LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?
Khen ngợi trẻ thường là một việc khó khăn với nhiều bố mẹ vì do đặc điểm văn hóa, chúng ta không muốn trẻ tự mãn về bản thân, nhưng việc đưa ra một lời khen đúng có thể giúp trẻ nhìn nhận chính xác khả năng của bản thân, từ đó hình thành được sự tự tin ở trẻ. Vậy trước khi đưa ra lời khen ngợi, bạn có bao giờ nghĩ như thế nào là một lời khen tốt? Hãy cùng chúng mình xem nhé!
☘️Một lời khen tốt nếu nó đúng với thực tế. Khi ấy, nó sẽ cho con bạn một thước đo thuận tiện để tự đánh giá bản thân.
🍁 Lời khen tốt nếu nó xứng đáng. Chẳng hạn như: “Cái sân trông thật sạch, con đã làm một công việc thật tuyệt là thu dọn tất cả lá cây!” Hoặc: “Cảm ơn con đã giúp bố/mẹ dọn dẹp góc nhà để xe, nhờ con mà nó trông thực sự ngăn nắp và gọn gàng.” Những lời khen xứng đáng sẽ củng cố sự cố gắng cũng như khích lệ được trẻ.
🌻Một lời khen tốt nếu nó cụ thể. Càng cụ thể, càng tốt. Sự cụ thể sẽ mang tính định hướng cho trẻ tốt hơn thay vì chỉ là một lời khen trống rỗng. Nó cũng dạy trẻ rằng trẻ đang kiểm soát được những gì mình cần để giải quyết vấn đề. Nó cũng giúp trẻ tránh khỏi niềm tin rằng mình không thể phạm sai lầm, điều này sẽ giúp trẻ không bị bất ngờ trước những lời chỉ trích, thất vọng hoặc mất mát trong tương lai.
🍄 Một lời khen tốt khi được dùng cẩn thận, hợp lý. Khi bạn lặp đi lặp lại một lời khen quá thường xuyên hay tùy hứng thì nó cũng tạo ra cảm giác khó chịu không khác việc phải liên tục lắng nghe những lời la mắng.
Do vậy, nếu tư duy đúng là phải điều chỉnh sự khen ngợi sao phù hợp, thì cách làm sẽ làm như thế nào để con cảm thấy mình có giá trị cũng như xây dựng được sự tự tin ở trẻ? Dưới đây là những cách mà bạn có thể tham khảo:
6️⃣ cách để khen ngợi con hiệu quả
1️⃣ Khuyến khích. Sự khuyến khích là có hiệu quả vì nó cho phép:
- Bạn chọn một đặc điểm hoặc hành vi bạn muốn phát triển hoặc nuôi dưỡng ở trẻ theo hướng tích cực.
- Bạn sẽ kêu gọi sự chú ý, tập trung của con vào quá trình làm thay vì kết quả đạt được. Ví dụ, khi bé về nhà với điểm kém trong bài kiểm tra, bạn có thể nói: “Bố/mẹ thích cách con bỏ công sức, nỗ lực vào việc học. Nhưng có lẽ chúng ta vẫn cần thêm một chút cố gắng nữa vào lần tới, con nghĩ sao?”
=> Khi bạn làm vậy, có nghĩa là bạn đang khen ngợi quá trình bé làm mà không phải kết quả bé đạt được. Điều này giúp bé có trách nhiệm hơn với những gì mình làm.
2️⃣ Phản hồi. Nếu bạn thường phản ứng nhanh chóng và theo một hướng tích cực, nhất quán thì con có nhiều khả năng trở nên tự tin hơn. Hãy để cho bé biết rằng bạn nhìn thấy bé và ghi nhận những gì bé đạt được, dù lớn hay nhỏ. Chẳng hạn như hỏi bé để được cho xem bộ sưu tập búp bê, những viên đá hoặc một cái gì đó tương tự. Hãy quan sát và nói với trẻ về cách bạn thấy nó có trật tự như thế nào, bé đã bảo quản nó tốt đến đâu hoặc đơn thuần chỉ là: “Con đã kiếm tất cả những thứ này ở đâu vậy?”
