Có lẽ mẹ nào cũng đã từng thấy bé nhà mình không cho bạn mượn đồ chơi, dù chỉ là một chút xíu thôi. Cho dù mẹ nói thế nào cũng không cho, luôn miệng nói “của con, của con”. Có khi còn xảy ra tranh chấp với các bạn khác nữa. Vậy là sao nhỉ? Con ky bo không thích chia sẻ hay còn lý do nào khác nữa. Và mẹ cần làm gì để cải thiện tình hình. Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Dạy con chia sẻ đồ chơi với bạn
Mục lục
Lắng nghe tiếng lòng con trẻ
Không ép buộc chia sẻ
Tôn trọng ý muốn của trẻ
Vui vẻ ở bên nhau chính là tiền đề của sự chia sẻ
Để cho việc chia sẻ trở nên thú vị
Chọn ra món đồ chơi có thể chia sẻ
Lắng nghe tiếng lòng con trẻ
Hiện tượng trên là kết quả của việc tự ý thức trong lứa tuổi phát triển này (từ 2 đến 3 tuổi). Trẻ đã có thể biết rõ đồ vật nào là của mình, trẻ cho rằng “đồ vật của mình thì người khác không được đụng vào”. Khi được yêu cầu chia sẻ đồ chơi của mình với người khác, trẻ thường cảm thấy rất khó khăn “đồ chơi của mình tại sao phải đưa cho người khác chứ?”. Trẻ còn chưa thể lý giải hoàn toàn được rằng, dẫu cho trẻ có cho các bạn mượn đồ chơi thì quyền sở hữu của món đồ chơi đó cũng không hề thay đổi. Việc trẻ có ý muốn chiếm hữu một món đồ chơi nào đó sẽ khiến trẻ không muốn chia sẻ món đồ đó với người khác.
Ngoài ra, theo những gì mình tìm hiểu, trẻ không hề muốn chia sẻ món đồ chơi của mình với người khác. Mặc dù trẻ đã từng chơi nhiều lần đồ chơi của người khác, nhưng trong ấn tượng của trẻ thì việc xảy ra nhiều hơn chính là việc trẻ cho bạn mượn đồ chơi xong thì bạn thường không muốn trả lại đồ chơi cho trẻ, hơn nữa không muốn trao đổi với trẻ bất cứ món đồ chơi nào. Do vậy, việc trẻ không chịu chia sẻ đồ chơi với bạn khác cũng chưa chắc nói lên trẻ có ky bo hay không.
Khi trẻ tranh giành đồ chơi
Việc chia sẻ đồ chơi với bạn trong giai đoạn này có thể chỉ là mong muốn của cha mẹ mà thôi. Hơn nữa, trẻ càng tiếp xúc nhiều với bạn cùng tuổi thì càng muốn bảo vệ những đồ đạc của mình. Tất nhiên, giữa trẻ con với nhau, cũng không có gọi là tuyệt đối không chia sẻ, những nhân tố như thời gian chơi với bạn dài hay ngắn, đối tượng chơi cùng có phải là người mà trẻ thích chơi hay không, trẻ đang chơi trong nhà mình hay ở bên ngoài, đồ chơi cần chia sẻ là món đồ gì và khi đó tâm trạng trẻ thế nào… đều sẽ ảnh hưởng đến thái độ chia sẻ của trẻ.
Vậy cha mẹ cần làm gì trong những tình huống tranh giành đồ chơi hoặc phải dạy bé chia sẻ đồ chơi với bạn thế nào?
Không ép buộc chia sẻ
Cha mẹ không nên thay trẻ làm chủ việc có chia sẻ đồ chơi hay không. Có đôi khi cha mẹ vì những lễ nghĩa xã giao giữa người lớn mà gợi ý trẻ chia sẻ đồ chơi với bạn, đặc biệt là khi con của đối phương đang rất muốn chơi món đồ chơi của con mình, người lớn sẽ thay trẻ quyết định, đôi khi còn lấy mất món đồ chơi trong tay trẻ. Kết quả là khiến cả đôi bên đều khóc mếu, chẳng ai vui vẻ cả. Hơn nữa, hành động ép buộc của cha mẹ sẽ tạo ra cho trẻ những ảnh hưởng không tốt. Trẻ sẽ không thể hiểu được tại sao cha mẹ lại cướp đi món đồ chơi của mình. “Đồ chơi này không phải của mình sao? Tại sao lại đưa cho người khác?”. Trẻ thậm chí còn cho rằng cho mẹ không yêu mình nữa, và hành động thô bạo đó chính là một cách để trừng phạt. Những điều này đều không có lợi cho việc xây dựng lòng tự tin ở trẻ. Cha mẹ cần biết rằng, tất cả những quyền đối với đồ chơi cũng là một loại quyền, chính là quyền giúp trẻ có thể tự khẳng định bản thân mình.
