Những trò chơi giáo dục sẽ giúp bé tăng cường khả năng vận động các giác quan đồng thời giúp bé hiểu biết và yêu thương mọi người nhiều hơn.
Bạn cần xem xét và lựa chọn các trò chơi giáo dục cho phù hơp với tâm trạng của con bạn. Do trẻ có sự hạn chế về khả năng tiếp thu nhất định ở từng độ tuổi, bạn cần tránh việc học nhồi nhét thiếu hiệu quả mà nên chia thời lượng phù hợp với các lĩnh vực, vì mục đích chính khi này là dạy cho con bạn khám phá thế giới qua những trò chơi đơn giản.
Thể chất
Tập làm vận động viên thể thao: Hãy dùng một tấm bảng để làm nơi giữ thăng bằng, sau đó đứng lên ngồi xuống càng nhiều càng tốt, yêu cầu phải tập theo “giáo viên”.
Giả xe ô tô: Giả làm xe ô tô và thử va chạm xe… nhẹ nhàng (và không bị thương). Sau đó, cùng chuyện trò về những chiếc xe thật ngoài đời cần làm gì để tránh tông vào nhau.
Chơi trò lượn vòng: Lượn vòng hình chữ chi quanh phòng và nếu bạn đụng vào ai hoặc thứ gì thì phải rời khỏi trò chơi.
Âm nhạc
Nghe một số bài nhạc thư giãn với nhịp điệu xác định. Tập lấy hơi và thả hơi.
Cùng thảo luận về ngắt âm trong âm nhạc là gì và nghe một vài đoạn ngắt âm trên nhạc hoặc trên nhạc cụ.
Nghe đoạn ghi âm của một ban nhạc, tạo nhiều “nhạc cụ” và lập ban nhạc riêng. Giả vờ diễn để ghi âm với các nhạc cụ giả bộ hoặc những nhạc cụ nào mà bạn có.
Nghệ thuật
Tập diễn kịch với các mặt nạ bằng giấy hình quái vật hoặc động vật.
Làm thẻ tên cá nhân, trong đó dán hình, các biểu tượng, mô tả về bạn… vào thẻ.
Thử nhiều kiểu sơn khác nhau: sơn bằng ngón tay, màu nước, màu keo. Xem một tác phẩm của họa sĩ nổi tiếng (chẳng hạn Jackson Pollock hay Van Gogh) và sau đó dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để tập vẽ những bức tranh. Sau đó thử vẽ chân dung cho nhau.
Khoa học
Chơi cùng các thanh nam châm. Đặt một giả thuyết về thanh nam châm sẽ hút hay đẩy những gì, sau đó thực nghiệm để kiểm chứng lại giả quyết. Trả lời câu hỏi có bao nhiêu đồ kẹp giấy sẽ dính vào một thanh nam châm.
Tìm một vài chất lỏng và một vài thứ không phải chất lỏng. Đặt câu hỏi làm thế nào để làm vật cứng biến thành chất lỏng và thử nghiệm với đá viên.
Dùng các bức hình chụp, thảo luận về đặc trưng của một côn trùng (ví dụ như gồm sáu chân, cơ thể chia thành 3 phần,…).Ra ngoài vườn hoặc đến nơi thiên nhiên và quan sát và nghiên cứu những loài côn trùng bạn tìm thấy để bảo đảm chúng thật sự là côn trùng và cho con bạn biết về nó.
Thực phẩm
Làm trái cây và thực phẩm xiên que. Nghĩ đến tất cả những thứ nào có thể xiên vào que và thử ăn thực phẩm xiên que trong một vài ngày.
Ép nước cam. Đặt câu hỏi có thể ép nước những loại trái cây nào? Thử pha chế nhiều loại nước ép khác nhau và nếm thử hoặc xem liệu bạn và bé có thể đoán đúng màu hoặc hương vị của hỗn hợp nước ép mới đó không.
Thu thập tất cả các nguyên liệu và dạy cho con bạn tự làm bánh kẹp. Đặt câu hỏi có thể bỏ những loại thực phẩm nào vào món bánh kẹp? Có thể làm bánh kẹp gì để ăn khuya hoặc ăn sáng.
Nhập vai
Giả làm sông băng phát triển cao lên rồi tan vào đại dương hoặc chảy xuống núi.
Giả bộ đang đi trên thuyền. Dùng muỗng gỗ hoặc chổi quét nhà để làm mái chèo và một tấm chăn hẹp giả làm đáy thuyền.
Dùng giấy vệ sinh phủ bên ngoài giả làm xác ướp Ai Cập.
Toán học
Thu thập một số dụng cụ đo lường cùng nhiều đồ vật khác nhau để tập đo. Đặt câu hỏi dùng dụng cụ nào để đo mỗi món đồ? Điều gì xảy ra nếu dùng sai dụng cụ? (Chẳng hạn đo cây bút chì bằng chiếc muỗng trà v.v…) Những trò chơi giáo dục về toán học sẽ giúp bé tăng cường khả năng tư duy của bé.
Thu thập một trăm vật gì đó. Đặt câu hỏi một trăm có nhiều không? Nếu thu thập 1 ngàn hay 1 triệu thì sao? Cùng thảo luận nếu 100 căn nhà, 100 cọng tóc, 100 bánh burger thì sẽ trông như thế nào v.v…
Xếp nhiều cái tô có kích cỡ khác nhau lại hoặc đo các chiếc ly từ lớn đến nhỏ, sau đó sắp xếp chúng theo nhiều cách.
Văn chương
Đọc thơ về một nhân vật hoạt hình nào đó chẳng hạn chú chuột Jerry trong hoạt hình Tom & Jerry. Hỏi xem con bạn có đứa nào nghĩ chúng có thể ráp lại nên vần không.
Nghĩ ra một số từ không có ý nghĩa (chẳng hạn như xì trum) vàdùng để thay thế từ chính xác khi bạn nói chuyện.
Thăm một vườn cây ăn trái và thưởng thức một vài loại trái cây. Hỏi trẻ thích kiểu vườn cây nào nhất? Đọc cuốn Harvey Potters’s Ballon Farm của Jerdine Nolen. Những thứ buồn cười nào bạn có thể nghĩ ra để “trồng” trong một vườn cây. Hãy nghĩ ra một câu chuyện về nó.
Lưu ý với các trò chơi giáo dục cho bé, bạn nên kiên nhẫn để chơi đùa cùng con.