1. Cha mẹ kiểm soát nguồn thực phẩm dự trữ trong gia đình
Mặc dù trẻ sẽ làm bạn thấy khó chịu khi dường như yêu thích những loại thực phẩm kém dinh dưỡng, tuy nhiên bạn mới là người quyết định sẽ mua loại thực phẩm nào và khi nào thì sử dụng chúng. Bạn cũng nên chịu trách nhiệm về những loại thực phẩm sẽ thường xuyên dự trữ trong nhà. Vì trẻ sẽ ăn, uống những gì có sẵn trong tủ lạnh, hoặc tủ đồ ăn. Nếu món ăn vặt yêu thích của trẻ không đáp ứng đủ yêu cầu về dinh dưỡng, thỉnh thoảng bạn vẫn nên mua chúng để trẻ không cảm thấy quá thiếu thốn.
Kiểm soát nguồn thực phẩm dự trữ trong gia đình. Ảnh Internet
2. Từ những loại thực phẩm bạn đề xuất, trẻ sẽ phải chọn sẽ ăn loại nào hoặc không ăn gì cả
Trong nguyên tắc ăn uống , bạn cũng nên lưu ý rằng, trẻ cũng nên được có ý kiến về việc ăn uống. bạn hãy lên lịch các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ. Sau đó từ những loại thực phẩm, đồ ăn mà bạn đề xuất, hãy để trẻ chọn món trẻ thích và số lượng trẻ muốn ăn. Việc này trong có vẻ quá tự do cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn luôn duy trì nguyên tắc số 1 ở trên, thì trẻ sẽ luôn chọn những món ăn mà bạn đã mua, chế biến và phục vụ.
Đề xuất cho trẻ lựa chọn thực phẩm. Ảnh Internet
3. Hãy đóng cửa “câu lạc bộ đĩa trống”
Hãy để trẻ được dừng ăn khi con đã cảm thấy no. Rất nhiều bậc cha mẹ thường áp dụng quy tắc “chiếc đĩa trống” đối với trẻ, và thường cố gắng làm cho trẻ ăn hết khẩu phần của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến trẻ không được lắng nghe cơ thể mình khi con đã thấy đủ. Khi trẻ đã thấy no, con thường sẽ không muốn ăn thêm. Vì vậy nếu ép trẻ, bạn sẽ khiến con dễ dàng bị chán hoặc sợ ăn. Tôn trong trẻ trong ăn uống cũng là một trong những nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.
Không nên áp dụng quy tắc "chiếc đĩa trống" ép buộc trẻ phải ăn hết đĩa thức ăn. Ảnh Internet
4. Hãy bắt đầu áp dụng nguyên tắc về ăn uống ngay khi trẻ còn nhỏ
Sở thích về ăn uống thường hình thành rất sớm, thậm chí khi trẻ còn ở giai đoạn sơ sinh. Khi bắt đầu cho con tiếp xúc với đồ ăn, bạn hãy kiên nhẫn cho con thử một món ăn mới một vài lần đến khi con chấp nhận nó. Bạn không nên ép trẻ ăn mà hãy cho con thử một vài miếng nhỏ trước. Nếu trẻ từ chối, hãy thử lại vào một bữa khác.
Áp dụng nguyên tắc về ăn uống ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Ảnh Internet
5. Hãy thiết lập lại thực đơn của trẻ
Không phải lúc nào trẻ cũng chỉ thích ăn pizza, hambuger, xúc xích, mì ống hay phô mai. Khi cho trẻ ăn ở ngoài, bạn hãy khuyến khích con thử những món khác và bạn sẽ ngạc nhiên vì trẻ cũng rất thích được trải nghiệm . Bạn cũng có thể cho con thử món của bạn, hay gọi một món khai vị cho con nếm thử.
Cho trẻ trải nghiệm các món ăn khác nhau. Ảnh Internet
6. Hãy kiểm soát lượng calories từ đồ uống của con
Soda và nước ngọt thường chứa nhiều calories rỗng không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Đối với trẻ em thì nước và sữa là hai loại đồ uống tốt nhất. Bạn cũng có thể cho con uống nước trái cây ( nước ép từ trái cây 100%, không phải nước trái cây chế biến sẵn), nhưng không nên quá nhiều. Một lượng 120-180 ml/ ngày là đủ đối với trẻ độ tuổi mầm non.
Kiểm soát calories từ thức uống của trẻ. Ảnh Internet
7. Hãy để đồ ngọt ở một vị trí hợp lý
Bạn có thể cho trẻ ăn đồ ngọt ở một số dịp đặc biệt (như sinh nhật, đám cưới, giáng sinh…). Nhưng đừng biến đồ ngọt thành động lực để trẻ chịu ăn món chính. Khi món tráng miệng trở thành phần thưởng cho bữa tối, thì những chiếc bánh ngọt sẽ được trẻ đánh giá cao hơn bông cải xanh. Đối với các món ăn dành cho trẻ, bạn hãy cố gắng thật trung lập.
Đừng biến đồ ngọt thành động lực để trẻ chịu ăn món chính. Ảnh Internet
8. Hãy đừng để đồ ăn thay thế tình yêu
Hãy dùng những cách khác để thể hiện tình yêu của bạn thay vì dùng đồ ăn làm phần thưởng cho trẻ. Vì khi bị cách này ảnh hưởng, trẻ có thể dùng đồ ăn để đối phó với áp lực hoặc sự thay đổi cảm xúc. Bạn hãy thường xuyên ôm trẻ, khen ngợi và dành thời gian cho trẻ thay vì dùng đồ ăn để đối xử với con.
Đừng dùng đồ ăn làm phần thưởng cho trẻ. Ảnh Internet
9. Hãy trở thành tấm gương cho trẻ
Trong gia đình, trẻ thường sẽ nhìn theo và bắt chước những gì người lớn làm. Về vấn đề ăn uống cũng vậy. Bạn hãy ăn uống lành mạnh để làm gương cho trẻ. Khi dạy trẻ những thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe, bạn hãy thực hiện trước để làm ví dụ cụ thể cho con. Hãy chọn những thực phẩm và những món ăn vặt giàu dinh dưỡng, hãy ăn tại bàn ăn và đừng bỏ bữa.
Cha mẹ nên ăn uống lành mạnh để làm gương cho trẻ. Ảnh Internet
10. Hãy giới hạn thời gian xem ti vi và máy tính của trẻ
Khi giới hạn thời gian xem ti vi và máy tính của trẻ, bạn đã giúp con hạn chế thời gian thụ động đồng thời tăng cường các hoạt động thể chất. Từ đó trẻ tiêu hao nhiều năng lượng hơn, giảm nguy cơ bị béo phì . Bên cạnh đó khi trẻ hoạt động nhiều, tinh thần sẽ thoải mái hơn, nhờ vậy việc ăn uống sẽ trở nên vui vẻ hơn.
Giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ, khuyến khích trẻ hoạt động thể chất để tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Ảnh Internet
Với việc vận dụng 10 nguyên tắc dinh dưỡng trên vào cuộc sống và bữa ăn hàng ngày, các cha mẹ sẽ giúp trẻ sớm hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, với chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đây sẽ là nền tảng quan trọng giúp con phát triển tốt không những về sức khỏe mà còn về lối sống trong tương lai. Các cha mẹ hãy cố gắng duy trì và thực hiện cùng con nhé.
Theo Kids Health