10+ NGUYÊN NHÂN TRẺ BIẾNG ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ MẸ NÊN BIẾT
Chứng biếng ăn ở trẻ không còn xa lạ với các ông bố bà mẹ có con nhỏ. Đây là tình trạng trẻ nhỏ giảm hoặc mất đi cảm giác thèm ăn khiến cơ thể không đủ năng lượng và nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển trí não và thể chất. Nếu chứng biếng ăn ở trẻ kéo dài có thể gây nên những hậu quả xấu đối với sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy bé có dấu hiệu biếng ăn mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách điều trị kịp thời.
Menu xem nhanh
1. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Rất nhiều bà mẹ than phiền rằng bé yêu nhà mình biếng ăn, không chịu ăn và thường xuyên bỏ bữa. Thế nhưng không phải ai cũng biết những nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ. Dưới đây là 10+ nguyên nhân biếng ăn phổ biến mà các mẹ có thể tham khảo:
1.1. Người mẹ khi mang thai thiếu ăn
Nhiều bà mẹ trong quá trình mang thai có chế độ dinh dưỡng kém hoặc ốm nghén quá nặng nề khiến thức ăn không hấp thụ được vào cơ thể. Lúc này sẽ khiến các bé khi sinh ra có thể gặp phải chứng biếng ăn bẩm sinh.
1.2. Khẩu phần ăn thiếu cân đối hoặc ăn dặm quá sớm
Nhiều bà mẹ không tìm hiểu kỹ khẩu phần ăn cần thiết và đủ dinh dưỡng cho con theo lứa tuổi làm cho con không hấp thụ được nhiều. Đôi khi có nhiều bà mẹ thay vì cho con bú sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu lại cho bé ăn dặm quá sớm. Lúc này phần lợi và nướu của bé chưa thích hợp để sử dụng thức ăn có thể gây nên chứng biếng ăn cho trẻ.
1.3. Thực đơn món ăn nhàm chán
Trẻ nhỏ rất tò mò và thích thú với những điều mới lạ. Kể cả thức ăn cũng vậy. nếu từ tuần này qua tuần khác mẹ chỉ cho bé ăn cùng 1 loại thực đơn mà không có sự thay đổi hoặc lược bỏ những món ăn không thích sẽ khiến bé ghét bữa ăn và không muốn ăn.
1.4. Món ăn không hợp khẩu vị của bé
Mẹ quá quan trọng vào chế độ dinh dưỡng mà ép các bé ăn liên tục một loại thức ăn khiến trẻ không thích, không muốn ăn hoặc không hợp khẩu vị khiến bé sợ thức ăn và dần dần chứng biếng ăn được hình thành.
1.5. Trẻ không tiêu hóa hết thức ăn
Việc ăn quá nhiều bữa trong một ngày và lượng thức ăn của bữa phụ nhiều sẽ khiến trẻ không kịp tiêu hóa cho bữa ăn chính. Lúc này lượng thức ăn chưa tiêu hóa hết sẽ khiến cho bé mang cảm giác no mà từ chối bất cứ thức ăn nào mà mẹ muốn bé ăn.
1.6. Sai lầm trong chế biến món ăn
Trẻ nhỏ thường có khẩu vị không giống người lớn. Vì vậy, khi chế biến món ăn nếu các bà mẹ cho quá nhiều gia vị cũng sẽ khiến bé khó chịu khi ăn. Lúc này, các mẹ cần chú ý khi chế biến thực phẩm giúp con ăn uống ngon miệng hơn.
1.7. Thay đổi sinh lý hoặc mắc bệnh
Sức khỏe kém làm trẻ chán ăn biếng ăn là một tình trạng không hề hiếm gặp. Các bệnh mà trẻ có xu hướng trở nên biếng ăn thường là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, tai, mũi, họng. Các bệnh này có thể khiến trẻ trở nên đau đớn ở răng, họng, tai gây khó khăn trong việc ăn uống. Bệnh về đường tiêu hóa khiến chức năng tiêu hóa kém làm trẻ không muốn ăn và sợ ăn. Bên cạnh đó, nếu trẻ vừa được đi tiêm các loại vacxin phòng bệnh về trẻ cũng có xu hướng biếng ăn và không thích ăn.
1.8. Thói quen cho trẻ ăn của cha mẹ
Vì muốn con em mình khỏe mạnh, ăn đủ bữa hoặc là do tâm lý quá nuông chiều con cái mà đôi khi chính bậc làm cha mẹ lại khiến bé xảy ra tình trạng biếng ăn. Khi bé không chịu ăn, cha mẹ dụ con ăn bằng cách mua đồ chơi, cho tiền hoặc dẫn đi rong…Điều này dẫn đến tâm lý ở trẻ đó là chỉ cần quấy khóc không ăn cơm, bỏ bữa là sẽ đạt được mục đích của mình. Việc đó xảy ra nhiều lần sẽ trở thành thói quen cho trẻ và khiến trẻ không còn muốn ăn nữa.
