Kỹ năng sống cho bé từ 3 tuổi
#1. Kỹ năng giao tiếp
Hãy bắt đầu với con bằng kỹ năng giao tiếp. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng mà mỗi người cần có. Kỹ năng giao tiếp cho bé không phải những câu nói đủ câu, đủ ý. Mà đối với con, mẹ nên tập bé cách phản ứng, trả lời lại lời của ai đó nói với mình. Ví dụ như khi được hỏi về món ăn được thích, cần dạy con phải trả lời lại. Đó có thể là cách miêu tả qua hành động, lời nói, biểu cảm,.. Điều này giúp bé hình thành thói quen diễn đạt từ nhỏ, thói quen bày tỏ ý kiến. Hãy cho trẻ tiếp xúc trong môi trường thoải mái, hòa đồng, để con có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp một cách tốt nhất.
#2. Dạy bé về phép lịch sự
Hãy tập cho bé cách ứng xử lịch sự, lễ phép ngay từ bé. Rất đơn giản. Mẹ hãy dặn con biết chào hỏi khi có người đến nhà, biết chào khi rời khỏi nhà ai đó. Dạy bé nói cảm ơn khi nhận đồ người khác cho, biết xin lỗi khi làm sai…
Hãy chú trọng giáo dục cho con từ nhỏ để hình thành một nhân cách tốt sau này. Đồng thời chính bố mẹ, người lớn trong gia đình phải là tấm gương cho bé. Việc lặp lại các hành động là biện pháp giúp trẻ học tập và ghi nhớ tốt nhất.
#3. Hãy dạy trẻ thói quen tự ăn ngay từ nhỏ
Từ khi con có thể tự ngồi, biết cầm nắm các vật dụng thì bố mẹ nên tập cho con cách tự ăn. Giai đoạn đầu chắc chắn sẽ rất khó khăn cho cả con lẫn mẹ. Bé sẽ vương vãi khắp nơi, dây bẩn vào quần áo,…. Mẹ có thể tập trẻ ăn từ những đồ ăn khô. Rồi dần dần tự đồ ăn ướt như cháo, bột, sữa…
Dạy trẻ tự ăn đòi hỏi sự kiên trì ở bố mẹ. Tuy nhiên, nhìn con vui vẻ ăn với mặt mũi lấm lem cũng rất đáng yêu đấy.
#4. Kỹ năng sống cho bé trước những nguy hiểm xã hội
Trong tình hình xã hội ngày càng phức tạp hiện nay, việc giáo dục con biết cách tự bảo vệ bản thân là một điều vô cùng quan trọng.
Thay vì nghiêm cấm các con tiếp xúc với xã hội, hãy dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm này. Với cách dạy trẻ tự bảo vệ bản thân tại đây, Bố mẹ hãy an tâm để trẻ học hỏi, khám phá thế giới này nhé.
Bắt đầu bằng việc dặn bé không được nghe lời người lạ, không nhận đồ từ người lạ. Hãy dạy con về bộ phận sinh dục, đây là bộ phận nhạy cảm, nguy hiểm, không được cho người khác chạm, sờ, hay nhìn bộ phận sinh dục của con trừ bố mẹ. Hãy dạy trẻ biết mặc đồ lót để bảo vệ bộ phận sinh dục. Dạy trẻ phải nói thật và báo ngay cho bố mẹ nếu có ai muốn hoặc đã xâm phạm vào vùng nhạy cảm của con để có thể bảo vệ con kịp thời.
#5. Dạy trẻ cách sắp xếp đồ đạc ngăn nắp
Mẹ nên sớm dạy trẻ kỹ năng sống cần thiết này ngay từ sớm. Sau khi trẻ chơi đồ chơi, hãy hướng dẫn con biết sắp xếp đồ đạc ngăn nắp. Trẻ 3 tuổi có thể chỉ cần yêu cầu bé để vào đúng chỗ ban đầu và không nên vứt đồ linh tinh. Hãy có một hình phạt nhỏ khi trẻ để sai chỗ. và hãy khen và thưởng khi bé làm đúng. Như vậy, bé sẽ cố gắng cho những lần sau.