=> Sự chú ý trọn vẹn của bạn có giá trị hơn nhiều bằng việc thể hiện sự quan tâm đến những gì mà trẻ đang quan tâm, điều này sẽ có tác động mạnh mẽ hơn là nói những câu đơn giản như: “Đây là một bộ sưu tập tuyệt vời.”
3️⃣ Lắng nghe. Hầu hết chúng ta đều thường rất bận rộn và dễ bị phân tán - thường quá mất tập trung để cho trẻ những gì chúng cần. Trẻ cần bạn thừa nhận trẻ và cho trẻ một đánh giá trung thực về những gì trẻ làm. Dành thời gian để lắng nghe và chắc chắn rằng con biết bạn đang lắng nghe. Lắng nghe những lời phàn nàn và hiểu cảm xúc của trẻ. Chẳng hạn, đừng vội dập tắt quan điểm của con hay đưa ra ý kiến như một người giáo viên mà hãy tập lắng nghe quan điểm của trẻ.
=> Cho phép con bạn giải thích sẽ cho bé thấy bạn coi trọng quan điểm và sự quan sát của con như thế nào. Việc được lắng nghe thường là một động lực mạnh mẽ để trẻ tiếp tục cố gắng, nỗ lực.
4️⃣ Khen thưởng. Tập trung vào hướng mà con bạn đang mong đợi. Bạn có thể nói: “Con đã cải thiện rất nhiều kể từ bảng điểm cuối cùng. Con không cảm thân tự hào về mình à? Thật ra thì con nên như vậy.” Khi con đang tập ghi nhớ một bài thơ hoặc từ vựng cho bài kiểm tra chính tả, bạn có thể nói: “Con sắp làm được rồi. Con sẽ làm được thôi”. Và khi con đã thực sự đạt được, ví dụ như cải thiện được điểm số, đạt được một cột mốc khi tập thể dục, thể thao, bạn có thể nói: “Con đã đạt được điểm A rồi! Con đã chứng tỏ được với bản thân mình rằng mình không nên từ bỏ.”
=> Khi ấy bạn đang dạy con tiếp nhận những khả năng của mình và cuối cùng là có thể đánh giá được chính xác bản thân mình.
5️⃣ Củng cố. Bạn có thể nói: “Bố/mẹ rất thích bài hát mà con hát cho ông bà nghe. Con có thể hát cho bố/mẹ nghe bây giờ không?” Hoặc, bạn có thể yêu cầu con kể lại một câu chuyện cười hoặc hỏi con cách hướng dẫn: Chú chó dường như đáp lại rất tốt với sự huấn luyện của con. Chỉ cho bố mẹ xem cách con đã làm nhé.”
=> Việc hồi tưởng lại những khoảnh khắc tươi sáng sẽ khiến trẻ nhớ lại lúc đó mình đã tuyệt như thế nào. Khi bạn nói vậy bạn sẽ cho trẻ thấy trẻ đang có một thứ gì đó đáng để chia sẻ với bạn. Khi ấy, việc thể hiện sự quan tâm thực sự sẽ cho phép đứa trẻ được sống lại với những gì mình đạt được và điều này có thể nuôi dưỡng quyết tâm siêng năng ở một đứa trẻ.
6️⃣ Đặt câu hỏi. Bạn có thể nói: “Con đã chọn màu như thế nào cho bức tranh đó? Con đã làm gì để tạo ra được những dòng kẻ như thế này? Trông nó thật khác biệt/ thú vị/ giống như thật/ đẹp…”
=> Điều đó khiến con nghĩ về cách mà con tạo ra tác phẩm, thành quả của mình hoặc cách con đã giải quyết vấn đề và đó là những gì mà trẻ có thể tiếp tục vận dụng trong những lần tiếp theo.
♥️♥️ Nuôi dạy con luôn là một quá trình nỗ lực rất nhiều và các bố mẹ cũng phải học rất nhiều để dần hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn với sự thay đổi của trẻ. Không có gì là dễ dàng cả nhưng với tình yêu thương và giúp con dần hoàn thiện bản thân như bạn đang cố gắng, thì chắc hẳn đây sẽ là quá trình thú vị cho cả bố mẹ cũng như các con.