Sự tự tin vô cùng quan trọng đối với hạnh phúc, sức khỏe và thành công trong tương lai của mỗi đứa trẻ. Khi những áp lực từ trách nhiệm, bạn bè, sự thất vọng, thách thức, kể cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực thì những đứa trẻ tự tin sẽ ứng phó thuận lợi hơn. Thật tuyệt vời nếu chúng ta có thể giúp trẻ lớn lên với lòng tự tin trong cuộc sống.
Xây dựng sự tự tin của trẻ không phải là một nhiệm vụ đáng sợ hay phức tạp và sau đây là những chiến lược hiểu quả để bắt đầu thúc đẩy sự tự tin của trẻ mà cha mẹ cần thực hiện ngay từ ngày hôm nay.
1.Tham gia chơi cùng với trẻ
Tham gia vào hoạt động của trẻ với thông điệp rằng trẻ quan trọng và xứng đáng với thời gian của cha mẹ. Trong thời gian chơi, cha mẹ có thể cùng bắt đầu hoặc chọn hoạt động cũng như dẫn dắt trẻ thực hiện hoạt động chơi theo trí tưởng tượng của trẻ. Khi cha mẹ tham gia và thể hiện sự thích thú với một hoạt động do trẻ dẫn dắt, đứa trẻ cảm thấy mình có giá trị và hoàn thành tốt hoạt động đó.
Là một giáo viên dạy trẻ nhỏ cũng có thể thực hiện chiến lược này trong lớp học.
2.Thực hành trò chuyện tích cực với trẻ
Những thông điệp mà trẻ được nghe về bản thân từ mọi người xung quanh dễ dàng chuyển thành cảm nhận của trẻ về bản thân: “Tôi không thể làm được điều này,”, “Tôi thật là tệ ” hoặc sự nhận xét từ người lớn: “Thằng bé nhìn có vẻ rất quậy?”, “ Con thật lười biếng”. Khi trẻ nghe thấy những thông điệp tiêu cực, điều đó sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ. Cha mẹ cần làm mẫu và dạy trẻ những câu khẳng định tích cực: “ Tôi sẽ làm được”, “Thật tuyệt vời! Con đã hoàn thành tốt công việc”.
3.Giao cho trẻ những “nhiệm vụ đặc biệt” phù hợp với lứa tuổi
Ngoài những công việc nhà và công việc trong lớp, hãy giao cho trẻ những “nhiệm vụ đặc biệt” để giúp trẻ cảm thấy mình có ích, có trách nhiệm và có năng lực. Sử dụng từ “đặc biệt” giúp trẻ tăng cường sự tự tin hơn.
Trong gia đình, những nhiệm vụ đặc biệt này có thể bao gồm chăm sóc thú cưng hoặc giúp đỡ em nhỏ hơn khi cần thiết, trở thành “trợ lý” nấu ăn của cha mẹ. Trong lớp học, trẻ có thể giúp trang trí lớp học, tưới cây, tẩy bảng, v.v.
4.Tập trung cải thiện vào sự tự tin của chính cha mẹ
Đây không phải là bước cha mẹ có thể hoàn thành trong một sớm một chiều, nhưng nó là một trong những bước cần thiết nhất trong danh sách này.
Khi cha mẹ nỗ lực vào công việc hằng ngày ( nấu ăn, dọn dẹp, rửa xe,…), cha mẹ đang làm một tấm gương tốt. Trẻ học cách nỗ lực làm bài tập về nhà, dọn dep đồ chơi hoặc dọn dẹp phòng học.
Cha mẹ là hình mẫu đầu tiên và tốt nhất của trẻ, vì vậy hãy dành thời gian để cảm nhận sự tự tin của chính cha mẹ nếu cần. Bắt đầu bằng cách đưa ra những nhận xét tích cực về bản thân và những người khác khi có sự hiện diện của trẻ.
Giáo viên cũng nên tránh phê bình và luôn làm gương cho học sinh.
5.Tập trung vào điểm mạnh, những sở thích đặc biệt của trẻ
Chú ý đến những gì trẻ làm tốt và thích thú. Đảm bảo rằng trẻ có cơ hội phát triển những điểm mạnh này. Tập trung nhiều vào điểm mạnh hơn là điểm yếu nếu cha mẹ muốn giúp trẻ cảm thấy hài lòng về bản thân.
