“Kỹ năng tự vệ cho trẻ an toàn”. Vấn nạn bắt cóc, đe dọa, tấn công, xâm hại tình dục và giết hại… luôn xảy ra trong cuộc sống chúng ta hàng ngày. Vì thế, các bậc cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với các nhà giáo dục. Để hình thành cho trẻ những kỹ năng tự vệ cần thiết. Để an toàn hơn cho trẻ khi không có người lớn bên cạnh, hãy dạy cho con một vài kỹ năng tự vệ. Để con trẻ có thể tự giúp mình và người khác trong lúc đó.
Dưới đây là những gì Vienantoan.edu.vn nghĩ bạn nên biết về việc dạy kỹ năng tự vệ cho trẻ nhỏ!
-
Cha mẹ nên hình thành kĩ năng tự vệ cần thiết cho trẻ
Năm 2018, nhà chức trách công bố đã xác định 490 nạn nhân bị bắt cóc. Con số tương ứng năm 2017 là 670 nạn nhân và năm 2016 là 1.128 nạn nhân. Tuy chính phủ không cung cấp con số thống kê các vụ việc bắt cóc theo hình thức buôn người, tuổi hoặc giới tính của nạn nhân. Nhưng qua đó có thể thấy vấn nạn bắt cóc luôn xảy ra xung quanh chúng ta.
Từ những nguy cơ bị bắt cóc, đe dọa, tấn công, xâm hại tình dục và giết hại… có thể xảy ra với trẻ. Bậc cha mẹ chúng ta cần hình thành cho trẻ những kỹ năng tự vệ cần thiết. Đó là những khả năng vận dụng những kiến thức để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm xảy đến để bản thân được an toàn.
Kỹ năng tự vệ cho trẻ: Cha mẹ nên dạy trẻ để con luôn được an toàn khi không có mình ở bên
Hình thành kĩ năng tự vệ cần thiết cho trẻ như sau:
-
Dạy trẻ biết cách xử lý trong những trường hợp gặp nguy hiểm, bất lợi:
Dạy trẻ không bao giờ được giữ im lặng khi thấy có nguy cơ bất trắc đối với bản thân. Chẳng hạn như thấy có người lạ theo dõi mình hoặc có những hành vi bất thường. Im lặng chính là che dấu cho hành vi bất nhân, đồi bại của kẻ xấu. Cha mẹ nên dạy trẻ hãy “giả vờ” chấp nhận những yêu cầu trước mắt của người lạ khi chúng bắt cóc trẻ. Nhưng phải giữ được thái độ bình tĩnh, kể chuyện huyên thuyên, hát khe khẽ. Sau đó tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để đánh lạc hướng nhằm tìm cách thoát thân hoặc gây sự chú ý những người xung quanh.
-
Kỹ năng tự vệ: Dạy trẻ tuyệt đối không tin tưởng người lạ:
Trẻ không được tin lời người lạ, kể cả người nhận là bạn của cha mẹ. Thậm chí người đó biết cả tên cha mẹ và tên của trẻ. Nếu cha mẹ bận việc, không đến đón trẻ ở trường được, chắc chắn sẽ gọi điện thoại đến báo với cô giáo ai là người sẽ đến đón trẻ. Khi đó trẻ mới được đi theo. Khi người lạ cho quà bánh tuyệt đối trẻ không được nhận để tránh trường hợp kẻ xấu tẩm thuốc mê vào thức ăn. Trẻ phải từ chối khi người lạ tự nhiên cho con quà bánh, nước uống hoặc những món đồ hấp dẫn… Nhưng khi từ chối con vẫn phải từ tốn, nói lời cám ơn và giữ thái độ lễ phép, mềm mỏng nhưng kiên quyết.
-
Dạy trẻ kiên quyết trước những dấu hiệu của hành vi xâm hại tình dục:
Dạy trẻ nhận biết những hành vi xâm hại tình dục và biết cách ứng phó trong những tình huống bất lợi. Cha mẹ trò chuyện và hướng dẫn con cách xử lý trong tình huống xâm hại tình dục. Như: Tuyệt đối trẻ không được đồng ý ngồi xem những phim hoặc những tranh ảnh đồi trụy. Người xem những phim hoặc hình ảnh đó, sẽ bị kích thích rất dễ thực hiện những hành vi xấu với trẻ. Trẻ cần kể lại chuyện này cho cha mẹ ngay.
