Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là việc rất cần thiết và quan trọng. Thầy cô và các bậc phụ huynh cần chú trọng giúp con hình thành kỹ năng này từ sớm. Nhờ đó, các bé sẽ có hành trang vững chắc vào đời. Việc giúp các bé hình thành, rèn luyện kỹ năng giao tiếp không quá khó như nhiều người vẫn nghĩ.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non như thế nào mang lại hiệu quả tốt nhất?
Tại sao phải phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non?
Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt, trao đổi thông tin, lắng nghe, phản hồi, ứng xử,… giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất định. Giao tiếp không chỉ là nghe và nói mà là cả một nghệ thuật. Giao tiếp là kỹ năng cần có và đóng vai trò quan trọng với mỗi người.
Với trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp cần được hình thành và rèn luyện từ sớm. Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ biết cách lắng nghe và truyền tải thông điệp tới người khác. Trẻ biết cách bày tỏ mong muốn với cha mẹ, thầy cô, ông bà,… Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ dễ dàng kết bạn, có mối quan hệ tốt với mọi người. Khi đó, trẻ cũng dần phát triển các kỹ năng khác như làm việc nhóm, tư duy phản hồi. Nếu được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ cũng tự tin hơn, nhìn nhận cuộc sống tốt hơn,…
Kỹ năng giao tiếp được ví như chìa khóa giúp trẻ làm chủ, phát huy các kỹ năng còn lại. Đây cũng là nền tảng giúp các bé nhận biết giá trị sống và dần hình thành các kỹ năng sống.
Do đó, các thầy cô và cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn tới kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non.
Những kỹ năng giao tiếp sớm ở trẻ
Nhiều người cho rằng khi thực sự biết nói trẻ mới bắt đầu giao tiếp. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy, ngay từ rất sớm, trẻ đã bắt đầu hình thành giao tiếp. Một số kỹ năng giao tiếp sớm ở trẻ gồm:
- Tập trung: Trẻ thường chú ý vào người, vật, hoạt động nào đó thông qua việc nghe, nhìn.
- Bắt chước: Trẻ bắt chước các cử động nét mặt, âm thanh, hành động rất nhanh.
- Chơi: Trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.
- Cử chỉ: Đây là một phần của giao tiếp ở trẻ. Các con bắt đầu sử dụng ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ của cơ thể để diễn đạt.
- Tạo dựng mối quan hệ: Trẻ bắt đầu chơi với các bạn, giao tiếp với thầy cô,…
- Kỹ năng lắng nghe: Dù biết nói hay chưa biết nói, trẻ cũng đã tập cho mình kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe xem cha mẹ nói gì, âm thanh phát thanh từ xung quanh là gì.
- Kỹ năng quan sát: Trẻ thường quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh.
Trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Hiện nay, không ít các bé gặp vấn đề về khả năng giao tiếp. Thậm chí, nhiều bé còn rơi vào tình trạng tự kỷ, không muốn giao tiếp, trò chuyện với mọi người. Vậy làm sao để giúp trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng giao tiếp thật tốt. Tham khảo một số gợi ý dưới đây:
-
Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ
Muốn trẻ giao tiếp tốt, thầy cô và cha mẹ cần tạo dựng một môi trường năng động, lành mạnh. Điều này có thể bắt đầu bằng việc người lớn dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ hơn. Các bé được tiếp xúc với nhiều người, nhiều bạn bè. Các bé được học nhiều bài học bổ ích, tham gia các hoạt động trò chơi, câu đố hàng ngày,…
Khi có môi trường giao tiếp, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ, năng động, thích trò chuyện. Người lớn cần quan tâm, để ý tới cảm xúc của trẻ nhiều hơn. Nếu thấy trẻ có biểu hiện nhút nhát, ít nói, ngại giao tiếp thì cần động viên trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cần được xếp vào những nhóm trẻ mạnh dạn để học cách tự tin, năng động.
- Trò chuyện nhiều giúp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Trò chuyện với trẻ nhiều hơn để giúp các con phát triển khả năng hoạt ngôn, tư duy. Có những cha mẹ giao phó con cho thầy cô, trường lớp. Đến khi con ở nhà, cha mẹ bận rộn không nói chuyện, tâm sự với con. Những đứa trẻ thường được cha mẹ quan tâm, hỏi về chuyện ở lớp sẽ vui vẻ, hoạt bát hơn.