Không chỉ vậy, vì còn nhỏ nên chỉ cần bé kêu đói một vài bà mẹ sẽ cho bé ăn mà không quan tâm đến thời gian đến bữa chính bé sẽ không ăn bởi bé nghĩ sẽ không cần ăn cũng được. Điều này cũng có thể trở thành nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ.
1.9. Trẻ biếng ăn do dùng thuốc
Khi trẻ gặp phải một bệnh lý nào đó và phải sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh cũng có thể khiến các bé mất đi cảm giác ngon miệng. Lâu dần tình trạng này gây nên chứng biếng ăn ở trẻ.
1.10. Yếu tố tâm lý
Nguyên nhân này xuất hiện chủ yếu do các bậc phụ huynh thường xuyên ép con ăn quá mức, quát nạt và dọa dẫm ăn những món ăn mà trẻ sợ hoặc là không muốn ăn. Lâu dần sinh ra tâm lý sợ hãi khi đến bữa ăn gây nên chứng biếng ăn.
1.11. Trẻ biếng ăn do ăn vặt quá nhiều
Không ít bà mẹ nghĩ rằng cho bé ăn vặt sẽ giúp con bù lại nguồn năng lượng không dung nạp đủ ở bữa chính mà không biết rằng đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng biếng ăn ở trẻ trở nên khó kiểm soát hơn. Các loại đồ ăn vặt thường được các bé yêu thích nhưng lại mang lại ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy các thực phẩm này cũng không có đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần thiết. Khi mẹ cho bé ăn quá nhiều trẻ sẽ không còn hứng thú với các bữa ăn chính và khiến trẻ biếng ăn hơn.
2. Hậu quả khi trẻ bị biếng ăn
Chứng biếng ăn ở trẻ tuy thường gặp và dễ điều chỉnh nhưng nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nên những hậu quả không ngờ. Một vài ảnh hưởng có thể tác động đến sức khỏe cũng như tâm sinh lý của trẻ khi gặp phải tình trạng biếng ăn như:
- Thứ nhất, những áp lực tâm lý khi bị bố mẹ ép ăn sẽ khiến trẻ cảm thấy bữa ăn như một trận chiến và càng bài xích mỗi khi đến bữa.
- Thứ hai, biếng ăn gây nên tình trạng dinh dưỡng nạp vào cơ thể bé bị thiếu hụt khiến khả năng tăng trưởng về chiều cao và cân nặng sẽ kém dần đi. Lúc này các mẹ có thể nhận thấy bé thấp và ốm yếu hơn so với các bạn đồng trang lứa.
- Thứ ba, biếng ăn còn làm cho hệ miễn dịch của trẻ kém phát triển khiến trẻ dễ lây nhiễm các loại virus gây bệnh.
- Thứ tư, biếng ăn còn mang lại hai hậu quả nghiêm trọng hơn cả đó là trí não của trẻ dẫn trở nên chậm phát triển và sụt giảm EQ. Các hậu quả này thực sự nguy hiểm cho trẻ.
Vậy nên cha mẹ cần quan tâm đến trẻ hơn để nhận thấy bất cứ một sự thay đổi khác lạ nào ở trẻ để kịp thời xử lý những rắc rối này tạo điều kiện cho con yêu phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
3. Cách khắc phục trẻ biếng ăn cha mẹ cần biết
Để khắc phục được chứng biếng ăn cho trẻ, các vị phụ huynh có thể áp dụng một vài cách dưới đây:
3.1. Tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ
Đầu tiên, các vị phụ huynh không nên quá lo lắng mà việc nên làm trước hết đó là tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây nên tình trạng này ở bé. Tùy thuộc vào nguyên nhân nào gây nên để có phương hướng điều trị phù hợp nhất.
3.2. Không nên ép trẻ ăn
Việc ép buộc bé ăn không những không mang lại kết quả tốt mà còn tạo áp lực cho con. Vì vậy, thay bằng sự ép buộc bố mẹ có thể bắt đầu bắt các món ăn mà trẻ yêu thích kết hợp cùng các loại thực phẩm khác để hướng dẫn bé ăn uống đúng cách.