Kỹ năng tự vệ cho trẻ an toàn: Dạy trẻ biết đối phó khôn ngoan với kẻ xấu có ý định xâm hại tình dục
Nên chú ý rằng do trẻ còn nhỏ nên sự chống cự bằng hành động của trẻ sẽ không có hiệu quả. Mà chỉ gây hại cho bản thân. Tuyệt đối không được khóc lóc, la hét ầm ĩ. Sẽ khiến kẻ xấu bực tức mà có những hành động bạo lực làm tổn thương cơ thể. Hãy hướng dẫn trẻ dùng sự mưu trí, sáng tạo gắn với tình huống cụ thể. Để thoát thân và lẫn trốn an toàn như lợi dụng kẻ xấu chủ quan dùng lá cây, đất cát ném vào mặt…
-
Dạy trẻ luôn đề cao cảnh giác:
Trẻ phải biết chủ động từ chối trong những tình huống có thể gặp nguy hiểm: Người lạ rủ đi chơi; người lạ cho đồ chơi, quà bánh, nước uống; người lạ gõ cửa khi ở nhà một mình; người lạ gọi điện thoại đến lúc ở nhà một mình; người lạ đón trẻ ở trường.
Kỹ năng tự vệ cho trẻ an toàn: Trẻ không nên nhận bánh kẹo từ bất kỳ người lạ nào
2. Hình thành kỹ năng tự vệ thành phản xạ tự nhiên cho trẻ
Cha mẹ phải thường xuyên dạy các kỹ năng tự vệ cho trẻ. Dần dần kỹ năng đó sẽ trở thành phản xạ tự nhiên của các em. Trong mối nguy hiểm này, phụ huynh cũng cần tham gia, được trang bị kỹ năng để biết cách giúp con em mình, đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”. Gồm các kỹ năng sau:
-
Kĩ năng tìm lối thoát hiểm:
Nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra đe dọa đến sự nguy hiểm của trẻ như cháy nổ, chập điện… Con trẻ phải rời khu vực nguy hiểm để tìm đến khu vực an toàn một cách nhanh nhất. Theo đó, trong những cuộc đi chơi đến các trung tâm giải trí, đi xem phim hay đến nhà hàng, siêu thị… Cha mẹ cần dạy con phải biết quan sát nhanh chóng lối thoát hiểm ở đâu để đề phòng khi có tình huống nguy hiểm xảy ra. Con có thể biết xác định phương hướng lối ra.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần dạy con cần phải xếp hàng thoát hiểm lần lượt chứ không nên chen lấn xô đẩy. Vì như vậy sẽ khiến cơ thể bị tổn thương. Có thể ban đầu trẻ sẽ không quen và không thích vì phải luôn tìm xem vị trí thoát hiểm ở đâu. Nhưng chỉ cần bố mẹ kiên trì nhắc nhở thì tự khắc trẻ hình thành được thói quen, biết bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm trong cuộc sống.
-
Kỹ năng an toàn khi tự chơi
Trong quá trình chơi đùa thì trẻ dễ gặp phải các tình huống như ngã, chảy máu, làm đổ vỡ các vật dụng trong gia đình. Cha mẹ cần dạy con cách xử lí những tình huống này khi mà cha mẹ không có ở nhà. Theo đó cha mẹ nên dạy con cách xử lí vết thương. Trong gia đình cần bố trí hộp thuốc cứu thương ở vị trí vừa tầm với của trẻ. Khi trẻ bị thương trẻ cần lấy oxy già rửa vết thương để tránh nhiễm trùng. Sau đó bôi thuốc và dùng băng gạc lại vết thương.
Dạy trẻ kỹ năng tự vệ khi tự chơi một mình
Bên cạnh đó, cha mẹ cần nhắc nhở con khi chơi tránh xa những vật dụng nguy hiểm như dao, kéo, bếp ga, phích nước, ổ cắm, dây điện. Bởi những vật này tiềm ẩn nguy hiểm nếu trẻ không cẩn thận. Trẻ phải hiểu đâu là những đồ vật mình nên chơi và đâu là những đồ mình không được phép chơi. Trong bối cảnh hầu hết các bậc cha mẹ đều bận rộn với công việc. Thì việc trang bị cho trẻ kĩ năng an toàn khi chơi là điều vô cùng cần thiết và cấp bách.
-
Kỹ năng tham gia giao thông
Hàng ngày trẻ có thể được bố, mẹ chở đi học. Khi đó trong quá trình di chuyển, cha mẹ có thể chỉ biển báo trên đường và dạy trẻ hiểu biển báo đó mang ý nghĩa gì. Ví dụ như biển báo hình tròn màu đỏ, ở giữa có gạch ngang màu trắng là biển cấm đi ngược chiều. Hoặc dạy con cách qua đường sao cho an toàn. Dạy con kĩ năng tham gia giao thông để trẻ có sự tôn trọng luật giao thông đường bộ. Có trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như những người tham gia giao thông trên đường.
KẾT LUẬN
Từ những tình huống trên, kể và hướng dẫn cách xử lý thích hợp cho trẻ vào lúc cha mẹ và con cái trò chuyện với nhau. Sẽ có tác dụng giúp cho trẻ từng bước biết cách giải quyết từng sự việc cụ thể. Cứ như vậy dần dần sẽ hình thành được kỹ năng tự vệ cho trẻ. Giúp trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm để mình được an toàn. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển tâm lý – nhân cách toàn diện ở trẻ.