Căn bếp không chỉ là nơi tạo ra những món ăn hấp dẫn mà còn là nơi cho trẻ nhiều trải nghiệm để hoàn thiện mình. Vậy tại sao cha mẹ không thử vào bếp cùng con?
Nhiều phụ huynh e ngại chuyện vào bếp cùng con bởi trẻ nhỏ hiếu động sẽ khiến mọi thứ “rối tung” hay các dụng cụ trong bếp có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Thực chất, chỉ cần bạn biết cách giúp con cảm thấy thích thú với các dụng cụ hay nguyên liệu trong bếp thì chuyện vào bếp cùng con sẽ rất đơn giản và mang lại nhiều lợi ích, giúp trẻ trưởng thành.
Vào bếp cùng con để hiểu con hơn
Vào bếp cùng con tạo nên sự gần gũi, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Quan sát những hành động, lắng nghe những thắc mắc của con, chúng ta sẽ hiểu thêm những suy nghĩ, tính cách của trẻ đồng thời khám phá ra những khả năng đặc biệt của con. Sự hứng thú đối với một món ăn hay vật dụng bất kì chính là yếu tố không nhỏ khẳng định năng lực tư duy của trẻ. Bạn sẽ nhận ra đâu là món ăn, màu sắc mà trẻ yêu thích, đâu là mối quan tâm thực sự của trẻ.
Vào bếp cùng con là để hiểu con hơn
Thay vì một mình bận rộn trong căn bếp và để con tự tìm niềm vui với game hay những bộ phim hoạt hình, hãy kéo con vào bếp cùng bạn. Việc trò chuyện cùng con trong lúc nấu ăn là nhịp cầu nối tư duy và cảm xúc của phụ huynh và trẻ nhỏ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chuyện bếp núc: Sức hút khi đàn ông vào bếp
Vào bếp cùng con giúp trẻ học tập những kỹ năng cần thiết
Căn bếp là một thế giới nhỏ giúp trẻ học được những kỹ năng đơn giản đầu tiên. Từ việc phân biệt nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu đến việc dọn dẹp sau khi nấu nướng. Ở độ tuổi dậy thì, nhiều trẻ cảm thấy ngao ngán với những công việc này. Chính vì vậy, hãy tập cho trẻ quen với công việc và dụng cụ bếp từ khi còn nhỏ. Sự hiếu kỳ ở độ tuổi dưới 13 giúp trẻ thích thú và hăng say hơn trong quá trình học tập. Tuy nhiên, đừng quá khắt khe với trẻ. Bởi trẻ con thường ưa ngọt nên chúng ta cần phương pháp dạy dỗ nhẹ nhàng để trẻ có thể vừa học vừa chơi và cảm thấy hứng thú trong những lần vào bếp sau đó.
Vào bếp cùng con để rèn luyện cho con những kỹ năng cần thiết
>>> Có thể bạn quan tâm: Phụ nữ vào bếp – không đơn thuần là chuyện nấu ăn
Kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình vào bếp
Ẩm thực là một thế giới đầy sáng tạo, ngay trong căn bếp gia đình, các bệnh phụ huynh có thể phát hiện, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. Mỗi đứa trẻ có một tư duy khác nhau về phương diện hình ảnh. Ở thế giới đầy màu sắc của rau củ quả, của các món ăn, hãy để trẻ tự thể hiện tư duy thẩm mỹ của mình bằng cách cho trẻ tự chọn đĩa bày thức ăn và để trẻ tự trang trí món ăn. Sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ chắc chắn sẽ khiến chúng ta bất ngờ.
Vào bếp cùng con để khám phá và kích thích khả năng sáng tạo của trẻ
Đừng cách ly dao sắc, đừng để những lo lắng “xót con” vào tâm trí khi vào bếp cùng con. Bạn càng bao bọc, đứa trẻ của bạn sẽ càng dễ sợ ahxi và non nớt. An toàn hay không là do cách mà các bậc phụ huynh hướng dẫn con khi vào bếp. Hãy cho con biết cần cẩn thận với những vật dụng nào và sử dụng thế nào cho không bị thương.
Đừng ngại vào bếp cùng con, hãy để căn bếp là nơi đầu tiên giúp con tự hoàn thiện mình và dần trưởng thành với những kỹ năng cần thiết.