1). Giúp trẻ xây dựng lòng tin chiến thắng với môi trường hoặc đối tượng gây sợ hãi . Khi trẻ cảm thấy sợ hãi, cha mẹ đưngg nên chê cười hoặc trừng phạt chúng. Nếu trẻ vì sợ ở trong phòng một mình mà không dám tắt đèn đi ngủ, cha mẹ có thể lắp một chiếc công tắc đèn trên đầu giường của trẻ, đẻ trẻ có quyền chủ động quyết định để phòng sáng háy tối giúp trẻ xóa bỏ nỗi sợ hãi. 2). Nói rõ lý do Thường xuyên giảng giải cho trẻ nghe những tri thức thú vị, giúp trẻ xóa bỏ tâm lý sợ hãi. Ví dụ như : Khi trẻ sợ ong mật , cha mẹ nên nhẫn nại gả thích cho trẻ ong mật cần cù, chăm chỉ như thế nào, hút phấn hoa làm mật, chỉ cần con người khôg động chạm đén chúng, chúng cũng không đốt người. 3). Phương pháp lấy mình làm gương. Thực nghiệm đã chứng minh, lấy tấm gương sáng có thể giúp trẻ khắc phục tâm lý sợ hãi. Vì trẻ nhỏ thường bắt chước cha mẹ nên sự quả cảm của cha mẹ chính là tấm gương tốt đói với trẻ. 4). Phòng chống tâm lý sợ hãi khi xuất hiện . Lần đầu tiên đi học chắc hẳn đứa trẻ nào cũng cảm thấy sợ hãi, vì thế, cha mẹ nên dẫn trẻ đi tham quan trường học trước khi đi học, để trẻ biết một chút về môi trường mới, từ đó thích ứng nhanh hơn. Còn rất nhiều phương pháp và cách thức giúp trẻ khắc phục nỗi sợ hãi, nhưng những phương pháp này rất linh hoạt, có thể thay đỏi tùy thuộc vào thời gian, địa điểm và từng đứa trẻ sao cho phù hợp.
Nguồn bài viết: http://jumbokiz.com/xay-dung-tinh-cach-cho-tre-mam-non/lam-the-nao-khi-tre-nhut-nhat/