Cố gắng cho trẻ tham gia nhiều hoạt động khác nhau và khuyến khích trẻ khi trẻ tìm thấy điều mà trẻ thực sự yêu thích. Những đứa trẻ có niềm đam mê đặc biệt, cảm thấy tự hào về khả năng của mình và có nhiều khả năng thành công trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Những sở thích đặc biệt có thể đặc biệt hữu ích đối với những trẻ khó hòa nhập ở trường và cha mẹ cũng có thể giúp trẻ tận dụng sở thích của mình để kết nối với những đứa trẻ khác. Ví dụ, nếu con trai của cha mẹ thích vẽ nhưng hầu hết các bạn nam trong lớp đều thích hoạt động thể thao, hãy khuyến khích trẻ vẽ các môn thể thao. Hoặc trẻ có thể tập hợp một cuốn sách gồm các tác phẩm nghệ thuật của mình và cho cả lớp xem.
6.Động viên trẻ cho lời khuyên hoặc ý kiến của trẻ
Cha mẹ động viên trẻ cho lời khuyên hoặc ý kiến của trẻ về các tình huống phù hợp với lứa tuổi để thể hiện rằng cha mẹ coi trọng trẻ và ý tưởng của trẻ.
Điều này giúp trẻ xây dựng sự tự tin bằng cách chứng minh rằng đôi khi ngay cả người lớn cũng cần sự giúp đỡ và yêu cầu được giúp đỡ. Sự tự tin lớn dần lên khi trẻ thấy rằng những gì trẻ làm có ý nghĩa quan trọng với mọi người.
7.Hãy để trẻ nghe được điều tích cực của trẻ khi cha mẹ nói với người khác
Một cách nhanh chóng và dễ dàng khác để tăng cường sự tự tin của trẻ là “vô tình” để trẻ nghe thấy cha mẹ khen ngợi những thành tích và nỗ lực tuyệt vời của trẻ với người khác .
Trẻ em đôi khi nghi ngờ khi chúng ta trực tiếp khen ngợi trẻ, nhưng khi nghe cha mẹ lặp lại lời khen này với người khác khiến điều trẻ được nghe trở nên tin cậy hơn (và thậm chí có ý nghĩa hơn).
8.Dành thời gian “đặc biệt” cùng nhau
Tình yêu thương và sự chấp nhận là yếu tố quan trọng của sự tự tin và giá trị bản thân, vì vậy cha mẹ nên dành thời gian “chất lượng”cho trẻ để chứng tỏ rằng trẻ có giá trị. Đưa con đi chơi, ăn tối cùng nhau, chơi trò chơi hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác cho phép cha mẹ và trẻ tận hưởng thời gian bên nhau.
Giáo viên có thể giúp trẻ cảm thấy được sự yêu mến và chấp nhận bằng cách tìm hiểu sở thích của học sinh và đưa ra các cuộc trò chuyện cá nhân với từng trẻ, chẳng hạn như “Triết ơi! Trận bóng hôm qua của con thế nào?” hoặc, “Minh! Thầy nghĩ con sẽ thích cuốn sách về khủng long.”
9.Khen ngợi trẻ đúng cách
Khi cha mẹ khen trẻ bằng lời khen ngợi đôi khi không mang lại hiệu quả, nhưng khen trẻ đúng cách chắc chắn có thể xây dựng lòng tự trọng của trẻ.
Dành cho trẻ những lời khen ngợi chân thành, cụ thể, tập trung nhiều vào nỗ lực hơn là kết quả kết quả A) hoặc vào các khả năng cố định (như trí thông minh)
Thay vào đó, hãy dành phần lớn lời khen ngợi cho nỗ lực, sự tiến bộ và thái độ của trẻ. Ví dụ: “Con đang làm việc thật chăm chỉ cho kế hoạch này”, “Con ngày càng giỏi hơn trong các bài kiểm tra chính tả” hoặc, “Mẹ tự hào về con vì tất cả sự nỗ lực của con trong kỳ thi piano này ” Với cách khen ngợi này, trẻ sẽ nỗ lực vào mọi việc, hướng tới mục tiêu và cố gắng. Khi trẻ làm được điều đó, trẻ có nhiều khả năng thành công hơn.