1. Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé bị táo bón
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể, nhất là ở các bé bị táo bón. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cần phù hợp cho từng trẻ như:
1.1. Hiệu chỉnh chế độ ăn của mẹ khi bé bị táo bón
Ở trẻ bú mẹ hoàn toàn, thì chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới trẻ. Mẹ bổ sung ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều chất đạm, ăn đồ cay nóng,…là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị táo bón. Do đó, mẹ cần lưu ý chế độ ăn như sau:
Nguyên tắc 1: Bổ sung các loại rau và hoa quả nhiều chất xơ cho mẹ
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Bởi chất xơ có tác dụng đẩy nhanh các chất thải ra ngoài ống tiêu hoá, đồng thời giảm thời gian vận chuyển trong ruột già, tăng khối lượng phân và tăng lượng nước trong phân giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.
Chính vì vậy, mẹ nên ăn nhiều trái cây (táo, lê, cam, bơ, đu đủ, xoài, táo,…) chế biến thành nước ép để bổ sung chất xơ cho con.
Mẹ có thể lựa chọn nhiều loại rau có hàm lượng xơ cao và dễ tiêu. Có thể kể đến như súp lơ, bắp cải, su su, rau ngót, rau mồng tơi, rau dền, bí đỏ, …
Nguyên tắc 2: Mẹ cần bổ sung đủ thể tích nước mỗi ngày
Nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, thiếu nước cũng là nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ sơ sinh…..
Một ngày mẹ nên uống 2-3 lít nước bao gồm cả nước, sữa và nước trái cây để đảm bảo cung cấp đủ nước cho bé.
Nguyên tắc 3: Mẹ bổ sung sữa chua hàng ngày
Mỗi ngày, mẹ nên ăn từ 1-2 hộp sữa chua, do chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá, giúp điều hoà nhu động ruột và hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Ngoài ra, trong sữa chua có chứa nhiều canxi, vitamin A, vitamin B, vitamin D, protein và một số khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe.
1.2. Đối với trẻ đã ăn được
Đối với trẻ ăn dặm hoặc trẻ lớn đã ăn được thì chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giảm được tình trạng táo bón cho trẻ, chế độ ăn cho trẻ như sau:
Nguyên tắc 4: Cho trẻ ăn nhiều chất xơ
Trẻ hay bị táo bón phần lớn không bổ sung đủ lượng chất xơ hàng ngày. Chất xơ có 2 dạng: hòa tan và không hòa tan.
Chất xơ hoà tan có thể hấp thụ nước, làm phân mềm hơn nên dễ dàng di chuyển trong đường tiêu hoá hơn. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ hoà tan như: yến mạch, bơ, đậu, lúa mạch và trái cây.
Chất xơ không hòa tan góp phần làm tăng khối lượng phân, giúp trẻ đại tiện thường xuyên hơn, giảm được tình trạng táo bón. Nguồn thực phẩm có chứa chất xơ không hòa tan là: ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh,…
Tuỳ vào từng độ tuổi có thể bổ sung lượng chất xơ hàng ngày cho trẻ như sau:
- Trẻ 1-3 tuổi: 19 gram
- Trẻ 4-8 tuổi: 25 gram.
Nguyên tắc 5: Uống đủ nước hàng ngày
Khi trẻ táo bón phân trở nên khô và cứng, uống nước có thể làm mềm phân giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Hàng ngày, mẹ nên cho trẻ uống đủ lượng nước như:
- Trẻ 6-12 tháng tuổi đang ăn dặm: uống thêm 200-300ml nước
- Trẻ 1-3 tuổi uống 500-600ml nước
- Trẻ 3-5 tuổi uống 1 lít nước.
Lưu ý: Lượng nước này bao gồm cả sữa, nước canh, nước trắng, nước ép hoa quả,..
Không nên cho trẻ ăn trái cây và rau củ như ổi, hồng xiêm,…gây táo bón.
Tóm lại: Trẻ bị táo bón thì việc bổ sung chất xơ rất quan trọng trong việc làm giảm tình trạng táo bón, ngoài ra nên cho trẻ uống đủ nước, và vận động nhiều hơn để kích thích co bóp của ruột và nhu động ruột giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.
Xem thêm: Mẹo và các bài thuốc xử trí táo bón ở trẻ nhỏ
2. Nguyên tắc dinh dưỡng: Bé bị táo bón nên ăn rau gì?
Trẻ bị táo bón thường quấy khóc mẹ, chậm lớn nên việc cho trẻ ăn gì rất quan trọng trong quá trình phát triển. Nên mẹ hãy bổ sung các thực phẩm dưới đây cho trẻ khi bị táo bón:
2.1. Rau mồng tơi
Rau mồng tơi chứa nhiều chất nhờn giúp tạo độ trơn và kích thích hậu môn giúp bé đi tiêu tốt hơn. Mẹ có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày cho bé. Một số món cháo từ rau mồng tơi như:
Cháo tôm với rau mồng tơi
Cách chuẩn bị:
Bước 1: Mẹ chuẩn bị khoảng 4-5 lá rau mồng tơi non, rửa sạch, xay nhuyễn và 30g tôm đã lột vỏ rồi băm nhuyễn.