3.3. Tạo cho bé thực đơn hấp dẫn
Một thực đơn quen thuộc và nhàm chán cũng khiến bé không muốn đụng đến thức ăn mỗi khi đến bữa. Cho nên, để có thể giúp con ăn uống ngon miệng hơn các bà mẹ có thể ghi nhớ những sở thích của bé để tạo hình cho các món ăn thêm đặc sắc. Ví dụ như nếu bé là con trai đồ ăn mang phong cách người nhện có thể giúp bé hào hứng hơn, đối với con gái, trang trí bữa ăn có hình công chúa chẳng hạn cũng có thể giúp bé muốn ăn hơn. Các bạn cũng nên đưa bé vào bếp, cùng bé chuẩn bị bữa ăn gây kích thích cơn đói bụng làm tăng khả năng ăn uống cho trẻ.
3.4. Nên để con “được đói”
Việc để con đói sau đó khi đến bữa bé sẽ muốn ăn hơn cũng là một cách giúp mẹ trị chứng biếng ăn của trẻ. Tình trạng dùng đồ ăn vặt trước bữa ăn là điều cấm kỵ. Bạn nên giúp trẻ vận động để có thể tiêu hao năng lượng, giúp bé đói. Sau đó mẹ chỉ việc chuẩn bị những thực phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ, lúc này bé sẽ hứng thú hơn khi ăn uống và lượng dinh dưỡng cũng được dung nạp tốt hơn.
3.5. Thiết lập quy tắc trên bàn ăn
Với bữa ăn, mẹ nên đưa ra cho bé quy tắc 3 KHÔNG, đó là: Không tivi – không đồ chơi – không đi rong. Bé cần tập trung vào bữa ăn, ngồi ăn đúng tư thế trong một khoảng thời gian vừa phải. Bên cạnh đó, việc mẹ khuyến khích bé khi bé tự giác, độc lập trong ăn uống cũng là một điều vô cùng cần thiết.
3.6. Chú ý đến sức khỏe của trẻ
Kiểm tra sức khỏe của bé thường xuyên là việc làm cần thiết đối với mẹ. Để kịp thời phát hiện nếu bé gặp các chứng bệnh khiến bé lười ăn, biếng ăn. Mẹ phải để ý lịch tiêm định kỳ cho trẻ để giúp trẻ ngăn ngừa các loại bệnh.
3.7. Giúp con có một không khí thoải mái trong bữa ăn
Các mẹ hãy cố gắng kiềm chế cơn nóng giận của mình, thay vì các tiếng quát tháo la mắng hay ép buộc bé mẹ nên nhẹ nhàng với trẻ để con có một tâm lý thoải mái hơn khi dùng bữa.
3.8. Bổ sung các loại dưỡng chất cho bé giúp bé khắc phục chứng biếng ăn
Biếng ăn ở trẻ khiến trẻ thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng. Cho nên việc bổ sung lại các chất dinh dưỡng cho trẻ là một điều tất yếu. Mẹ nên bổ sung các thành phần như kẽm, lysine, Vitamin nhóm B sẽ giúp trẻ trở nên ngon miệng, tăng hấp thu, hệ thống miễn dịch và tăng trưởng cả chiều cao của trẻ. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thực phẩm chức năng như cốm vi sinh, siro, men vi sinh, men tiêu hóa, sữa cao năng lượng vừa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ vừa khắc phục tình trạng biếng ăn giúp bé thèm ăn và đủ dưỡng chất.
Trẻ biếng ăn, tới 70% nguyên nhân xuất phát từ việc hệ tiêu hóa của con gặp vấn đề như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, nôn trớ… Để giải quyết vấn an toàn, hiệu quả, không cần dùng thuốc, cha mẹ nên tham khảo sử dụng men vi sinh hoàn toàn từ tự nhiên có chứa đủ thành phần vi khuẩn có lợi Probiotic và chất xơ hòa tan Prebiotic, đặc biệt sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ bao kép Lab2Pro. Việc bổ sung men vi sinh có đầy đủ thành phần lợi khuẩn và chất xơ hòa tan sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ luôn được cân bằng, nhờ đó hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giải quyết được mọi nguyên nhân biếng ăn và các vấn đề về hệ tiêu hóa gây nên.
Chăm sóc trẻ biếng ăn không phải là một vấn đề đơn giản. Vì vậy, trước khi tìm hiểu các biện pháp giúp bé khôi phục tình trạng ăn uống ba mẹ nên hiểu rõ các nguyên nhân gây nên chứng biếng ăn ở trẻ để có cách khắc phục nhanh chóng và dễ dàng. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang lại những thông tin cần thiết nhất đến các phụ huynh có trẻ gặp phải chứng biếng ăn.