Khi trò chuyện với trẻ, người lớn cũng nên chú ý tới cách diễn đạt. Ví dụ: Thường xuyên sử dụng từ “vâng”, ạ”, nói rõ ràng, tránh nói trống không. Tuyên dương, tán thường trẻ nhiều hơn. Khi trẻ mắc lỗi cần nhẹ nhàng chỉnh sửa lại.
Tạo môi trường giao tiếp giúp trẻ rèn luyện kỹ năng hiệu quả
-
Kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm
Không phải đứa trẻ nào cũng hoạt ngôn từ bé và sẵn sàng chia sẻ khi được hỏi. Do đó, người lớn cần biết cách kích thích khả năng nói, tư duy, bày tỏ cảm xúc, quan điểm của trẻ. Cách đơn giản là trò chuyện với trẻ nhiều hơn, sử dụng các câu hỏi mở, …
Ví dụ: Khi ăn, có thể hỏi: “Các con thích món nào nhất?”, “Ở nhà các con thích ăn gì”?. “Hôm nay con đi học có vui không?”, “Con thấy các bạn ở lớp thế nào?”,…
Khi trẻ thấy được quan tâm, trẻ cũng sẽ thoải mái chia sẻ về mọi việc nhiều hơn.
-
Tạo môi trường “teamwork” (làm việc nhóm) cho trẻ
Teamwork không chỉ quan trọng với người lớn mà với cả trẻ em. Quá trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp không thể thiếu hoạt động này. Trẻ được giao lưu, tiếp xúc nhiều với bạn bè, mọi người sẽ cởi mở, hòa đồng khi giao tiếp.
Thêm nữa, khi hoạt động cùng nhau, các con còn có cơ hội thúc đẩy ngôn ngữ để kết nối. Nhờ đó, các con còn biết thêm nhiều kỹ năng khác như thuyết phục, đàm phán để cùng nhau tìm ra cách giải quyết, xử lý.
-
Khuyến khích trẻ tham gia kể chuyện, đọc thơ
Các con có thể hoạt động đơn lẻ hoặc theo nhóm. Trẻ sẽ được đóng vai các nhân vật, vẽ tranh minh họa nhân vật. Những hoạt động này thường được các bé rất thích thú và hào hứng tham gia.
Đây cũng là một trong những cách giúp xây dựng nền tảng đọc, viết cho trẻ. Các con sẽ được trang bị hành trang thật tốt trước khi bước vào lớp 1.
Tạo môi trường “teamwork” (làm việc nhóm) cho trẻ
-
Tương tác qua hình ảnh – kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non hữu ích
Đọc sách, xem tranh cùng bé sẽ giúp tạo sự thân thiết, trẻ dễ bộc lộ cảm xúc. Sách cho trẻ nên dùng những loại có hình ảnh, chữ to, màu sắc sặc sỡ và sinh động, cuốn hút.
-
Làm tấm gương sáng cho trẻ
Trẻ em thường bắt chước rất nhanh. Do vậy, phụ huynh, thầy cô cần có kỹ năng giao tiếp tốt để ứng xử khéo léo với trẻ. Người lớn cần là tấm gương sáng để trẻ học hỏi, noi theo.
-
Tăng hoạt động ngoại khóa, tiếp xúc bên ngoài
Hãy so sánh một đứa trẻ thường xuyên được tham gia các hoạt động ngoại khóa với một đứa trẻ chỉ ở trong nhà, ít tiếp xúc, mọi người sẽ thấy rõ sự khác biệt phải không? Ngày nay, trẻ em thường được cho ra làm quen với thế giới bên ngoài từ sớm, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nhờ đó, trẻ sẽ năng động hơn, hiểu biết nhiều hơn.
-
Trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Ngoài những cách trên, trò chơi vốn là môn yêu thích của trẻ lứa tuổi mầm non. Thông qua hoạt động này, kỹ năng giao tiếp của trẻ cũng được hình thành và rèn luyện rất tốt.
Đó có thể là trò chơi đóng kịch. Bé sẽ tự hình thành nhiều cách ứng xử thông qua nhân vật. Đó có thể là trò chơi nhận biết biểu cảm qua gương mặt. Trẻ sẽ học được cách quan sát, nhận biết thái độ của người khác khi giao tiếp,…
Qua bài viết, thầy cô và các phụ huynh có thể thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Đồng thời, mọi người cũng biết nhiều biện pháp để giúp bé hình thành, rèn luyện kỹ năng này. Thầy cô và phụ huynh hãy cùng kiên nhẫn giúp các con phát triển toàn diện nhé!