Bước 2: Đợi đến khi cháo nhừ, mẹ cho tôm vào khuấy đều, đậy nắp cho đến sôi
Bước 3: Khi cháo sôi, mẹ cho rau mồng tơi vào, nêm gia vị cho đến sôi rồi tắt bếp.
Cháo thịt bò với rau mồng tơi
Cách chuẩn bị
Chuẩn bị khoảng 150g thịt bò và 4-5 lá rau mồng tơi non đã rửa sạch, rồi đem xay nhuyễn. Khi cháo đã được ninh nhuyễn thì cho rau và thịt bò vào rồi đảo đều, ninh đến 7-10 phút rồi nên gia vị vừa đủ cho bé ăn
2.2. Khoai lang
Khoai lang có chứa nhiều chất xơ có thể hút nước làm tăng khối lượng của phân, và kích thích nhu động ruột tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Mẹ có thể luộc hoặc hấp chín khoai lang rồi cho bé ăn và có thể cho bé ăn khoai lang hàng ngày.
2.3. Quả bơ
Bơ là quả có chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp cải thiện tốt tình trạng táo bón. Mẹ có thể dùng phần thịt quả bơ đem xay nhuyễn cùng với 1-2 hạt muối rồi cho bé ăn. Một tuần cho bé ăn 2-3 lần.
2.4. Nước ép mận
Trong nước ép mận chứa nhiều polyphenol và sorbitol, có tác dụng nhuận tràng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn. Nên pha loãng nước ép mận với một chút nước đun sôi để nguội. Mẹ chỉ nên cho trẻ dùng khoảng 100ml/ngày, không nên cho trẻ uống quá nhiều có thể gây tiêu chảy.
Trên đây là một số thực phẩm cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Nhưng cũng có một số thực phẩm làm cho tình trạng táo bón ở trẻ nghiêm trọng hơn, mẹ cần lưu ý khi sử dụng cho trẻ.
3. 3 món ăn bé bị táo bón nên hạn chế bổ sung quá nhiều
Trẻ bị táo bón nên hạn chế bổ sung 1 số nhóm thực phẩm sau quá nhiều, tránh tình trạng táo bón càng trở nên nặng nề:
3.1. Ngũ cốc đã qua chế biến
Ngũ cốc tính chế thường giàu chất bột và rất ít chất xơ do phần cám và mầm của hạt đã bị loại bỏ. Mà phần cám và hạt có chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B, sắt, magie, kali,…Chính vì vậy, khi ăn ngũ cốc tinh chế trẻ dễ bị táo bón hơn.
3.2. Cân nhắc lượng thịt đỏ có trong khẩu phần ăn của trẻ
Thịt đỏ chứa nhiều chất đạm và chất béo. Hệ tiêu hoá của bé còn yếu ớt không tiêu hoá kịp các chất này. Dẫn đến thức ăn tích tụ lại trong ruột, lâu ngày gây ra tình trạng táo bón. Thực phẩm chứa thịt đỏ như thịt bò, thịt chó, thịt trâu, …
3.3. Hạn chế bổ sung quá nhiều sữa và các chế phẩm từ sữa
Sữa bò chứa một lượng đạm casein, đây là dạng có trọng lượng phân tử lớn dễ kết tủa ở nồng độ pH dạ dày, rất khó tiêu hoá và hấp thu nên khó hút nước để thay đổi cấu trúc phân. Chính vì vậy, trẻ khó đi đại tiện hơn gây nên tình trạng táo bón.
Một số sản phẩm từ sữa:
Ngoài các món trên còn có ổi, sung, các thức ăn nhanh,…cũng làm tăng thêm tình trạng táo bón của trẻ. Do đó, không nên cho trẻ ăn khi bị táo bón. Để cải thiện tình trạng này mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ.
4. Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cải thiện táo bón
Trong đường ruột có chứa 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi mất cân bằng hệ vi sinh này gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá, có thể dẫn tới bé bị táo bón. Do đó, mẹ nên bổ sung lợi khuẩn bifidobacterium sẽ cải thiện tình trạng táo bón của trẻ thông qua các tác dụng như:
- Điều chỉnh tính thấm ở đại tràng giúp phân mềm, xốp, dễ dàng tống ra ngoài.
- Tạo màng nhầy sinh học để bảo vệ niêm mạc đại tràng giúp phân được đào thải dễ dàng hơn.
- Điều hoà nhu động ruột đại tràng giúp tống đẩy phân ra ngoài.
- Tiết ra enzym tiêu hoá để tiêu hoá phần thức ăn còn lại
- Sản xuất vitamin nhóm B giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Sản xuất kháng sinh giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiễm bệnh.
Kết luận: Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng khi bé bị táo bón, giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hoạt động trơn tru, dễ tống phân ra ngoài hơn. Từ đó, giúp trẻ ăn ngon miệng, nhanh tăng cân hơn điều này rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Hy vọng bài viết trên cung cấp các thông tin bổ ích cho mẹ.