Đối với trẻ lớn hơn, hãy yêu cầu bé sắp xếp lại đồ ngay ngắn. Điều này sẽ hình thành thói quen sống ngăn nắp, gọn gàng cho bé khi lớn.
#6. Kỹ năng quản lý thời gian
Đừng hiểu lầm kỹ năng sống này quá khó đối với trẻ 3 tuổi. Việc quản lý thời gian có thể hiểu là việc cho bé ăn, chơi, ngủ đúng giờ. Trẻ con thường ham chơi hơn các hoạt động khác. Vì vậy mẹ cần tập cho trẻ thói quen quản lý thời gian cho các hoạt động của mình. Mẹ có thể lập cho con 1 thời gian biểu hợp lý như thời gian ăn, thời gian học, thời gian chơi, thời gian tắm, thời gian thức giấc… Tốt nhất là nên áp dụng thời gian biểu chung của gia đình và lịch sinh hoạt của trẻ.
#7. Hãy để trẻ tự vượt qua khó khăn từ những việc nhỏ nhất
Rất nhiều ông bố bà mẹ chiều chuộng con quá mức. Như một thói quen từ việc con vấp ngã là chạy lao đến đỡ con dậy. Hay khi trẻ khóc sẽ lập tức chiều theo ý trẻ. Điều này vô tình tạo nên một thói quen sống xấu, không có tính tự lập cho trẻ.
Thay vì làm giúp con, hãy khuyến khích, gợi ý cho con vượt qua. Đây cũng là kỹ năng dạy con theo các phương pháp dạy trẻ nổi tiếng trên thế giới.
Kỹ năng sống cho trẻ trên trên 5 tuổi
5 tuổi là thời điểm mà trẻ đạt được rất nhiều cột mốc phát triển quan trọng từ thể chất, trí tuệ cho đến các mối quan hệ xã hội. Con lên 5 sẽ nhận thức mọi việc rõ ràng hơn so với những bé nhỏ tuổi hơn.
Độ tuổi 5 – 6 cũng là lúc trẻ bắt đầu bước vào lớp 1 với nhiều sự đổi thay. Do đó bé sẽ rất cần sự quan tâm, động viên và hướng dẫn những kỹ năng sống cho bé từ cha mẹ.
#1. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Con sẽ bắt đầu cuộc sống ở trường với những người bạn mới, và không có bố mẹ ở bên. Vì thế, hãy tập cho con biết tự chăm sóc bản thân từ những việc nhỏ nhất. Ví ụ như tự lấy đồ uống, tự cơm ăn, tự đi vệ sinh, tự đánh răng, tự mặc quần áo… Nếu con không làm được, đừng la mắng mà hãy khuyến khích con và khen khi bé làm được gì đó. Hãy để trẻ lớn lên trong môi trường tự lập cá nhân ngay từ nhỏ.
#2. Kỹ năng sống cho bé khi tham gia giao thông
Ở trường, bé sẽ được học về các kiến thức giao thông cần cho trẻ. Bố mẹ có thể trở một cảnh sát giao thông và kiểm tra con. Trẻ sẽ rất thích thú với hoạt động này và dễ ghi nhớ hơn.
Những chia sẻ của bố mẹ đối với con rất có ý nghĩa. Bé sẽ chỉ thực hiện và làm theo bố mẹ. vì vậy, hãy luôn là tấm gương tốt cho bé trong mọi việc nói chung và chấp hành tốt an toàn giao thông nhé mẹ.
