Trẻ rất sợ uống thuốc dù
thuốc có đắng hay không đắng. Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu nghĩ đủ mọi cách để
trẻ chịu uống thuốc. Việc tìm một phương pháp riêng cho trẻ là điều phụ huynh
cần tìm ra. Dưới đây là những gợi ý thiết thực.
Đối với những trẻ còn nhỏ
Đa số các loại thuốc đều có
mùi vị rất đắng, đây cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ kháng cự khi bị buộc
phải uống thuốc. Do đó, nhiều bậc phụ huynh cho thuốc vào chung với thức ăn,
nước trái cây hay nước đường… vì những loại thức uống này có vị ngọt mà trẻ
rất thích. Cũng có người ngụy trang thuốc có hình viên kẹo sau đó cùng trẻ chơi
trò chơi, xem ai nuốt trước viên kẹo sẽ là người chiến thắng, do đó trẻ sẽ
tranh thủ nuốt viên thuốc vào bụng mà chưa kịp nếm thấy vị đắng của thuốc.
Ảnh minh họa
Cách này xem ra cũng khá hiệu
quả để giải quyết việc uống thuốc khó khăn của trẻ. Nhưng nó sẽ làm bạn mất đi
niềm tin của con trẻ sau này. Trẻ sẽ lớn lên và không bao lâu chúng sẽ nhận
biết rằng bạn đang nói dối chúng. Đến lúc đó việc uống thuốc sẽ trở nên khó
khăn hơn.
Có nhiều người khi dụ trẻ,
thường hứa cho kẹo hay đồ chơi nếu trẻ chịu uống thuốc ngoan ngoãn, cách này
cũng rất hiệu quả trong việc khuyến khích trẻ uống thuốc một cách tự nguyện
nhưng người lớn cũng không nên đưa ra những đáp ứng quá cao cho trẻ vì việc này
cũng không tốt cho trẻ sau này. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi biện pháp dỗ
ngọt bé không còn hiệu quả, nhiều bậc cha mẹ dùng tới phương thức dọa nạt trẻ
bằng roi vọt mặc cho trẻ có khóc la thế nào. Khi chúng nhìn thấy nét mặt giận
dữ của người lớn, chúng cũng không còn dám kháng cự, nhưng với trạng thái trẻ
sợ hãi không thoải mái thế này sẽ làm trẻ bị ức chế tâm lý và càng sợ hãi hơn
cho những lần uống thuốc sau này.
Trẻ lớn cần hiểu “thuốc đắng
giã tật”
Dùng thái độ dứt khoát để nói
với trẻ: con bị bệnh nhất định phải uống thuốc, mặc dù thuốc rất đắng nhưng nó
sẽ giúp con hết bệnh và khỏe mạnh. Trẻ tuy còn nhỏ nhưng chúng phần nào cũng
hiểu được lý lẽ. Chúng có thể chần chừ không chịu uống nhưng với thái độ nghiêm
túc của cha mẹ chúng sẽ ý thức được việc này không thể không thực hiện và cuối
cùng cũng sẽ uống thuốc một cách ngoan ngoãn.
Hay có thể đặt thuốc và ly
nước trước mặt trẻ, nói với trẻ rằng: con đã lớn rồi cần phải biết tự uống
thuốc; việc này sẽ tạo cho trẻ ý thức về nhiệm vụ của mình, cho trẻ biết trẻ đã
lớn thì chỉ với viên thuốc nhỏ như thế thì chẳng có gì đáng sợ cả.
Làm gì khi trẻ nôn thuốc sau
khi uống?
Với người lớn, việc uống thuốc rất dễ dàng như mở há miệng,
cho thuốc vào và nuốt. Còn đối với trẻ nhỏ, do chức năng nuốt của chúng chưa
hoàn thiện, nên rất khó tránh khỏi việc sặc thuốc và nôn ra ngoài. Do đó, cần
để cho trẻ uống thuốc một cách thoải mái, đầu trẻ ngẩng cao, mặt hơi nghiêng
rồi đưa muỗng thuốc vào phía bên trong cằm, không nên cho thuốc vào quá gấp
cũng như lấy muỗng ra quá nhanh mà nên chờ cho trẻ nuốt hết thuốc và hãy từ từ
lấy ra.
Việc nôn thuốc là điều không
mong muốn và nếu trẻ nôn thuốc sau khi uống không lâu, các bậc phụ huynh phải
kịp thời bổ sung lại lượng thuốc đó, nếu không sẽ không đạt hiệu quả trong điều
trị bệnh.
Ngoài ra, cảm giác khó chịu,
không thoải mái khi uống thuốc cũng dễ làm trẻ bị nôn thuốc. Vì vậy, có thể kết
hợp thuốc pha với các loại nước trái cây ép như nước mật ong, nước nho ép,
nhưng đồng thời cần phải lưu ý lượng nước trái cây pha chung với thuốc phải vừa
phải, nếu không thuốc sẽ bị mất đi tác dụng của nó. Không nên pha chung thuốc
với sữa cho trẻ uống vì sữa có thể phản ứng với thuốc.
L