Những thói quen tốt như: thức dậy sớm vào buổi sáng, rửa tay trước và sau khi ăn, ngồi trên sàn nhà... phải được rèn luyện cho trẻ ngay từ nhỏ để khi lớn lên trẻ sẽ hình thành được một nếp sinh hoạt lành mạnh.
Rửa tay trước và sau khi ăn
Đây là thói quen tốt mà bạn nên dạy bé. Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng, viêm gan, đảm bảo vệ sinh cá nhân cho con và còn gìn giữ môi trường tốt hơn.
Không uống nước trong khi ăn
Một sai lầm phổ biến mà hầu hết mọi người đều mắc phải là uống nước trong khi ăn. Uống nước trong bữa ăn làm loãng dịch dạ dày, dẫn đến quá trình tiêu hóa kéo dài, nồng độ axit tăng. Uống nước trong khi ăn còn gây tăng lượng đường trong máu.
Trong khi đó, rất nhiều ông bố bà mẹ lại có thói quen cho con vừa uống nước, vừa ăn, như một cách để trẻ ăn nhanh, ăn nhiều hơn. Vì vậy, rèn cho trẻ thói quen không uống nước trong khi ăn sẽ giúp trẻ tránh được tác hại của việc này đến dạ dày, hệ tiêu hóa.
Ăn bữa tối vào lúc hoàng hôn
Bạn nên cho trẻ ăn tối trước 8 giờ và đi ngủ sớm. Nghiên cứu cho thấy ăn tối vào lúc hoảng hôn giúp cơ thể của bạn được đồng bộ với chu kỳ của thiên nhiên. Nó cũng ngăn ngừa bệnh béo phì, giảm các vấn đề tiêu hóa, mang đến giấc ngủ ngon và giúp bạn khỏe khoắn vào ngày hôm sau.
Không gội đầu bằng nước nóng
Dùng nước nóng gội đầu sẽ làm tăng độ pH của da đầu, gây rụng tóc. Nó cũng làm cho mái tóc của trẻ trở nên khô và yếu, khiến mái tóc trông mỏng đi. Nước lạnh giúp duy trì nhiệt độ của cơ thể và da đầu, ngăn ngừa tóc rụng. Trong điều kiện thời tiết lạnh, nên gội đầu cho trẻ bằng nước ấm, không được quá nóng.
Dậy sớm vào buổi sáng
Với người lớn, sẽ rất hữu ích nếu bạn thức dậy sớm một vài giờ trước khi bắt đầu các hoạt động hàng ngày của mình. Nó làm giảm căng thẳng, tăng cảm giác hạnh phúc và giúp bạn hoạt động suốt ngày không mệt mỏi.
Trẻ nhỏ cũng vậy, nếu rèn cho trẻ thói quen không ngủ nướng, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, trẻ sẽ có nhiều thời gian để vui chơi, học tập hơn trong ngày. Cứ thế khi lớn lên, thói quen này trở thành nếp sinh hoạt của con bạn một cách tự giác, nhờ đó con bạn có nhiều thời gian đầu tư cho việc học tập, làm việc một cách hiệu quả hơn.
Ngồi trên sàn nhà
Các nghiên cứu cho thấy, ngồi ăn trên sàn nhà giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm cân , cải thiện tư thế ngồi, giúp các khớp gối và xương được bôi trơn, cải thiện lưu thông máu. Đây là lý do tại sao bạn nên tập cho con ngồi trên sàn nhà trong khi ăn ngay sau khi trẻ đã ngồi ăn được như người lớn.
Đánh răng, súc miệng
Trẻ nên đánh răng, súc miệng thật sạch sau các bữa ăn dù là chính hay phụ. Súc miệng, đánh răng làm sạch các mảng bám còn sót lại trong miệng, hay các kẽ răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển dẫn đến các chứng bệnh viêm nướu răng hay hôi miệng.
Rửa tay và chân sau khi về đến nhà
Nên hướng dẫn trẻ rửa tay và chân bất cứ khi nào đi ra ngoài về, dù là đi học, đi chơi hay đi đâu đó... Các chất bẩn và ô nhiễm bám trên khuôn mặt, bàn tay và bàn chân của trẻ không những làm tăng nguy cơ nhiễm trùng dạ dày, các vấn đề về đường hô hấp mà còn dẫn đến mụn trứng cá và các vấn đề về da của trẻ sau này.
Theo SK&ĐS