Tôn trọng ý muốn của trẻ
Nguyên nhân trẻ không muốn chia sẻ đồ chơi của mình với người khác thực chất cũng như nhiều nguyên nhân trẻ muốn chia sẻ. Có thể trẻ không muốn chia sẻ một số món đồ chơi nhất định, đặc biệt là những đồ chơi mới hoặc những món đồ chơi an ủi. Có thể trẻ không chia sẻ đồ chơi với bạn này mà thôi. Có thể hiện giờ tâm trạng của trẻ không được tốt… Cách tốt nhất là để trẻ tự giải quyết, người lớn không nên tham gia. Có thể giữa trẻ con với nhau sẽ xảy ra việc tranh cướp đồ chơi, nhưng việc đó cũng có thể giúp trẻ tăng thêm kinh nghiệm giao tiếp giữa người với người.
Tôn trọng ý muốn của trẻ
Vui vẻ ở bên nhau chính là tiền đề của sự chia sẻ
Trẻ có khả năng sẽ chia sẻ đồ chơi với người khác, những việc chia sẻ cần phải được xây dừng trên cơ sở lòng tin. Sự tín nhiệm này đòi hỏi một thời gian dài mới có thể xây dựng được. Thông thường, thời gian ở bên đối tượng mà trẻ thích tương đối dài thì sau một thời gian cùng chơi với nhau, sự chia sẻ mới tự nhiên phát sinh. Nếu ở trong nhà của mình, thì trẻ càng dễ dàng chia sẻ với người khác, bởi trước tiên trẻ đã biết được “địa bàn” này là của trẻ, trong một môi trường mà trẻ có thể khống chế được, thời gian ở bên nhau vui vẻ, trẻ sẽ đồng ý “chiêu đãi khách”. Nhưng đối với những món đồ chơi trẻ đặc biệt yêu thích thì trẻ sẽ không dễ dàng chia sẻ. Ví dụ trong đống đồ chơi xếp gỗ của trẻ, có thể trẻ sẽ đặc biệt thích khối tròn màu đỏ. Thông thường cha mẹ có thể phát hiện ra món đồ chơi mà trẻ muốn độc quyền sở hữu. Đối với những món đồ chơi đó, cha mẹ không nên góp ý chia sẻ. Nếu xảy ra sự xung đột, cha mẹ tốt nhất nên giúp trẻ giải thích.
Đối với những đối tượng chia sẻ, lần trước có thể trẻ đã vui vẻ chơi cùng nhưng lần này thì không nhất định như vậy, đậy chính là đặc điểm của trẻ, bởi việc giao tiếp giữa trẻ con với nhau hoàn toàn là phụ thuộc vào sự việc chứ không phụ thuộc vào con người. Do đó trẻ ở độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi thực tế rất khó để cố định, cha mẹ cũng không nên quá cưỡng ép trẻ.
Cùng vui chơi nào
Để cho việc chia sẻ trở nên thú vị
Lúc bình thường cha mẹ có thể đem lại cho trẻ những trải nghiệm thú vị về việc chia sẻ. Ví dụ như khi chia đồ ăn hay đồ chơi có thể nói “con một cái, mẹ một cái” hoặc “con chơi một lát, mẹ chơi một lát, bố chơi một lát”. Như vậy, trẻ sẽ nhìn nhận quá trình chia sẻ như một trò chơi thú vị chứ không phải là sự uy hiếp với quyền sở hữu của trẻ với món đồ chơi đó nữa.
Chọn ra món đồ chơi có thể chia sẻ
Trước khi cha mẹ ra ngoài, hãy cùng với trẻ chọn ra một món đồ chơi mà trẻ cho rằng có thể cùng chia sẻ với người khác. Khi hai bên đều có đồ chơi mới thì mới dễ dàng thực hiện việc chia sẻ. Đặc biệt khi bạn đưa trẻ đến nhà người khác chơi, việc đem theo một món đồ chơi như vậy sẽ khiến con của chủ nhà vui vẻ đồng ý chia sẻ đồ chơi với trẻ hơn.
Vài điều chia sẻ, hy vọng sẽ giúp các mẹ gỡ rối được phần nào trong những lúc tranh giành đồ chơi của trẻ.