Khi trẻ đến độ tuổi đi mẫu giáo cho đến lúc đi nhà trẻ, hầu như mỗi trẻ đều gắn liền hay có một thói quen xấu mà cha mẹ hay người thân khó mà sửa đổi vì nó có thể ảnh hưởng lâu dài đến trẻ sau này. Do đó, việc bạn nên để ý xem trẻ có thói quen xấu nào, hay biểu hiện ra sao và giúp trẻ loại bỏ, thay đổi thói quen xấu đó là điều vô cùng quan trọng.
Để khắc phục những thói quen không tốt này ở trẻ, bạn phải tìm hiểu xem thói quen đó của trẻ có thật sự là thói quen xấu hay không, nếu bạn cảm thấy không đủ tự tin vào bản thân mình nên đến bác sĩ tâm lý trao đổi rõ về vấn đề này để tìm cách khắc phục. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì những thói quen này sẽ mất dần đi nếu bạn phát hiện sớm và điều chỉnh lại giúp trẻ.
Thói quen ngậm ngón tay cái vào miệng
Đây là hành động thường thấy ở nhiều trẻ khi ở thời điểm gần 3 tuổi.
Thói quen ngậm ngón tay cái ở miệng sẽ làm trẻ cảm thấy an tâm hơn, đáng tin cậy hơn khi trẻ cảm thấy mình đang lạc chân tại thế giới rộng lớn nào đó mà chúng đang cảm thấy bơ vơ và lạc lỏng. Đặc biệt khi trẻ cảm thấy căng thẳng hay có cảm giác chênh vênh.
Cách khắc phục: tốt nhất để trẻ bỏ thói quen này chính là luôn tạo cảm giấc an toàn cho trẻ. Giúp trẻ không thấy bơ vơ lạc lỏng nhất giữa nơi đông người. Ngoài ra, mỗi khi bạn thấy trẻ sắp có hành động này thì cần đánh lạc hẳn sự chú ý của trẻ trên ngón tay cái của mình, hãy nắm tay trẻ, tạo các hoạt động bận rộn cho trẻ chủ yếu là phải sử dụng đôi tay để tham gia và đừng quên khen ngợi trẻ mỗi khi trẻ hoàn thành tốt trò chơi của mình.
Thói quen ngồi yên lặng một mình với món đồ chơi yêu thích nhất
Đây là thói quen thường thấy ở trẻ 5 tuổi hoặc sớm hơn 5 tuổi
Thói quen ngồi ôm món đồ chơi yêu thích nhất của mình vào lòng và ngồi yên một nơi của trẻ chứng tỏ trẻ đang sợ hãi, cảm thấy không an toàn trước người lạ nào đó hay do âm thanh cãi vã của bố mẹ hay một tiếng ồn lớn nào đó. Đây là lý do tại sao khi bố mẹ trong gia đình hay cải vã với nhau rồi đổ vỡ thì những đứa trẻ trong gia đình đều mang chứng bệnh tâm lý về sợ tiếng ồn, dễ giật mình…
Cách khắc phục: thực tế thói quen ôm hay nắm chặt món đồ chơi yêu thích không được xem là thói quen xấu ở trẻ em, đó có thể là biểu hiện sự yêu thích của mình đối với món đồ chơi đó. Nhưng nếu trong hoàn cảnh có nhiều đứa trẻ cùng đến nhà chơi, mà trẻ nhà mình vẫn cứ ôm khư khư món đồ chơi trên tay hay mỗi khi bạn cùng cùng lời qua tiếng lại với nhau lại thấy biểu hiện này của trẻ thì hãy nên dừng lại tất cả hành động của mình. Đến cầm tay trẻ, để trẻ ngồi gần, bạn cùng chồng vẫn trao đổi với nhau nhưng không còn thái độ bực mình hay cáu gắt đồng thời nói chuyện cùng trẻ, thu hút trẻ tham gia vào cuộc trò chuyện để trẻ không còn cảm thấy sợ hãi hay căng thẳng.
Đánh lạc sự chú ý và quan tâm của trẻ đối với món đồ chơi bằng các hoạt động thể thao khác hay khiến trẻ bận rộn hơn với các trò chơi cùng cát, sơn ngón tay…hướng sự chú ý của trẻ đến những món đồ chơi khác, đẹp hơn, sáng tạo hơn và thu hút hơn.
Thói quen kéo tóc của mình
Nếu trẻ dưới 3 tuổi mà đã có hành động này thì đây là điều không bình thường, bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý để trao đổi về trường hợp này của trẻ
.
Kéo tóc là hành động tự an ủi bản thân, là một cách để tự thư giãn trong những lúc trẻ cảm thấy căng thẳng hay đang tập trung vào vấn đề nào đó.
Cách khắc phục: đối với trường hợp cũng như thói quen không tốt này của trẻ, bạn không thể đơn giản là nói chuyện nhỏ nhẹ để đánh lạc sự chú ý của trẻ như những thói quen xấu kể trên, mà bạn phải tích cực hơn để trẻ giải tỏa stress và giải phóng năng lượng của bản thân. Do đó, hãy cùng trẻ tham gia các hoạt động nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi như chạy bộ trong công viên, nhảy dây, ném bóng…để cuộc sống của trẻ trở nên tích cực hơn. Ngoài ra, bạn còn có thể xem xét vấn đề làm mới phong cách cho trẻ với mái tóc ngắn cá tính khác nữa nhé !
Thói quen cắn móng tay
Ở trường hợp người lớn, nếu bạn đang suy nghỉ căng thẳng và cảm thấy chán nản vì không thông hay chưa có đáp án như mong muốn, bạn thường nhấn trên đỉnh đầu, còn có người thì vò tai, nắm tóc. Còn ở trẻ nhỏ, hành động cắn móng tay nhằm giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng hay đang lo lắng về vấn đề nào đó trong lúc trẻ không có gì để làm.
Cách khắc phục: không nên kéo trực tiếp ngón tay của trẻ ra khỏi miệng của trẻ đang cắn, hành động này chỉ làm cho 2 mẹ con trở nên căng thẳng với nhau hơn mà thôi. Cách tốt nhất để bạn giúp trẻ thay đổi thói quen này chính là giải tỏa căng thẳng thông qua nhiều hoạt động thể chất và thư giãn. Bạn còn có thể nói rõ với trẻ đây là thói quen không tốt, dễ ảnh hưởng tới sức khỏe vì trong móng tay luôn có nhiều vi khuẩn gây bệnh, ngoài ra bạn còn có thể khuyến khích trẻ bằng cách thưởng quà mỗi khi trẻ hạn chế thành công thói quen này.