môi trường cầu kỳ, tốn kém. Vì thực tế, trẻ không chỉ cảm nhận âm thanh mà trẻ còn có khả năng thấu hiểu cảm xúc của cha mẹ. Một môi trường hòan hảo là môi trường sinh động, phong phú, thoải mái, tràn ngập tiếng cười và tình yêu thương.
Môi trường đó chỉ cần hội tụ 5 yếu tố chính sau:
Hãy làm người lớn thích “nói nhiều”
Rất nhiều cha mẹ nghĩ rằng bản thân mình là người kiệm lời, ít nói chuyện vì thế không cần phải cố gắng nói với con mà chỉ cần ở bên cạnh và âu yếm con là đủ. Đó quả là suy nghĩ sai lầm. Dù tính khí cha mẹ thế nào cũng nên hạ quyết tâm sẽ nói thật nhiều với trẻ, có như vậy trẻ mới nhanh học nói.
Nội dung câu chuyện của cha mẹ và trẻ chỉ cần xoay quanh việc trao đổi, tương tác, khuyến khích hàng ngày bằng cách hỏi chuyện, ca hát, kể chuyện… Bạn hãy thử nói về bất cứ thứ gì trong nhà, như con mèo kêu như thế nào, con mèo có mấy chân, đôi mắt mèo ra sao… Chỉ cần như vậy là đủ giúp trẻ nói tốt hơn.
Khuyến khích và khen ngợi trẻ nhiệt tình
Trẻ 2-3 tuổi có mong muốn nói ra những điều mà trẻ khám phá ra, khi đó, người lớn chúng ta nên dừng các công việc dang dở lại, dành thời gian cho trẻ, lắng nghe trẻ nhiệt tình và khen ngợi khi cần thiết. Điều này sẽ làm trẻ cảm thấy thích thú và tích cực học nói và ngày càng tự tin hơn.
Một nguyên tắc nhỏ và tế nhị khi nói chuyện với trẻ đó là hãy ngồi hoặc quỳ xuống ngang bằng trẻ, nhìn vào mắt và thể hiện sự tập trung cao độ khi giao tiếp với trẻ nhỏ trong giai đoạn nhạy cảm này.
Kinh nghiệm giúp con phát triển tư duy của bà mẹ có con chậm nói
Đồng cảm sinh ra tin tưởng: Bí quyết giúp trẻ nghe lời.
Giúp trẻ mở rộng vốn từ bằng cách gợi mở và bổ sung những gì trẻ nói
Ban đầu, khi trẻ nói những câu ngắn không đủ ý như “rơi xuống”, ba mẹ nên gợi mở thành các câu đầy đủ như “cái bút rơi xuống đất rồi”. Lâu dần, trẻ sẽ nắm vững được cách biểu đạt cho bản thân mình.
Lưu ý, trong cuộc sống hàng ngày cha mẹ cũng nên dùng ngôn ngữ chuẩn, văn minh vì đây là giai đoạn “trẻ là kẻ bắt chước siêu phàm”, trẻ sẽ học và làm theo những điều mà cha mẹ lặp đi lặp lại hàng ngày.
Nhẹ nhàng uốn nắn trẻ
Việc chỉnh sửa lại ngôn ngữ chưa chuẩn của trẻ là điều cần thiết, tuy nhiên cha mẹ cần phải thực hiện một cách nhẹ nhàng, tình cảm, khéo léo. Không nên dùng các câu mệnh lệnh, những lời chê gay gắt khiến trẻ thấy sợ hãi và nhụt chí như “con nói sai rồi”, “không đúng”, “nói lại ngay”…
Nếu tiếp tục nói những lời tiêu cực khiến trẻ xấu hổ, dần dần, trẻ sẽ thu mình lại và không muốn giao lưu cũng như biểu đạt cái tôi của mình.
Đọc thêm: 5 hoạt động cha mẹ nên dành cho trẻ từ 0-5 tuổi.
Không so sánh trẻ mà phải căn cứ vào năng lực từng trẻ để có sự hỗ trợ phù hợp
Tất cả những đứa trẻ đều sẽ học được cách biểu đạt, đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên, trẻ chậm chạp cần sự kiên nhẫn của cha mẹ gấp nhiều lần. Bởi cái trẻ cần à một khoảng thời gian nhất định để tìm ra phương án giải quyết. Tiếp đó cha mẹ cũng nên khuyến khích con như “cứ từ từ thôi con, lần trước con cũng tự mình nói ra được mà”…
Tác giả Ertong Biaodai trong cuốn “Dạy con theo phương pháp Hàn Quốc” có nhắc đến phương pháp 10 giây như sau: “Nếu con cảm thấy hiền như khúc gỗ hoặc đôi khi quá chậm chạp, bạn hãy thử xem lại bản thân: Có phải mình đã quá vội vàng? Thực ra chỉ cần bạn kiên nhẫn cho con thêm 10 giấy, mọi chuyện sẽ khác. Chỉ cần 10 giây là đủ”.
Như vậy, rèn luyện năng lực biểu đạt là một nội dung quan trọng nhưng không quá khó khăn cho cha mẹ. Chỉ cần cha mẹ hiểu và kiên trì là bạn có thể giúp mọi đứa trẻ phát triển tư duy biểu đạt của mình.