#3. Dọn dẹp nhà cửa
Hãy cho bé tham gia vào quá trình dọn dẹp phòng bé, phụ giúp bố mẹ các công việc trong nhà. Hãy bắt đầu tự việc nhắc bé phải dọn dẹp đồ chơi của mình. Hãy tạo niềm vui và cho bé tham gia vào các hoạt động phụ giúp bố mẹ như việc dọn bàn ăn, rửa chén, hay chăm sóc vườn,… Đừng lo bé sẽ không làm được việc. Bé 5 tuổi đã biết nghe theo hướng dẫn và có thể thực hiện các hành động với sự cẩn thận và có suy nghĩ. Vì vậy, hãy mạnh dạn tập cho bé các kỹ năng gia đình này nhé.
#4. Kỹ năng tự sơ cứu vết thương
Hãy dạy trẻ các kĩ năng cơ bản như cầm máu, dùng băng keo cá nhân,… Như vậy, khi trẻ bị thương, trẻ có thể không hoảng sợ và khóc thé. Thay vào đó, con sẽ tự chủ được và chủ động biết mình cần làm gì.
Do đó, bạn nên ưu tiên dạy cho trẻ những cách sơ cứu cần thiết. Điều này sẽ giúp trẻ biết cách bảo vệ bản thân và tự tin hỗ trợ người khác khi họ gặp nạn.
#5. Dạy con cách tiêu tiền và biết tự mua đồ
Đây là một trong những kỹ năng sống cho bé quan trọng mà mẹ nên dạy con. Hãy cho con biết ý nghĩa của đồng tiền. Việc giải thích về tiền bạc sớm cho con sẽ khiến bé có lập trường và sẽ không dẫn đến các lỗi lầm sau này do đồng tiền mang lại. Mẹ có thể dạy con biết giá trị của tiền thông qua các công việc nhỏ. Khi cho con gì đó, hãy tạo điều kiện rằng con sẽ trả công bố mẹ bằng việc giặt giũ, rửa chén bát, dọn phòng tắm…
Ngoài ra, con cần biết cách tự đi mua đồ ở của hàng tạp hóa gần nhà hay siêu thị. Đầu tiên, hãy cho con một danh sách các món đồ cần mua và giới hạn tiền để bé chi tiêu. Tránh việc bé sa đà vào mua các món đồ con thích. Sau đó, hãy để con tự đến siêu thị và mua hàng. Có lẽ trước đó, mẹ nên dẫn con đến siêu thị và chỉ bé trước 1 vài lần.
#6. Kỹ năng sống cho trẻ: sinh tồn ở nơi hoang dã
Có rất nhiều lớp kỹ năng sinh tồn, hoạt động ngoại khóa, các khóa quân sự ngắn cho trẻ bây giờ. Tất cả đều nhằm rèn luyện cho bé những kỹ năng sinh tồn cho bé. Những lớp học này sẽ dạy cho bé các kỹ năng để sinh tồn ở nơi hoang dã như cách tìm nơi trú ẩn, cách đốt lửa, cách di chuyển, cách phát tín hiệu cầu cứu… Các kỹ năng này sẽ giúp trẻ tự tin và độc lập, đồng thời dám tham gia vào những cuộc phiêu lưu. Hoặc mẹ có thể tổ chức các buổi dã ngoại gia đình và tự dạy con.
#7. Kỹ năng bơi lội
Bơi lội là một môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất và trí tuệ. Học bơi là một kỹ năng sống cho bé tự bảo vệ bản thân và còn giúp đỡ được người khác. Việc học bơi giúp trẻ sống lành mạnh, hòa đồng với bạn bè. Đồng thời tăng kỹ năng học hỏi và nắm bắt kinh nghiệm từ những người khác.
Do đó, đây là một kỹ năng thiết yếu mà con bạn nên học dù nhà bạn không ở vùng sông nước.
Dù được học và dạy ở đâu, bố mẹ vẫn là tấm gương tốt trong việc giáo dục con. Kỹ năng sống cho bé là một trong những kỹ năng quan trọng mà các bố mẹ cần dạy từ nhỏ. Hãy để con mạnh dan tham gia các hoạt động xã hội trên nền tảng giáo dục vững chắc từ bố mẹ nhé.